Truyền thống nổi bật của làng Lý Hòa – xã Hải Trạch 1 Truyền thống hiếu học – khoa bảng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa (Trang 92)

CHƯƠNG 2: CÁC ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NỔI BẬT CỦA LÀNG LÝ HÒA – XÃ HẢI TRẠCH

2.4. Truyền thống nổi bật của làng Lý Hòa – xã Hải Trạch 1 Truyền thống hiếu học – khoa bảng

2.4.1. Truyền thống hiếu học – khoa bảng

Dân Lý Hòa trước kia cũng như hiện nay rất ham học. Dưới chế độ phong kiến, khoa cử nho học Lý Hòa đã có những người học giỏi và đỗ đạt cao, đã trở thành lực lượng đi đầu trong việc mở mang dân trí: họ mở các lớp học tại nhà cho con em trong nhà, trong xóm, trong làng, họ khuyến khích các gia đình cho con em đi học. Khi chữ quốc ngữ được truyền bá, dân làng cho con em đi học càng đông, con trai, con gái đều được động viên đi học, con cái những người khá giả đi học nhiều nhưng nhà nghèo cũng cố gắng để con mình đi học, mong con có hiểu biết để “bằng chị bằng em”. Hoàn toàn không mơ tưởng đến con đường quan quyền, ông thông, thầy ký. Do con em đi học đông, làng đã có cuộc vận động nhân dân nhất là các gia đình khá giả chung vốn để mở thêm lớp thành trường sơ học yếu lược. Trường sơ học yếu lược Lý Hòa là một trong ba trường sơ học yếu lược của huyện Bố Trạch lúc bấy giờ, dưới chế độ cũ làng Lý Hòa là làng duy nhất của huyện Bố Trạch có trường tiểu học.

Hiếu học là một truyền thống được lưu truyền qua các thế hệ đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng và thật đáng tự hào của làng Lý Hòa. Ở mỗi thời kì lịch sử, làng Lý Hòa đều có những nhà tri thức, những học giả đạt đỉnh cao về mặt khoa bảng, có sự nhạy cảm về nhân sinh quan, sớm bắt gặp và hòa nhập với dòng văn hóa của cộng đồng.

Mặc dù ra đời muộn, khi mà chế độ phong kiến suy tàn, tư tưởng Nho giáo đang ở vào chặng đường cuối. Thế nhưng nhà Nguyễn lúc bây giờ vẫn níu kéo Nho giáo để củng cố địa vị thống trị của mình. Vì thế làng Lý Hòa cũng chịu ảnh hưởng nặng tư tưởng Nho giáo trở thành lực lượng thống trị trong đời sống tinh thần của làng.

Ở làng Lý Hòa Nho giáo đã in đậm dấu vết vào phong tục tập quán và nếp sống của những thành viên trong làng, nó chi phối cái qui phạm đạo đức đối với các hành vi của con người, cũng có thể tác động trực tiếp đến những quy định về lễ nghi đối với đời sống (biểu hiện rõ trong mối quan hệ hôn nhân gia đình).

Nếu Nho giáo đã góp phần củng cố các tôn ti trật tự trong gia đình thì nó cũng tăng cường sự phân biệt giai cấp và đẳng cấp trong xã thôn. Nó có tác dụng củng cố trật tự của chế độ phong kiến và đề cao vai trò của hệ tư tưởng thống trị mà nó sống rất dai dẳng. Vào thời kỳ phong kiến Nho giáo thâm nhập vào làng Lý Hòa rất mạnh mẽ, đặc biệt là chế độ nho học thịnh hành. Các cụ kể lại rằng ngày trước trong làng không có trường dạy chữ nho nào nhưng vì muốn con cái học hành, các nhà giàu trong làng bỏ tiền ra mời thầy từ các làng khác về dạy hoặc cho con em đi đến các thầy nho nổi tiếng như Huế, Roòn, Đồng Hới để học. Sau khi đã học thành tài các nho sinh này sẽ tham gia vào các kỳ thi do triều đình tổ chức. Những người nào đỗ đạt thì làm quan còn những người thi rớt thì trở về làng mở trường dạy học, mỗi lớp như thế có khoảng 30 - 40 nho sinh. Trong làng có các thầy giáo nổi tiếng là Hồ Đại, Đặng Gia Nại, Hoàng Tiêu, Hoàng Duy Bổng, Hồ Phương, Nguyễn Giao,... các thầy phù thủy (thầy cúng) cũng là các thầy dạy chữ nho: Hoàng Tác, Hoàng Xằng,... ngay đến các thầy chùa cũng tham gia dạy, xóm nào cũng có thầy và chính những trường lớp này đã sản sinh ra một tầng lớp nho sĩ trí thức vừa phục vụ đắc lực cho triều đình phong kiến vừa làm cho làng nổi tiếng về khoa cử.

Về học phí mỗi mùa học sinh phải đóng từ 4 – 5 quan tiền và trong mỗi năm đóng từ 8 – 12 quan tiền. Ngoài ra trong những ngày lễ tết đều có quà kính biếu thầy và thường xuyên giúp việc nhà cho thầy.

Nho sinh đi học phải bận áo dài đen, quần trắng, khăn nhiễu 7 lớp hoặc 9 lớp chữ nhân hoặc khăn nhiễu tam giang, chân đi guốc hoặc giày,... thường là quần đáy chéo, áo ngắn 5 thân. Nho sinh đến lớp rất nghiêm túc và chấp hành một cách tuyệt đối nội quy của thầy đề ra. Điều tâm niệm trước tiên là “Tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành quy tắc bất định mà mỗi nho sinh đều lấy làm gốc.

Thành phần tham gia học không nhất thiết là người giàu có, nhân dân lao động ai cũng có thể cho con mình đi học, với suy nghĩ học để bằng người. Đó là nét rất tiến bộ, là tiền đề được dân làng hun đúc cho truyền thống khoa bảng sau này. Nếu một lúc nào đó họ không đủ sức để theo đuổi nghiệp văn chương đành bỏ dở nửa chừng nghiên bút thì họ quay về làm thầy: “Tấn vi quan thất vi sư” ở nhà mở lớp dăm bảy học trò xếp bằng trên phản nhà để kiếm cơm qua ngày.

Ngoài việc tổ chức học hành, vào năm Minh Mạng thứ 9 tức là vào năm 1828 (Mậu Tý) có đạo dụ ra cho các xã lập đền thờ để thờ Đức Khổng Tử. Làng Lý Hòa lập đền Văn Thánh thờ Khổng Tử và các đệ tử của ngài.

Những dòng thơ thắm tình đầy kiêu hãnh được lưu truyền:

“Nho sĩ Lý Hòa vui truyền thống Cháu con rạng mặt đẹp non sông” “Lý hữu đa nhân, địa linh sinh nhân kiệt

Hòa vi đại quý, hiện sóng xuất anh tài” “Tiên tổ thảo hiền, con cháu vui tổ ấm Lý Hòa đức độ, vinh hiển giống rồng tiên...”

Năm tháng trôi đi nhưng những câu thơ ấy vẫn còn nhắc nhở một niềm tự hào huyết thống hiếu học của làng Lý Hòa. Trong giới khoa cử thời trước, khi nói đến làng Lý Hòa không ai không biết đến dòng họ Nguyễn Duy, một dòng họ trong nhiều đời kế tục nổi tiếng học giỏi, làm quan to và rất được kính trọng.

Theo gia phả họ Nguyễn Duy ở làng Lý Hòa có ghi rõ: “Đời thứ 5 có Nguyễn Văn Khâm (con cố Luật). Ngài làm thầy thuốc bắc hạng quan viên phụ, vốn là một thầy thuốc nổi tiếng, được mời vào triều làm thuốc, chữa bệnh và dạy

học, do có nhiều tài đức trong khi làm việc nên khi chết đi được truy tặng Thị giảng học sĩ. Khi người con trai của ông với bà Phan Thị Kệ là Nguyễn Duy Cần và Nguyễn Duy Đức có điều kiện học hành tử tế và chính Nguyễn Duy Cần là người mở đầu thời kỳ đổ đạt vinh hiển cho dòng họ mình. Cụ Nguyễn Duy Cần lấy hai vợ sinh được 4 con trai, 6 con gái trong đó người con trai thứ hai là Nguyễn Duy Miễn vốn có tư chất thông minh sắc sảo, ham học, ông Miễn sinh năm Giáp Thìn (1844) tự là Hành Chi, hiệu là Bình Hòa, đậu cử nhân khoa Mậu Dần (1870) niên hiệu Tự Đức thứ 31 được bổ làm quan Tế tửu, sau thăng đến chức Tham tri bộ lễ, khi mất được truy thọ Thượng thư, thọ 69 tuổi. Nguyễn Duy Miễn lấy 2 vợ sinh được 6 con trai, 4 con gái, bà vợ đầu sinh được 6 trai, 3 gái, bà thứ hai sinh 1 gái. Ngài có năm người con trưởng thành đều thi đậu đại khoa và đều được làm quan. Người đời khen cả năm cành quế tốt thơm, trong 8 vị đỗ đạt khoa cử của huyện Bố Trạch thì dòng họ này có tới 5 người”.

Bảng danh sách những người đỗ đại khoa dòng họ Nguyễn Duy

STT Họ tên Năm

sinh Thế hệ

Năm thi hương đậu

Năm thi hội đậu học vị

1

Nguyễn Duy Cần 1817 Đời thứ 6 Cử nhân 1841 T.S Thiệu Trị 1842 2

Nguyễn Duy Thắng 1872 Đời thứ 8 Ấm sinh, tú tài 1891

P.bảng Thành Thái 1898

3

Nguyễn Duy Tích 1879 Đời thứ 8 Cử nhân 1900 T.S Thành Thái 1901 4

Nguyễn Duy Phiên 1885 Đời thứ 8 Cử nhân 1903Hoàng Giáp Thành Thái 1907

5 Nguyễn Duy Thiệu 1886 Đời thứ 8 Ấm sinh,

tú tài P.bảng Duy tân 1910

[28;6]. Nguyễn Duy Thắng sinh ngày 13/9 Nhâm Thân (1872) thi đỗ cử nhân 27

tuổi, thi hội khoa Mậu Tuất (1898) niên hiệu Thành Thái thứ 10 đậu Phó bảng. Giữ các chức thừa chỉ. Đốc học kinh kỳ trưởng kinh đô, sát viện chưởng ấn. Truy thọ thái tục tự khanh.

Nguyễn Duy Đồng tự Thành Chi, hiệu Quang Lý, sinh năm Ất Hợi (1875) ẩn sinh ở trường Giám. Đậu cử nhân khoa Đinh Dậu (1897) giữ chức Hàn lâm

viện điện tịch, hậu bổ tỉnh Hà Tĩnh. Ông vốn là người khí khái, trung thực, liêm chính, sau từ quan về nhà. Theo chuyện kể của các cụ già trong làng ông Đồng là chỗ thân thiết với cụ Phan Bội Châu vì cụ Phan đã 2 lần đến Lý Hòa ở tại nhà Cụ.

Nguyễn Duy Tích (con thứ 3 của cụ Miễn) tự Lập Chi, hiệu Hòa Giang, sinh tháng 2 năm Kỷ Mão (1897), 22 tuổi thi hương đậu cử nhân khoa Canh Tý, 23 tuổi thi hội trúng tam giáp đông tiến sĩ khoa Tân Sửu (1901) niên hiệu Thành Thái thứ 13, từng giữ chức tri phủ, đốc giáo bộ chánh, sau về kinh thăng tham tri bộ binh, khi chết được truy thọ lễ bộ Thượng thư (chết lúc 43 tuổi) ông có 3 người con cũng đỗ đạt người đời gọi là “Tam hòe”.

Nguyễn Duy Phiên sinh tháng 7 Ất Dậu (1885) tự Hiệu Chi, hiệu Mai Khê. 19 tuổi đậu cử nhân khoa Quý Mão (1903), 23 tuổi đậu đình nguyên khoa Đình Mùi (1907) niên hiệu Thành Thái thứ 17 giữ các chức quan: tri phủ, thị độc, thị lang, khoa tri bộ lại, truy thọ Thượng thư bộ lễ, chết lúc 46 tuổi.

Người con út là Nguyễn Duy Thiệu, tự Tá Chi, hiệu Hòa Trạch, sinh tháng 2 năm Kỷ Sửu (1889) thuộc loại Hương lạng ấm sinh được hưởng Hàn lâm điển tịch, đậu cử nhân, 25 tuổi thi đậu khoa Canh Tuất (1910) niên hiệu Duy Tân thứ 4 đậu Phó bảng. Giữ các chức quan tri huyện, chủ sự viên ngoại lang trung chưởng ấm.

Với một dòng họ như vậy góp phần đáng kể hình thành truyền thống hiếu học, học giỏi của cả làng Lý Hòa. Nó trở thành một di sản cho con cháu đời sau.

Ngoài họ Nguyễn Duy trong làng Lý Hòa có nhiều dòng họ tuy không đỗ cao như vậy cũng có ít nhiều đóng góp xây dựng truyền thống quý báu như họ Hồ, họ Hoàng,... số người đỗ cử nhân của huyện Bố Trạch thời phong kiến có 25 vị, làng Lý Hòa có 8 vị:

Danh sách bảng mục thi hương học vị cử nhân làng Lý Hòa.

TT Họ tên Làng xã Năm thi

hương đậu Niên hiệu vua

1 Hồ Văn Thăng Lý Hòa Ất Dậu 1825 Minh Mệnh 6 2 Nguyễn Sỹ Long Lý Hòa Canh Tý 1840 Minh Mệnh 21 3 Nguyễn Duy Cần Lý Hòa Tân Sửu 1841 Thiệu Trị thứ 1 4 Hồ Dương Huy Lý Hòa Canh Tuất 1850 Tự Đức thứ 3 5 Nguyễn Duy Miễn Lý Hòa Mậu Dần 1878 Tự Đức 31 6 Nguyễn Duy Đồng Lý Hòa Đinh Dậu 1897 Thành Thái 9 7 Nguyễn Duy Tích Lý Hòa Canh tý 1900 Thành thái 12 8 Nguyễn Duy Phiên Lý Hòa Quý Mão 1903 Thành Thái 15

[25;6].

Tóm lại, ở làng Lý Hòa trước đây nho học thâm nhập mạnh và đã trở thành một sức mạnh tác động không những vào đời sống mà cả trong học vấn của làng, tạo nên nề nếp gia phong Nho giáo và truyền thống hiếu học của cả làng. Ngày nay làng xem việc học tập là hàng đầu, các dòng họ trong làng luôn khuyến khích con em của mình học tập để xứng với những gì mà ông cha đã dày công vun đắp nên truyền thống hiếu học và trọng tri thức đó là vốn quý mà các thế hệ người dân Lý Hòa hôm nay được thừa hưởng và đang tiếp tục phát huy. Hiện nay toàn xã đã phổ cập tiểu học, con em trong làng từ 6 tuổi trở lên đều được đến trường. Chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất trường học được nâng lên. Số liệu thống kê năm học 2009 – 2010 toàn xã có 1524 học sinh, trong đó mầm non có 333 cháu chia thành 10 lớp, trường tiểu học có 726 học sinh, trường THCS Hải Trạch có 465 học sinh. Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục lãnh đạo xã đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho 3 bậc học đáp ứng yêu cầu dạy và học, phấn đấu thành những trường đạt chuẩn quốc gia và trường tiên tiến. Bên cạnh đó các trường cũng chú trọng chất lượng giáo dục, đại trà và chất lượng mũi nhọn, các trường học tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách học sinh, quan tâm đến an ninh trường học, ngăn chặn bạo lực học đường. Đảng bộ và nhân dân xã Hải Trạch hiện nay đã và đang ra sức đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục.

Ở Lý Hòa từ xưa đến nay đều có quỹ khuyến học giành cho người đỗ đạt. Ngày xưa những người đỗ đạt cao được làng coi trọng bằng cách thưởng tiền và

giờ xã đã thành lập hội khuyến học để động viên con em trong làng sau những nổ lực miệt mài đèn sách. Không chỉ xã có quỹ khuyến học mà mỗi họ đều lập quỹ khuyến học cho họ mình. Mặc dù điều kiện vật chất còn khó khăn nhưng đây là món quà tinh thần quý báu động viên cho con em trong làng cố gắng học tập. Họ nào có con em học giỏi, đỗ đạt nhiều thì rất tự hào.

Như vậy, từ bao đời truyền thống hiếu học của con em làng Lý Hòa vẫn giữ gìn và phát huy mặc dù có những thay đổi. Nhìn chung nó đã thể hiện được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc chăm lo học tập của con em trong làng. Tiếp nối truyền thống các thế hệ trước, hiện nay trong làng có nhiều người đỗ đạt cao. Đặc biệt là con em của dòng họ Nguyễn Duy – dòng họ có tiếng trong khoa bảng của làng với 5 người có trình độ tiến sĩ, có khoảng 15 người có trình độ thạc sĩ và hơn 60 người là cử nhân.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w