Quan hệ xã hộ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa (Trang 28 - 32)

b, Tầng lớp ngư dân nói chung bao gồm: dân làm nghề đánh cá và các loại hải sản khác, những người đánh cá thuê, lớp người làm trai bạn (thủy thủ) cho

1.3.3. Quan hệ xã hộ

Quan hệ gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội.“Gia đình nông thôn Việt Nam truyền thống thuộc loại gia đình nhỏ, là một đơn vị sinh hoạt, đơn vị kinh tế, đơn vị giáo dục, là tế bào xã hội”.

Ở làng Lý Hòa, vai trò của gia đình có một vị trí cực kỳ quan trọng. Thời phong kiến thì nông thôn Việt Nam có hai loại gia đình: gia đình của những người nông dân lao động và gia đình của tầng lớp thượng lưu. Tuy nhiên trong mỗi loại có kết cấu riêng. Các gia đình thường sống với nhau từ hai, ba, bốn thế hệ, “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường”.

Ở làng Lý Hòa gia đình thuộc loại nhỏ chiếm đa số. Trong gia đình có vợ, chồng và các con. Dựa trên quan hệ huyết thống và tình cảm, mọi thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhau. Cha mẹ phải lo toan dạy dỗ cho con cái và con cái phải báo hiếu với cha mẹ. Tục ngữ có câu

“Đức hiền tại mẫu”, cha mẹ không chỉ nuôi dạy con cái thành người mà còn có trách nhiệm lo cho con nghề nghiệp: “mẹ dạy con khéo, cha dạy con khôn” hoặc

gái”. Trong gia đình, tình yêu thương giữa cha mẹ và con cái được biểu hiện rõ nét nhất, đặc biệt là lòng hiếu thảo và tình mẫu tử.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Hay

“Anh ơi ăn ở mần răng

Cho xứng câu hiếu thảo để mẹ cha hằng mừng vui”

Đặc biệt Lý Hòa là một làng có truyền thống nho học cho nên tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ trong gia đình. Những luân lý tam cương ngũ thường, tam tòng, tứ đức trở thành những quy định khắt khe đối với mỗi thành viên. Người Lý Hòa coi trọng hiếu thảo và đặt hiếu thảo lên hàng đầu, cha mẹ lấy những tấm gương hiếu thảo để giáo dục con cái. Trong cuộc sống thường ngày, trong các ngày lễ cũng là dịp để con cái báo hiếu với cha mẹ, ông bà:

“ Đói lòng ăn hột chà là Để cơm cho mẹ, mẹ già yếu răng”

Hay

“Anh mang trầu rượu đến đó chịu khó mang về Em đây không lấy chồng cũng nỏ chê Em ở ri để nuôi cha mẹ cho trọn bề hiếu trung”

Người phụ nữ khi về nhà chồng phải theo chồng: “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, phải có đầy đủ công dung ngôn hạnh, người vợ thương chồng thì:

“Lên non thiếp cũng đi theo

Xuống thuyền thiếp cũng ngồi lên mạn thuyền”

Quan hệ anh em trong gia đình thì máu chảy ruột mềm, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Tuy vậy thời phong kiến thực dân ở Lý Hòa tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại nhưng có một điều đặc biệt là ở Lý Hòa vẫn có những người phụ nữ làm tiên chỉ của làng. Điều đó cho thấy dù nữ giới có phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng họ vẫn được xem trọng bởi đức hạnh vẹn toàn và có học thức.

Dòng họ là tổ chức, tập hợp những người có chung huyết thống. Trong làng có nhiều dòng họ, mỗi họ gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống, những người cùng dòng họ thường sống quy tụ trong một xóm hay một địa bàn cư trú nhất định. Thiết chế dòng họ rất chặt chẽ, tôn ti trật trự, nghiêm ngặt.

Đó là quan hệ những người cùng huyết tộc, họ cùng chung ông tổ, cùng quan hệ dòng máu, cùng có bổn phận thờ phụng tổ tiên và có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau. Họ là hình thức tập thể đầu tiên của làng, nó xuất phát từ lịch sử khai canh, khai khẩn của làng. Về sau, khi xóm làng càng mở mang nhiều thì nhiều họ khác đến khai phá và tăng lên theo sự phát triển của làng xã.

Người có mặt đầu tiên khai khẩn ra làng Lý Hòa là một ông thủy tổ họ Nguyễn cùng với 3 vị thủy tổ các họ Hồ, Lê, Phan. Hầu hết gia phả các họ đều ghi lại công lao to lớn của các ngài và cũng được nhà nước thừa nhận bằng sắc phong.

Đến nay trong làng Lý Hòa có 12 họ với 25 chi đó là: họ Nguyễn, Hoàng, Lê, Trần, Phạm, Đoàn, Phan, Hồ, Võ, Đỗ, Bùi, Đặng. Trong đó một số họ lớn được tách ra thành nhiều chi phái khác nhau, ví dụ: họ Nguyễn được tách ra thành 5 chi (1 họ Nguyễn Duy và 4 họ Nguyễn Văn), họ Hoàng có 3 chi (Hoàng Công, Hoàng Minh, Hoàng Kim) họ Lê có 2 chi, họ Trần có 2 chi, họ Phạm có 3 chi, họ Đoàn có 3 chi, họ Phan có 2 chi, còn lại là họ Hồ, Võ, Đỗ, Bùi, Đặng 1 chi. So với các làng khác có thể thấy làng Lý Hòa có số họ đông.

Đứng đầu mỗi họ là một vị tộc trưởng. Đây là người dòng đích có khả năng, có tinh thần trách nhiệm với họ tộc, không phạm lễ nghĩa của làng, sống có kỹ cương. Trưởng họ thường phải chịu trách nhiệm chính trong việc cúng tế tổ tiên, tu bổ gia phả và phải đại diện cho họ trước làng xã. Các tộc trưởng, chi trưởng có vai trò quan trọng trong hội đồng quản lý làng xã, được tham gia bàn bạc, quyết định các công việc thiết yếu của làng.

Trong một họ, con cháu gắn bó với nhau vì quy ước của tộc họ và huyết thống. Mỗi họ đều có nhà thờ họ riêng, đây là nơi hội họp và giỗ chạp hằng năm. Trong làng, trước cách mạng tháng Tám có bốn nhà thờ họ của họ Nguyễn Duy, Hồ, Lê Văn và Phan Công. Theo chỉ dụ của vua Bảo Đại, những họ này được làng cấp ruộng đất để xây dựng nhà thờ họ. Vị trí nhà thờ các họ được xây ở gần đường quốc lộ, nhưng trong chiến tranh chống Mỹ hầu hết các nhà thờ họ đều bị

tàn phá. Hiện nay ở làng có sáu nhà thờ họ được xây dựng lại, đó là nhà thờ họ Nguyễn Duy, Hồ, Phan Công, Lê, Phan Văn, Phạm, còn các họ khác thờ ông bà tổ tiên của mình trong nhà của ông trưởng họ, đến kỳ cúng giỗ con cháu tập trung về đây làm lễ và nghe lời chỉ giáo của tộc trưởng, những lời di huấn của tiền nhân. Để các thế hệ nhận biết nhau và hiểu thế thứ ngọn ngành, hầu hết các họ đều lập gia phả và bổ sung thường xuyên. Hằng năm có một ngày cố định, con cháu trong họ tập trung về nhà thờ họ để cúng tổ tiên. Chi phí vật chất trong buổi giỗ này được góp lại từ các thành viên trong họ là chủ yếu. Lý Hòa không có đất làm nông nghiệp nên không có ruộng đất công của làng và ruộng họ để làm ruộng công ích. Quan hệ dòng họ thực sự có ý nghĩa long trọng trong đời sống lao động, sản xuất của các thành viên. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang, đùm bọc yêu thương nhau: “sẩy cha có chú, sẩy mẹ bú dì”, “anh nghèo nhưng họ anh đông”, hỗ trợ về mặt tinh thần “nó lú nhưng chú nó khôn” và dìu dắt nhau làm chỗ dựa cho nhau trong cuộc sống “một người làm quan cả họ được nhờ”.

Bổn phận của mỗi thành viên trong dòng họ là không được làm gì hại đến thanh danh mà phải làm rạng danh cho gia tộc. Họ nào cũng mong muốn thế hệ con cháu mình phải thành đạt hơn thế hệ mình. “Con hơn cha là nhà có phúc” là điều tâm niệm lớn lao của các đấng sinh thành. Ở trong làng các dòng họ đã giáo dục con cháu phát huy sức mạnh của gia tộc bằng hình thức động viên những người thành đạt trong khoa cử và ở các lĩnh vực khác bằng việc hỗ trợ một phần kinh phí hoặc ghi tên vào trong bảng vàng bia đá của dòng họ. Ví dụ: trong dòng họ Nguyễn Duy khi có người đỗ đạt cao thì tên người đó sẽ được ghi vào bia đá trong từ đường họ, khi mất được thờ ở gian giữa cùng với “Đức thủy tổ”. Không những vậy, các họ còn trích ra một số tiền trong quỹ khuyến học của dòng họ để thưởng cho người có thành tích khoa cử của dòng họ. Truyền thống quý báu này đến nay vẫn được duy trì nhằm động viên con cháu tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của một dòng họ và quê hương Lý Hòa.

Đặc biệt với những con người xa quê thì tình cảm họ dành cho họ hàng, làng nước càng sâu đậm hơn. Những người con của Lý Hòa có mặt khắp trên mọi miền đất nước, thậm chí là ở nước ngoài nhưng đối với họ quê hương là cái nôi sinh thành là chỗ dựa tinh thần cũng là nơi giúp họ tìm được chút bình yên sau

những tháng năm nhọc nhằn nơi đất khách. Từ xưa đến nay nhìn chung những người con của Lý Hòa vẫn giữ được trong tâm thức của mình như một lời thề ước “ly hương bất ly tổ”.

Bộ máy quản lí và quan hệ xã hội là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của làng xã. Một mặt nó tồn tại với tư cách là một tế bào xã hội, một đơn vị hành chính của nhà nước và làng xã, để nhà nước quản lí được chặt chẽ hơn và làng xã cũng thực hiện nghĩa vụ đầy đủ của mình với nhà nước một cách trọn vẹn.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w