Nghề đánh bắt thủy, hải sản

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa (Trang 33 - 40)

b, Tầng lớp ngư dân nói chung bao gồm: dân làm nghề đánh cá và các loại hải sản khác, những người đánh cá thuê, lớp người làm trai bạn (thủy thủ) cho

1.4.2.1.Nghề đánh bắt thủy, hải sản

Đánh bắt thủy, hải sản là nghề nghiệp làm ăn chính và lâu đời của dân cư Lý Hòa. Từ việc đánh bắt thủy sản trên sông (nước lợ) đến việc đánh bắt hải sản ở biển, để đạt hiệu quả cao, mỗi loại thủy, hải sản đều có phương tiện và kỹ thuật đánh bắt riêng của nó. Kỹ thuật thì lưu truyền, phương tiện thì do tích lũy mà có, vì vậy “điền tư, ngư chung” gần như nam giới ở Lý Hòa bất cứ ai cũng có thể biển vời, câu kéo được nhưng không phải ngư dân nào cũng trở nên giàu có như nhau. Theo dòng lịch sử, ở Lý Hòa luôn có một số người trong cư dân có tay nghề giỏi, biết tích lũy và có đủ phương tiện để trở thành chủ vạn. Nhìn tổng quát chính lao động của ngư dân mang lại thu nhập chính cho cuộc sống gia đình và góp phần vào việc cung ứng nguồn thực phẩm tươi sống bằng hải sản cho dân làng và các làng lân cận.

Nguồn hải sản ở biển Lý Hòa phong phú đa dạng. Khi ngọn gió Bắc đem mưa dầm khí rét về là lúc đó người dân Lý Hòa đón một mùa tôm hùm, cá dở. Tôm hùm là loại tôm có kích thước khá lớn so với các loại tôm khác, vỏ cứng, thịt tôm màu trắng, hàm lượng đạm cao. Đây là món ăn vừa ngon, vừa bổ và hiện nay cũng là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ngoài tôm hùm, ở đây còn có nhiều loại tôm khác như: tôm vang, tôm tít, tôm sú,… đều là những loại có giá trị kinh tế cao và đưa lại thu nhập đáng kể cho các ngư dân.

Nói đến biển Lý Hòa phải kể đến các loại cá. Cá ở đây có nhiều loại, có những loại mang lại giá trị kinh tế cao. Loại cá kể đến trước tiên là cá dở, xuất hiện khi bắt đầu có gió Đông Bắc, rét đậm sau khi biển động mạnh. Mùa cá này tập trung chủ yếu là tháng 11 và tháng 12, trung bình mỗi con nặng khoảng 3kg đến 5kg. Cùng với cá dở còn có nhiều loại cá có giá trị khác như cá bè cháy, cá ngứa, cá vược, cá cam. Chính nhờ nguồn hải sản phong phú nói trên mà nghề đánh cá biển ở đây cũng phong phú và đa dạng, gồm các nghề sau:

Nghề làm rút (nghề mành chà cổ truyền)

Đây được coi là một nghề chính của cư dân Lý Hòa, có mặt từ thời điểm thành lập làng. Lợi dụng tập tính của các loài cá nổi thường tập trung núp bóng ở các gò, rạn, vật trôi nổi trong nước, ngư dân thường thả những gốc chà rạo dọc ven biển để thu hút các loại cá nổi nhỏ như cá nục, cá chỉ vàng,… khi đàn cá di chuyển qua, gặp các gốc chà chúng thường tụ tập lại để “dựa bóng” bắt mồi. Khi quan sát thấy đàn cá tụ tập nhiều, người ta lựa chiều gió, hướng nước chảy thích hợp rồi thả lưới mành để bắt cá. Mùa hè đến cũng là lúc mùa nghề rút bắt đầu hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9, trọng điểm là từ tháng 4 đến tháng 6. Trong khoảng thời gian này, thời tiết ổn định, cá về tụ tập sinh sống rất nhiều. Loài cá của nghề này chủ yếu là cá chim, trích, cá nục,… Làm nghề này mỗi đội đánh bắt cần lực lượng khoảng chừng 10 lao động và một thuyền có trọng trải từ 20 tấn – 25 tấn đóng dạng vòng cung, bụng thoải nhằm tăng lượng chở. Ngư trường của nghề này gắn với việc trỉa chà làm chủ yếu. Chà càng rậm, càng lớn, càng dày thì thu hút càng nhiều cá đến ở. Điều đặc biệt là các ngư dân luôn phải làm đẹp cho chà để đủ sức quyến rũ các loài cá khó tính. Chà đối với cá cũng như khách sạn đối với ngành du lịch vậy, có thể khẳng định rằng: không thể có nghề mành rút

nếu không có chà. Đối với nghề này, các ngư dân Lý Hòa phải có kinh nghiệm về quy luật con nước ở từng ngư trường, dựa vào thời điểm của tuần trăng mà đoán định. Kỹ thuật mà ngư dân Lý Hòa thường sử dụng là dùng phao để dò tầng nước và cần phải có một kỹ thuật điều khiển dứt khoát khi giật lưới lên. Chính lao động của nghề rút này góp phần rèn luyện thêm cho con người tố chất nhanh nhẹn, ý thức tự giác và mối quan hệ gắn bó với nhau.

Năng suất của nghề này thường khá cao so với các nghề khác. Trải qua quá trình lâu dài, ngư dân Lý Hòa đã đúc rút được những kinh nghiệm quý báu trong nghề rút: muốn tỉa chà chính xác phải tính hướng nước chảy để đặt neo, nếu đi từ trong ra phải đặt neo trong trước, sau đó đặt neo ngoài. Nước chảy êm, cá thường hay ăn nổi, nước càng chảy cá càng xuống sâu, phải nhìn nước cho đúng để bỏ lưới. Để lấy đúng chà theo ý muốn, họ thường lấy các đỉnh núi làm tiêu điểm sao cho khoảng cách tạo ra giữa đỉnh núi với chà làm một đường để nhắm vào hướng núi mà bắt chà.

Nghề mành chà trước kia rất phổ biến, nhưng khoảng hơn chục năm trở lại đây đã bị mai một dần, hiện nay nghề này không còn tồn tại nữa do nguồn lợi hải sản ven bờ giảm sút cùng với các tệ nạn đánh cá bằng chất nổ đã hủy hoại hầu hết các gốc chà. Nghề mành chà truyền thống nếu được khôi phục là một trong những biện pháp nhằm bảo vệ nguồn hải sản ven bờ rất hiệu quả.

Nghề xăm tủ

Đây cũng là một trong những nghề làm ăn chính của người dân Lý Hòa, vì thế mà họ thường nói: “làm ăn cả năm không bằng thợ xăm tháng 8”.

Gọi là xăm tủ vì lưới của nghề này thường làm bằng tơ càn, một thứ tơ dệt rất thô kệch, dần dần được thay thế bằng loại tơ thanh, mịn hơn gọi là “tủ”. Phải chăng tên gọi của nghề này xuất phát từ ý nghĩa đó? Chiều dài một vòng lưới xăm tủ khoảng 120 sải, cao 3,5 sải làm thành hai que nối với nhau, ở giữa có một cái túi gọi là đày dài khoảng 4 – 5 sải. Tất cả đều cấu tạo một cở lưới, mắt lưới rất nhỏ, trên vành lưới có buộc phao, phía dưới lưới buộc chì có tác dụng làm lưới chìm sâu dưới nước. Xăm tủ là nghề hoạt động gần như quanh năm ở sát bờ. Ngày trước ngư dân phải đóng trại tại bãi biển theo dõi cá hàng ngày để kịp thời phát hiện ra cá ác lộng mới thu năng suất cao. Từ tháng 11 đến tháng chạp âm

lịch nước đục thì đánh cá cơm bạc, đến tháng giêng, tháng 2, tháng 3 thì đánh cá cơm than, cơm toi, cá đù. Tháng 4 bắt đầu đánh cá ne cho đến hết tháng 5, tháng 6. Tháng 7 thì đánh cá ruội cho đến hết tháng 10. Nói chung tất cả các loại cá áp lộng, dù to hay nhỏ thì ngư dân vẫn có thể đánh bắt được. Với nghề này người ta bủa cá ở làn nước từ 4 – 5 sải, khi phát hiện được những đàn cá đi lên từ dòng nước chảy người ta bủa lưới xuống theo hình bán nguyệt. Người ở trong bờ dùng neo nỏ cắm xuống bờ sau đó buộc dây vào neo rồi cùng với người trong thuyền kéo hai đầu lưới lên. Năng suất cá rất cao, có mẻ đạt tới 20 tấn, nghề này đánh cá chủ yếu dựa vào trăng nước, chỉ có người có kinh nghiệm thì mới hiểu được về con nước và đem lại hiệu quả cao sau mỗi lần đi biển. Hiện nay nghề này vẫn còn đem lại nguồn thu nhập cao cho các ngư dân, nhưng khối lượng đánh bắt thấp, một năm đánh bắt khoảng 30 đến 50 tấn.

Nghề lưới rê

Nghề lưới rê là khái niệm chung chỉ loại nghề đánh bắt dựa trên nguyên tắc dùng lưới thả trôi chắn ngang hướng di chuyển của đàn cá để cá mắc dính vào lưới (thân cá đóng vào mắt lưới). Cũng như nghề xăm tủ, nghề lưới rê hoạt động hàng năm nhưng mạnh nhất vào tháng 3, tháng 4 và tháng 5. Sản phẩm của nghề này chủ yếu là các loại cá ngon như cá thiều, cá nghéo, cá ngừ, cá thu,… Lưới rê được làm bằng sợi gai, cao khoảng 10 sải, dài 35 – 40 sải, mắt lưới thưa. Thuyền chạy bằng 2 buồm với sức trọng tải 6 tấn, một thuyền thường đi 7 người. Kỹ thuật quan trọng nhất của nghề này là cần phải xác định được ngư trường vì nghề rê khơi là một nghề đón đường cá. Ngư trường đánh bắt cá của rê khơi không cố định nên không thể dùng chà để nhử cá mà phải luôn luôn di động thật linh hoạt trong việc đón đường cá. Vào tháng 10, tháng 11 và tháng chạp người dân biển thường sử dụng phương pháp đánh lưới nổi vì những tháng này cá thường đi ăn nổi. So với các nghề khác, nghề rê đơn giản về dụng cụ chài lưới, dễ tu sửa nhưng không cho năng suất cao như nghề xăm tủ có mẻ chỉ đánh được khoảng 5 tạ, tuy nhiên về chất lượng cá thì lại vượt hơn hẳn các nghề khác. Hiện nay ngư trường đánh bắt cá khá rộng, từ vùng biển ven bờ ra đến đại dương, tàu thuyền lưới cản được lắp máy công suất lên tới 155CV. Lưới rê các loại hiện nay được làm bằng lưới tổng hợp dệt sẵn, nên rất bền.

Nghề bủa câu

Mùa bủa câu bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến tháng 3 năm sau nhưng chính vụ của nó là tháng 11 và tháng chạp,… Loại cá chủ yếu của nghề này là cá dở, cá thiều, cá nghéo,… Hai tháng này trời rét đậm, cá đói mồi nên dễ ăn câu. Nghề này đòi hỏi người trên thuyền phải luôn luôn phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau thật liên hoàn để vừa câu được cá vừa bảo quản cho cá tươi.

Nghề bóng khơi

Nghề bóng khơi hay còn gọi là nghề bóng hồng là một nghề cổ xưa của cư dân Lý Hòa. Khác với các nghề kể trên, nghề bóng khơi không dùng lưới hay câu để đánh bắt cá mà dùng dụng cụ là bóng và trà để đơm cá. Bóng là một loại “đó”

cổ to hình ống hay hình hộp chữ nhật, đan bằng tre, có miệng cho cá chui vào nhưng không thể chui ra được. Để làm ra được những cái bóng tốt phải chọn những cây tre già, thẳng, sau đó chẻ ra, vót thành nan. Bóng đan xong trước khi đem đi thả phải ngâm trong nước một thời gian cho thấm nước, rồi dùng những viên đá nặng 10kg - 15kg cột phía dưới cho bóng khỏi nổi lên mặt nước. Bóng được thả xuống độ sâu bao nhiêu tùy thuộc vào thời điểm thả biển động hay êm, nhưng thông thường là 40m – 45m. Bóng được thả thành chùm 2 cái cột với nhau, mà theo cách gọi của người dân là hàng. Giữa các hàng được nối bằng một sợi dây làm bằng ruột tre chẻ nhỏ và lá gáy bện lại, to cở ngón chân cái. Mùa bóng khơi thường từ tháng 8 đến tháng 11 là phổ biến nhất. Nghề này thu nhập khá cao mà chi phí lại ít, không cần nhiều vốn để sắm dụng cụ đánh bắt, sản phẩm của nghề này chủ yếu là cá hồng. Nghề bóng khơi, đòi hỏi cư dân phải luôn sáng suốt, bình tĩnh gan dạ, phải biết tính làn rạn để trỉa chà vì chỗ có rạn, cá sẽ tụ tập nhiều nhất. Tháng 9 và tháng 10 trỉa ở làn nước 37 sải, tháng 11 và tháng chạp trỉa ở làn nước 40 – 42 sải. Trời rét cá thường đi vào, trời ấm cá thường đi ra khơi. Nghề này khá nguy hiểm với tính mạng của ngư dân bởi mỗi chuyến đi kéo dài vài tháng lênh đênh giữa biển, khi dò trúng ngư trường rồi thì từng ngư dân phải tác chiến độc lập trên chiếc thuyền thúng, cách nhau cả cây số. Chuyện khắc nghiệt của thời tiết, chuyện rủi ro trên biển không ai có thể dự đoán trước được, cũng chính vì điều này mà ngư dân rất tin vào sự che chở của thần linh, tin tưởng vào cá voi – vị thần hộ mệnh của họ trên biển.

Nghề bóng khơi ở Lý Hòa hiện nay không còn nhưng các ngư dân lại chuyển sang nghề thả bóng mực. Khác với bóng bắt cá, bóng mực có hình chữ nhật, xung quanh được bao bằng lưới, một mặt bóng được che bằng lá đùng đình, còn bên trong treo trứng mực làm mồi nhử. Nghề này có năng suất cao, một năm khai thác khoảng gần 100 tấn, 1kg mực lúc cao nhất được 250.000 đồng, vì vậy mà thu nhập của các ngư dân cũng tương đối cao.

Nghề đánh ruốc

Ruốc là đặc sản của biển Lý Hòa, hàng năm cứ từ tháng 6 đến tháng 8 là mùa bắt ruốc. Cũng như con cá, ruốc cũng di chuyển sinh sống theo trăng, nước. Tùy theo tuần trăng, theo dòng nước chảy của mỗi khu vực biển mà ruốc có lối đi không ổn định, lúc thì đi nổi, lúc đi chìm, khi đi thành từng mảng nhưng có lúc chỉ lác đác. Có nhiều loại ruốc như ruốc lặn, ruốc kéo, ruốc le, ruốc mức,… Năng suất nghề này không cao, có năm không đánh bắt được. Tuy nhiên ruốc cũng là một nguồn thu nhập quan trọng của cư dân Lý Hòa. Số dân tham ra nghề này chiếm tới 35% [24;10].

Như vậy nghề đánh bắt hải sản ở Lý Hòa đa dạng, phong phú và là một trong những nghề nghiệp chính của cư dân biển. Như những gì đã trình bày ở trên chúng ta thấy kinh tế Lý Hòa truyền thống thuộc loại kinh tế biển trong đó đánh cá giữ vai trò chủ yếu. Cũng từ những chuyến lênh đênh trên biển cả mà người dân nơi đây đúc rút cho mình những bài học vô cùng quý giá, tạo nên những nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc, riêng biệt của cư dân vùng biển.

Từ buổi đầu, ngư dân ở đây là làm quen với rất nhiều nghề trong kỹ thuật đánh bắt hải sản, tùy theo đặc trưng riêng mà có thời gian, công cụ và kỹ thuật đánh bắt khác nhau. Trong giai đoạn khởi nghiệp của mình, công cụ đánh bắt bao gồm: thuyền, lưới, câu,… còn ở mức đơn giản thô sơ, lưới chủ yếu dệt bằng tơ càn, thuyền có trọng tải thấp, chạy bằng buồm lá dứa, lá cói ghép lại vì thế ngư trường đánh bắt chính của họ chỉ quanh quẩn gần bờ nên năng suất không cao.

Sau hiệp định Giơnevơ (1954) hòa bình được lập lại, miền Bắc được giải phóng, trước khi quá độ lên xã hội chủ nghĩa, miền Bắc phải hoàn thành các nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và khôi phục kinh tế. Thực hiện chủ trương đó xã Hải Trạch đã tập trung khôi phục nghề đánh bắt

thủy, hải sản và nghề vận tải biển. Lúc này các Nôốc và các công cụ làm ăn được tu bổ lại, ngư trường đánh bắt cũng được mở rộng hơn. Trên cơ sở đó làng thành lập bốn tổ sản xuất, được xây dựng thành hai tập đoàn đánh cá là Thượng Hòa và Trung Hòa. Đến năm 1960 trên cơ sở đó Lý Hòa đã xây dựng hợp tác xã ngư nghiệp với 80% hộ dân tham gia [24;75]. Tư liệu sản xuất được nhà nước đầu tư cho vay dài hạn nhờ vậy mà các hợp tác xã đã mua sắm đầy đủ phương tiện đánh bắt hải sản cả nghề lộng và nghề khơi, gây thêm không khí tin tưởng, hồ hởi làm ăn, một phong trào thi đua hăng hái tham gia lao động đã đem tới nhiều kết quả. Bước đầu thu nhập bình quân của xã viên trong năm 1960 – 1961 đã cao hơn ngư dân làm ăn cá thể, phong trào thi đua và hiệu quả sản xuất của hợp tác xã ngư nghiệp đã có tác dụng thôi thúc sự ra đời của các hợp tác xã khác trong xã.

Đất nước thống nhất, xã Hải Trạch cùng cả nước khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Các hợp tác xã được củng cố và hợp nhất lại thành hợp tác xã “thống nhất”. Lúc này nghề lưới trích được phát triển, nghề lưới rút giảm dần, nghề mành đèn được chú trọng hơn cả. Thuyền được lắp máy móc lớn. Nghề đánh cá bước đầu đã được cơ giới hóa dần. Sản lượng đánh bắt ngày càng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Một số đặc trưng văn hóa nổi bật của làng Lý Hòa (Trang 33 - 40)