Chi phí, giá thành sản phẩm dịch vụ VT

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Viễn thông Bắc Ninh (Trang 47)

B SẢN LƯỢNG CÁC SẢN PHẨM CHỦ

2.3.2.3.Chi phí, giá thành sản phẩm dịch vụ VT

a. Các loại chi phí

Chi phí: Chi phí sản xuất kinh doanh viễn thông là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống (Tiền lương, Bảo hiểm xã hội,...) và lao động vật hoá (Vật liệu, nhiên liệu, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định,...) phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh viễn thông ở một kỳ kinh doanh nhất định (tháng, quý, năm).

Chi phí VT – CNTT:

- Khấu hao tài sản cố định: Mọi tài sản cố định được huy động vào sản xuất kinh doanh đều phải trích đủ khấu hao theo quy định của Nhà nước và những văn bản áp dụng trong doanh nghiệp viễn thông.

Đối với những công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, đơn vị được tạm thời hạch toán tăng tài sản cố định theo giá dự toán được duyệt (nếu giá trị khối lượng thực hiện lớn hơn giá trị dự toán được duyệt); hoặc theo giá trị khối lượng thực hiện (nếu giá trị khối lượng thực hiện thấp hơn giá dự toán được duyệt) để trích khấu hao.

Sau khi được phê duyệt quyết toán, vốn đầu tư tài sản cố định phải được điều chỉnh lại theo giá trị quyết toán công trình được duyệt.

- Chi sửa chữa tài sản: cho mạng cố định, thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, mạng cáp, nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị nguồn điện, mạng di động, mạng Internet, tài sản cố định khác; các khoản chi nhằm phục hồi tài sản đã hao mòn trong quá trình sử dụng, nhằm khôi phục giá trị sử dụng của tài sản cố định, đảm bảo khang trang cơ sở vật chất phục vụ khách hàng và các khoản chi phí sửa chữa tài sản cố định đặc thù.

Đối với TSCĐ đặc thù như thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn (bao gồm cả mạng cáp), nguồn điện, đường lên trạm thông tin được trích trước chi phí sửa chữa tài sản bằng 15% nguyên giá của tài sản thì không trích tiếp. Việc trích trước và hạch toán chi phí sửa chữa đối với 04 loại tài sản đặc thù được thực hiện theo công văn của Bộ Tài chính và công văn hướng dẫn của doanh nghiệp.

- Chi phí lao động: các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của đơn vị theo chế độ hiện hành, chi bảo hộ lao động, đào tạo lao động

- Chi phí thường xuyên

+ Mua máy, thiết bị đầu cuối hỗ trợ khách hàng dùng trong sản xuất khai thác nghiệp vụ, vật liệu cho lắp đặt máy điện thoại, thiết bị viễn thông... và quản lý

+ Hoa hồng trả cho Vnpost

+ Chi cho hạ tầng mạng di động VNP

+ Chi phí thường xuyên khác: Điện năng, nhiên liệu, dụng cụ sản xuất, đồ dùng văn phòng phục vụ cho công nhân khai thác, vận hành, bảo dưỡng mạng lưới như như dụng cụ đồ nghề cho công nhân sửa chữa tổng đài, vi ba, mạng cáp ..chi bảo hiểm

- Chi phí quảng cáo, tiếp tân, khuyến mại, khánh tiết khoản chi phục vụ cho công tác giới thiệu, tuyên truyền về các dịch vụ viễn thông, các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng; tổ chức triển lãm giới thiệu các sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên các biển quảng cáo.. Các khoản chi này phải gắn liền với hoạt động kinh doanh và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

- Giá vốn hàng bán khi kinh doanh thương mại - Chi trả cước kết nối

+ Trả VMS

+ Trả doanh nghiệp khác

Chi phí hoạt động tài chính trong đó trả lãi vay khoản chi về thanh toán tiền lãi vay vốn kinh doanh, dịch vụ của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng theo lãi suất thực tế

Chi khác

- Thuê mặt bằng Là các khoản chi thuê mặt bằng mà đơn vị ký hợp đồng kinh tế thuê của các tổ chức hoặc các cá nhân để làm việc, đặt thiết bị...

- Các khoản thuế, phí, lệ phí: các loại thuế môn bài, thuế nhà đất, tiền thuê sử dụng đất

- Những khoản chi phục vụ cho sản xuất và quản lý không thuộc những khoản chi phí trên

b. Giá thành sản phẩm dịch vụ VT

Trong công tác quản lý các hoạt động kinh doanh viễn thông, chỉ tiêu giá thành sản phẩm dịch vụ viễn thông giữ một vai trò quan trọng thể hiện trên:

- Giá thành là thước đo mức hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ viễn thông, là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh viễn thông.

- Giá thành là một công cụ quan trọng của doanh nghiệp viễn thông để kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh, xem xét hiệu quả của các biện pháp tổ chức, kỹ thuật.

- Giá thành là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp viễn thông xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm dịch vụ viễn thông.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Viễn thông Bắc Ninh (Trang 47)