Kế toán nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Viễn thông Bắc Ninh (Trang 42)

B SẢN LƯỢNG CÁC SẢN PHẨM CHỦ

2.3.1.4. Kế toán nghiệp vụ

a. Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản

Tại VT Tỉnh

- Các nguồn của dự án đầu tư, gồm:

+ Nguồn đơn vị vay tại Ngân hàng địa phương + Nguồn quỹ đầu tư phát triển của đơn vị + Nguồn quỹ tập trung của Tập đoàn

- Khi nhận vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Tập đoàn bằng vật tư thiết bị theo dự án, căn cứ vào hoá đơn, biên bản bàn giao vật tư, thiết bị, kế toán VT tỉnh hạch toán.

- Khi xuất kho thiết bị cho công trình, cấp vật tư cho nhà thầu, kế toán tiến hành hạch toán đầy đủ chi tiết các nghiệp vụ theo các sơ đồ hướng dẫn hạch toán cụ thể của Tập đoàn.

Tại Trung tâm VT

- Công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Trung tâm VT tuỳ từng trường hợp cụ thể sẽ có những nghiệp vụ khác nhau, như: các dự án do VT tỉnh ra quyết định đầu tư, giao cho Trung tâm VT ký hợp đồng với các nhà thầu để thi công; hoặc công trình do VT tỉnh, trung tâm tự làm, công trình do Giám đốc VT ký hợp đồng với các nhà thầu nhưng giao cho Trung tâm VT thực hiện một số nghiệp vụ. Các nghiệp vụ kế toán này được kế toán viên hạch toán đầy đủ và tuân theo quy trình đã được hướng dẫn.

b. Kế toán lao động tiền lương

- Tổng quỹ lương : lương bình quân nhân viễn/ tháng* số nhân viên*12 tháng - Tổng quỹ lương của công ty được xây dựng căn cứ vào :

+ Chế độ tiền lương của nhà nước : mức lương tối thiểu, thang lương, bậc lương

+ Hệ số cấp bậc, hệ số mức độ phức tạp công việc theo sự sắp xếp cảu hội đồng Tiền lương công ty

+ Hệ số phụ cấp

c. Kế toán tài sản cố định

Nguồn hình thành tài sản cố định tại VT tỉnh:

+ Vay tập trung tại Tập đoàn; + Tái đầu tư;

+ Tập đoàn cấp;

+ Vốn Ngân sách nhà nước; + Vốn tự bổ sung tại đơn vị

Phân loại tài sản cố định của đơn vị

- Nhà cửa, vật kiến trúc: Là những TSCĐ được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như nhà xưởng, trụ sở làm việc, trạm vi ba, cột vi ba, cột điện thoại.

- Máy móc thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh như tổng đài, máy vi ba...

- Thiết bị truyền dẫn: Là các thiết bị truyền dẫn như cáp...

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh như máy vi tính, thiết bị điện tử, máy điều hoà nhiệt độ...

- Các loại TSCĐ khác: Là toàn bộ TSCĐ khác ngoài các loại trên.

=>Cách phân loại trên cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao TSCĐ một cách chính xác.

Khấu hao tài sản cố định

- Mọi TSCĐ của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh

- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng khá phổ biến để tính khấu hao các loại TSCĐ và đây cũng là phương pháp mà theo quy định của nhà nước buộc các ngành phải áp dụng. Theo phương pháp này tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Mức khấu hao hàng năm và tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo công thức sau:

T Ng M bd kh= và 1 *100 T Tkh= Trong đó:

+ Mkh là mức khấu hao hàng năm + Tkh là tỷ lệ khấu hao hàng năm

+ Ngbd là nguyên giá ban đầu của TSCĐ

+ T là thời gian sử dụng của TSCĐ (năm).Thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định theo quy định của Tập đoàn

+ Mức khấu hao hàng năm bằng mức khấu hao năm/12 tháng

+ Tài sản cố định sử dụng tại các đơn vị trực thuộc VT tỉnh do VT tỉnh quản lý về giá trị, các đơn vị trực thuộc chỉ quản lý về mặt hiện vật.

- Cách xác định nguyên giá TSCĐ 12 *T Ng Ng t sd t = và 12 ) 12 ( * T Ng Ng g sd g − = Trong đó:

+ Ngt là nguyên giá tài sản cố định bình quân phải khấu hao tăng trong kỳ. + Ng là nguyên giá tài sản cố định bình quân phải khấu hao giảm trong kỳ.

+ Ngt là nguyên giá tài sản cố định phải khấu hao tăng trong kỳ. + Ngglà nguyên giá tài sản cố định phải khấu hao tăng trong kỳ. + Tsdlà số tháng sử dụng tài sản cố định trong năm kế hoạch. - Nguyên giá tài sản cố định bình quân được tính theo công thức

NgNg Ng

Ng

Ngkh = dk + tg

Trong đó:

+ Ngkh là nguyên giá tài sản cố định bình quân phải tính khấu hao + Ngdk là nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ phải tính khấu hao - Xác định mức khấu hao bình quân năm theo công thức

TNg Ng

Mkh= kh* kh

Trong đó:

+ Mkh là mức khấu hao bình quân năm + Tkh là tỷ lệ khấu hao bình quân năm

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Viễn thông Bắc Ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w