- Thử nghiệm và kiểm tra các phương án dịch vụ nhằm chọn phương án tối ưu 2.5.1.2 Quản trị chất lượng dịch vụ viễn thông trong khâu cung cấp
2.6.2. Chính sách sản phẩm
- Dịch vụ của Công ty chủ yếu là các loại dịch vụ như máy điện thoại cố định, di động, Internet để phục vụ nhu cầu thông tin thuận tiện của người dân cũng như các cơ quan, doanh nghiệp. Các dịch vụ của Viễn thông rất được người dân tin dùng vì thương hiệu và truyền thống phục vụ thông tin liên lạc của Ngành Bưu điện hơn 60 năm qua. Công ty thường xuyên thay đổi chủng loại, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp.
- Với thu nhập ngày càng cao của người dân Bắc Ninh,nhu cầu giải trí,tiếp cận nhanh với sự đổi mới thì các dịch vụ viễn thông,công nghệ thông tin càng trở nên phát triển,đặc biệt là nhu cầu inernet, truyền hình đa phương tiện. Chính vì vậy mà Viễn thông Bắc Ninh đã và đang đưa ra rất nhiều các dịch vụ mới cùng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để đáp ứng và thu hút khách hàng như: dịch vụ internet tốc độ cao cáp quang FTTH ( bắt đầu cung cấp cho khách hàng 01/07/2009), …. Tới đây,theo lộ trình cung cấp dịch vụ của VNPT,01/10/2009 Viễn thông Bắc Ninh chính thức cung cấp dịch vụ IPTV (dịch vụ truyền hình) trên toàn bộ địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2.6.3.Chính sách giá
Như chúng ta đã biết thì giá là trong bốn yếu tố cấu thành lên Marketing – mix mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm, giá là một biến số nhạy cảm nhất, trực tiếp tác động tới khách hàng và ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Có bốn yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định giá dịch vụ mà nhà cung cấp phải căn cứ vào đó để đưa ra quyết định về giá. Đó là:
- Chí phí để sản xuất ra một đơn vị dịch vụ
- Mức giá mà khách hàng chấp nhận sãn sàng mua dịch vụ - Giá của các đối thủ cạnh tranh
- Các rằng buộc của cơ quan quản lý nhà nước Từ đó có bốn căn cứ để định giá dịch vụ như sau: - Định giá căn cứ vào chi phí
Giá bán = Giá thành + %lãi định
mức
- Định giá theo đối thủ cạnh tranh - Định giá theo cách bỏ thầu kín
- Do đặc thù riêng của ngành viễn thông việc định giá cho dịch vụ là phải tập hợp chi phí qua nhiều khâu nhiều trung gian, nhiều công đoạn cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ, giá cung cấp dịch vụ viễn thông hiện nay do nhà nước thống quản lý. Tuy nhiên vẫn căn cứ vào bốn cách định giá dịch vụ như trên.
- Đối với mỗi một dịch vụ khi được triển khai, Tập đoàn ban khung giá cước xuống các tỉnh, các tỉnh căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, căn cứ vào khách hàng tiêu dùng dịch vụ và căn cứ vào đồi thủ cạnh tranh mà ban hành mức giá cước cho từng dịch vụ.Trong cơ chế thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, vừa qua ngành viễn thông đã liên tục giảm giá các dịch vụ để thu hút khách hàng.
- Đối với các dịch vụ VT công ích, giá cước dịch vụ không do VT tỉnh - doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh dịch vụ quản lý, mà do Bộ thông tin truyền thông quản lý giá cước
- Đối với các dịch vụ kinh doanh VT khác như: sản phẩm thiết bị đầu cuối, thẻ điện thoại, thẻ di động do đơn vị khai thác và bán lại cho khách hàng sử dụng thông tin được tính trên nguyên tắc:
Giá bán = Giá vốn + Chi phí quản lý + Chi phí bán hàng + Thuế + Lợi nhuận mong đợi
Việc định giá bán các dịch vụ Viễn thông hiện nay do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông định hướng đảm bảo tính cạnh tranh là một vấn đề hết sức khó khăn. Vì vậy việc tính giá sản phẩm dịch vụ chủ yếu theo giá của thị trường trên nguyên tắc khách hàng chấp nhận được và đảm bảo có lãi cho doanh nghiệp.
Ngoài ra Công ty còn sử dụng mức giá khác được phép của Tập đoàn, cụ thể: Khấu trừ hoa hồng đối với các đại lý tiêu thụ thẻ di động trả trước, đại lý điện thoại...
Bảng 2.13 - Tỷ lệ hoa hồng cho các đại lý của Công ty:
Đối tượng Tỷ lệ hoa hồng
1. Hoa hồng bán simcard (được tính trên giá trị sim) không bao gồm mệnh giá thẻ đã mặc định khi mua hộp kit. 20% 2. Hoa hồng bán thẻ vinaphone, thẻ phone vnn, thẻ 1717
- Hoa hồng bán thẻ áp dụng cho các đại lý mua thẻ thường xuyên và thanh toán ngay (được tính trên mệnh giá thẻ)
+ Mua mỗi lần từ 2 tỷ đồng trở lên: + Mua mỗi lần từ 1 tỷ đến dưới 2tỷ đồng:
+ Mua mỗi lần từ 30 triệu đến dưới 1 tỷ đồng: + Mua mỗi lần dưới 30 triệu đồng:
5,5% 5% 4,5% 3. Đàm thoại nội hạt, trong nước và quốc tế:
+ Đàm thoại nội hạt, 108: + Cuộc gọi Collect Call:
+ Đàm thoại nội tỉnh, liên tỉnh:
7% 20% 2%
Từ ngày 1-1-2009 Viễn thông tỉnh đồng loạt giảm giá cước thuê bao hàng tháng cho điện thoại cố định với mức giá chung là 20 nghìn đồng/tháng, đồng nhất mức cước liên lạc trong phạm vi tỉnh là 200 đồng/phút. và cước các dịch vụ điện thoại di động, internet cũng đã giảm đáng kể.
Nhà cung cấp tăng 80 đồng/phút gọi trong phạm vi các huyện, nhưng lại giảm từ 200 đến 500 đồng/phút (VNPT) gọi trong tỉnh.
Để thực hiện tốt việc giảm cước, thời gian qua, các đơn vị cũng đã tích cực thông tin tới khách hàng, niêm yết giá tại các điểm giao dịch, các bưu cục, điểm bưu điện văn hoá xã, đại lý công cộng; in trên phong bì hoá đơn cước hàng tháng gửi tới các hộ; treo pa-nô, áp phích tại các điểm công cộng...
Thị trường viễn thông VN chứng kiến cuộc đua sát nút giữa 3 ông lớn di động Viettel, MobiFone và VinaPhone. Giá cước được coi là lợi thế cạnh tranh và khi hôm nay Viettel giảm giá thì y như rằng ngày mai, anh em nhà VNPT VinaPhone và MobiFone cũng ấn định mức cước tương tự. Không có một quy ước chung nhưng cả 3 mạng di động đại gia đều "nhìn nhau" để đưa ra các gói cước và chương trình khuyến mãi.
Trong năm 2009, cạnh tranh giữa các nhà mạng ngày càng quyết liệt, bên cạnh các gói cước giảm, dịch vụ mới, các doanh nghiệp cũng cần nâng cao chất lượng dịch vụ vì đây mới là vấn đề mấu chốt trong chiến lược thu hút khách hàng cuộc cạnh tranh này sẽ hứa hẹn nhiều điều gay cấn nữa bởi thời điểm cuối năm chính là khoảng thời gian có nhiều ngày lễ, tết - là cơ hội để các doanh nghiệp đưa ra những chính sách khuyến mãi thu hút tiêu dùng