Khái niệm về thái độ ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 97 - 98)

Thái độ đƣợc hiểu là “tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc đối với sự việc nào đó)”. Thái độ cũng đƣợc hiểu là “cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình” [38, tr. 909]. Thái độ ngôn ngữ (cụ thể hơn là thái độ đối với ngôn ngữ) có thể đƣợc hiểu là “sự đánh giá về giá trị và khuynh hướng hành vi của một cộng đồng hay cá nhân đối với một ngôn ngữ nào đó” [28; tr. 74]. Thái độ ngôn ngữ của HS, giáo viên và phụ huynh HS trên địa bàn khảo sát của luận văn thể hiện qua ý kiến của họ đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trƣờng.

Có nhiều cách phân chia thái độ ngôn ngữ, tuy nhiên, tập trung hơn cả là cách phân thái độ ngôn ngữ thành ba loại: thái độ trung thành đối với ngôn ngữ, thái độ tự ti về ngôn ngữ và thái độ kì thị về ngôn ngữ.

Thái độ trung thành đối với ngôn ngữ bắt nguồn từ việc giữa những con ngƣời của một dân tộc cảm thấy gắn bó với nhau thông qua ngôn ngữ chung của dân tộc mình - thứ ngôn ngữ bao hàm trong đó cả lịch sử, văn hóa và cách nhìn đối với thế giới của dân tộc đó. Từ đó hình thành thái độ luôn hƣớng tới, bảo vệ và đề cao giá trị của ngôn ngữ dân tộc mình: “Đây là cái lẽ vì sao khi người ta giao tiếp bằng ngôn ngữ của dân tộc mình thì lại cảm thấy thân thiết” [28; tr. 81].

Thái độ tự ti về ngôn ngữ là thái độ mặc cảm về ngôn ngữ (hay phƣơng ngữ) của dân tộc mình khi giao tiếp với những ngôn ngữ (hay phƣơng ngữ) có số ngƣời sử dụng đông hơn, có lịch sử lâu dài và đƣợc lƣu truyền sâu rộng hơn ngôn ngữ của mình. Thái độ tự ti về ngôn ngữ thƣờng dẫn đến hai cách hành xử về ngôn ngữ: Một là từ bỏ ngôn ngữ của mình để chuyển sang ngôn ngữ mới có uy tín cao hơn; hai là cố gắng học tập và sử dụng ngôn ngữ có uy tín cao hơn để có thể sử dụng linh hoạt, phù hợp trong giao tiếp giữa ngôn ngữ của mình và ngôn ngữ đó.

Thái độ kì thị đối với ngôn ngữ thƣờng liên quan đến thái độ tự ti ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu nhƣ tự ti ngôn ngữ có thể hình thành cả hai xu hƣớng tích cực và tiêu cực thì kì thị ngôn ngữ lại chỉ biểu hiện ở xu hƣớng coi nhẹ, xem thƣờng ngôn ngữ hoặc phƣơng ngữ của cộng đồng khác, quá đề cao ngôn ngữ hay phƣơng ngữ của cộng đồng, dân tộc mình.

Nhƣ vậy, tìm hiểu thái độ ngôn ngữ chính là tìm hiểu ý kiến, quan điểm, cách nhìn nhận, đối xử của một cá nhân đối với ngôn ngữ bất kì. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát ý kiến về vấn đề sử dụng ngôn ngữ để giảng dạy cho HS trong nhà trƣờng từ chính đối tƣợng HS, từ những ngƣời trực tiếp giảng dạy và từ phụ huynh HS. Việc tìm hiểu thái độ ngôn ngữ từ các đối tƣợng này nhằm có đƣợc một ý kiến chung và hiệu quả nhất cho giáo dục đa ngữ của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)