Một số nét về giáo dục huyện Hòa An và xã Bình Dương

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 77 - 81)

Có thể nói, trong suốt những chặng đƣờng phát triển của mình, giáo dục Hoà An luôn đƣợc coi là điểm sáng về giáo dục của toàn tỉnh Cao Bằng. Mạng lƣới trƣờng lớp, học sinh và chất lƣợng giáo dục đƣợc duy trì ổn định qua các năm học.

3.1.1.1. Mạng lưới trường học

Theo báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục từ năm học 1995 – 1996 đến năm học 2004 – 2005 của Phòng giáo dục Hòa An, mạng lƣới trƣờng học đƣợc duy trì và củng cố trong 10 năm gần đây với những số liệu cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.1: Mạng lưới trường học huyện Hoà An Học sinh Năm học MN MG TH THCS PTCS THPT 1995 - 1996 4 2 15 7 7 2 1996 - 1997 4 2 22 7 14 2 1997 - 1998 4 1 19 7 17 2 1998 - 1999 3 3 18 7 18 2 1999 - 2000 3 3 18 7 18 2 2000 - 2001 3 3 18 8 17 2 2001 - 2002 3 2 18 8 17 2 2002 - 2003 2 2 16 7 17 2 2003 - 2004 2 2 16 7 17 2 2004 - 2005 2 7 16 7 17 2

Trong toàn huyện Hoà An, 24/24 xã, thị trấn đều có trƣờng học. Riêng ở các xã đặc biệt khó khăn (dân sống phân tán, học sinh đi học xa trƣờng, chủ yếu đi bộ) Phòng giáo dục Hoà An đã mở các lớp học ở những thôn xóm có học sinh. Vì vậy, ngoài những trƣờng trung tâm xã, mỗi năm học còn có gần 40 phân trƣờng, điểm lớp để thu hút học sinh tới lớp, hạn chế học sinh bỏ học do xa lớp, xa trƣờng. 100% các xã có trƣờng tiểu học và một số phân trƣờng có đủ các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 5.

3.1.1.2. Số lượng học sinh

Cũng theo báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục từ năm học 1995 – 1996 đến năm học 2004 – 2005, chúng tôi có bảng thống kê

số lƣợng học sinh các cấp học trên địa bàn Hoà An nhƣ sau:

Bảng 3.2: Số lượng học sinh các cấp học huyện Hoà An

Học sinh Năm học

Nhà trẻ Mẫu giáo Tiểu học THCS THPT

1995 - 1996 105 1783 11.547 3888 1019 1996 - 1997 88 1792 11.616 4588 1019 1997 - 1998 86 1853 11.693 5268 1222 1998 - 1999 62 1872 11.384 5817 1222 1999 - 2000 65 1702 10.829 5817 1222 2000 - 2001 77 1571 9911 6571 2292 2001 - 2002 80 1506 9221 7075 2450 2002 - 2003 52 1304 7765 6720 2450 2003 - 2004 78 1474 6792 6660 2704 2004 - 2005 111 1472 6122 6575 3003

Tuy số lƣợng học sinh tiểu học giảm dần theo các năm học nhƣng đây không phải là tín hiệu đáng lo ngại. Đó chỉ là kết quả của việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn chứ không phải là biểu hiện của hiện tƣợng học sinh bỏ học. Điều này có thể đƣợc kiểm chứng bằng số lƣợng học sinh THCS và học sinh THPT tăng dần theo các năm học, tỉ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp hàng năm trên 98% và tỉ lệ duy trì sĩ số hàng năm mỗi cấp học trên 97%.

3.1.1.3. Chất lượng giáo dục

Chất lƣợng giáo dục huyện Hoà An toàn diện, vững chắc qua các năm học. Chất lƣợng học sinh ngày càng tăng lên. Tỉ lệ thi tốt nghiệp lớp 5, lớp 9 đạt trên 98%. Lên lớp thẳng đạt tỉ lệ 90%. Hạnh kiểm khá tốt trên 98%. Số

lƣợng giáo viên dạy giỏi nhiều hơn qua các năm học. Giáo viên tiểu học đạt chuẩn trở lên: 82.44%; giáo viên THCS đạt chuẩn trở lên: 94.2%… Hòa An đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ năm 1998. Năm 2008, Hòa An tiếp tục hoàn thành phổ cập THCS. Hiện nay huyện Hoà An đang thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và THCS đúng độ tuổi.

3.1.1.4. Những khó khăn của giáo dục địa phương

Tuy có mạng lƣới trƣờng, lớp, học sinh và chất lƣợng giáo dục nói chung là đạt về cơ bản nhƣng với đặc điểm là một huyện miền núi, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, giáo dục Hoà An còn gặp rất nhiều khó khăn về vật chất cũng nhƣ những khó khăn từ tâm lí và ý thức học tập của ngƣời dân đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể dẫn ra một số điển hình nhƣ:

- Là một huyện miền núi có địa bàn rộng, dân số sống rải rác, không tập trung, có những xã chỉ có một trƣờng chính, không có phân trƣờng nên có nhiều học sinh phải đi học xa trƣờng từ 5 km đến 7 km đƣờng rừng, đồi núi dốc rất vất vả, nhất là lúc trời mƣa và vào mùa đông. Chính vì vậy mà tình trạng học sinh nghỉ học thƣờng xuyên xảy ra.

- Hầu hết học sinh trên địa bàn là con nhà nông, trình độ học vấn của bố mẹ các em thấp, không thể kèm cặp con cái học ở nhà, tất cả trông chờ vào tiết học chính khóa ở trƣờng. Không những thế, các em cũng không có nhiều thời gian để học bài, ôn bài ở nhà vì còn phải phụ giúp bố mẹ việc nhà, việc nƣơng rẫy… Ngoài ra, trong tuyển sinh hàng năm, các trƣờng tiểu học trên địa bàn vẫn phải nhận rất đông HS vào học lớp một mà chƣa qua lớp mẫu giáo bởi các bậc phụ huynh chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục ở lứa tuổi tiền học đƣờng. Chất lƣợng đầu vào thấp, đƣơng nhiên, sẽ kéo theo hàng loạt khó khăn trong quá trình học tập của HS cũng nhƣ giảng dạy của giáo viên.

- Có những xã thuần nông, kinh tế kém phát triển, số hộ nghèo đói chiếm gần 50% cho nên các khoản đóng góp, quyên góp, ủng hộ cho hoạt

động của nhà trƣờng còn gặp nhiều khó khăn, gây cản trở cho tiến độ chung của các hoạt động giáo dục.

Trong quá trình điều tra điền dã tại xã Bình Dƣơng, chúng tôi đã ở tại nhà em Hoàng Mai Hồng, dân tộc Tày, HS lớp 3 Trƣờng PTCS Bình Dƣơng và có gần một tuần đến trƣờng cùng em, phần nào chúng tôi hiểu đƣợc những khó khăn mà các em HS tại đây phải đối mặt. Đoạn đƣờng tới trƣờng của một em HS lớp 3 không dƣới 4 km và hoàn toàn là đƣờng đi bộ; mỗi sáng, để đến trƣờng kịp giờ học (7 giờ 15 phút), em phải bắt đầu dời nhà từ 6 giờ sáng, những hôm trời mƣa sẽ phải đi sớm hơn nữa; đến trƣờng là vừa kịp giờ học. Tan học là 11 giờ trƣa thì 12 giờ, có hôm muộn hơn, em mới về đến nhà. Ăn vội bữa cơm trƣa lại đuổi trâu lên rừng giúp bố mẹ. Với một HS lớp 3, cái ăn, cái mặc còn thiếu thốn, vậy thì nghị lực và sức lực nào để em cũng nhƣ các bạn cùng thôn, cùng xã vƣợt qua những khó khăn đó để cố gắng học tốt?

Chúng tôi, với việc tìm hiểu năng lực ngôn ngữ, đặc điểm sử dụng ngôn ngữ và đặc biệt là thái độ ngôn ngữ của HS, giáo viên và phụ huynh HS, hi vọng sẽ góp một lời giải nhỏ cho bài toán về phƣơng pháp giáo dục đa ngữ của huyện Hòa An nói chung và xã Bình Dƣơng nói riêng. Để từ đó, có những giải pháp nhằm khuyến khích, động viên tinh thần, giúp đỡ vật chất cho HS, giáo viên và phụ huynh, để ngày càng nâng cao dân trí, cải thiện đời sống của địa bàn cũng nhƣ những địa bàn dân tộc thiểu số khác trong phạm vi cả nƣớc.

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)