Thức tự giác tộc ngườ

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 38 - 41)

Vấn đề ý thức tự giác tộc ngƣời là mối quan tâm không chỉ của riêng các nhà ngôn ngữ mà còn là mối quan tâm chung của rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu nhƣ dân tộc học, lịch sử, nhân học… Nhìn từ góc độ của một nhà nghiên cứu dân tộc học, GS. Phan Hữu Dật cho rằng ý thức tự giác tộc ngƣời là một trong những tiêu chuẩn xác định tộc ngƣời: “Tộc người là một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử, mang ba tiêu chuẩn chủ yếu sau

đây: cùng chung tiếng nói, cùng có chung một ý thức tự giác tộc người biểu hiện ở tên tự gọi chung; có những yếu tố văn hóa thống nhất” [5; tr. 456]; GS. Đặng Nghiêm Vạn lại mang đến cách nhìn cụ thể hơn về tộc ngƣời và tầm quan trọng của ý thức tự giác tộc ngƣời trong định nghĩa: Tộc ngƣời là “một cộng đồng mang tính tộc người, có chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp cá biệt) được liên kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hóa, tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người, tức có chung một khát vọng, được cùng chung sống, có chung một số phận lịch sử thể hiện ở những kí ức lịch sử…” [55; tr. 73].

Các nhà nghiên cứu nói trên đều thống nhất nhấn mạnh ba tiêu chí căn bản xác định tộc ngƣời, đó là: ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc ngƣời. Nhƣ vậy, có thể thấy ý thức tự giác tộc ngƣời là yếu tố có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của bất cứ dân tộc nào. Chính vì thế mà sự tự ý thức của mỗi ngƣời về thành phần dân tộc của mình là mối quan tâm của hầu hết các nhà nghiên cứu cũng nhƣ các công trình nghiên cứu có liên quan đến các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Hơn nữa, ý thức tự giác tộc ngƣời là vấn đề hết sức nhạy cảm đối với ngƣời dân tộc thiểu số, nó liên quan trực tiếp đến sự sống còn của các tộc ngƣời thiểu số và trên hết, đó cũng là quyền của mỗi ngƣời cần đƣợc tôn trọng.

Việc điều tra ý thức tự giác tộc ngƣời của chúng tôi ban đầu gặp một số khó khăn nhất định nhƣ: Một số ngƣời Tày khi nói chuyện với chúng tôi ngại nhận mình là ngƣời Tày; một số em nhỏ ngƣời Tày, ý thức tự giác tộc ngƣời chƣa cao nhận mình là ngƣời Kinh; một số ngƣời Nùng tự nhận mình là ngƣời Tày… Lấy ví dụ trƣờng hợp bà Hoàng Thị Bé (64 tuổi, ngƣời Nùng) dù ý thức rõ rệt bản thân là ngƣời Nùng nhƣng lại tự nhận là ngƣời Tày. Sau khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi đƣợc biết bà là ngƣời Nùng và lí do bà nhận là ngƣời Tày là: “Tưởng cháu thích người Tày thì bảo cho!”.

Để tìm hiểu ý thức tự giác tộc ngƣời, chúng tôi đặt câu hỏi với ngƣời dân trên địa bàn khảo sát nhƣ sau: Anh/chị là ngƣời dân tộc gì? Kết quả chúng tôi nhận đƣợc không hoàn toàn giống với số liệu mà chính quyền xã cung cấp. (Xem bảng 2.1, phần Phụ lục).

Kết hợp kết quả từ bảng hỏi và phỏng vấn sâu một số trƣờng hợp tiêu biểu, chúng tôi có đƣợc kết quả nhƣ sau:

- Đa số ngƣời Tày tự nhận mình là ngƣời ngƣời Tày: 182/185 ngƣời, chiếm 98,4%. Không có ngƣời Tày nào nhận mình là ngƣời Nùng. Đây cũng là điều dễ hiểu vì trên địa bàn gần nhƣ thuần ngƣời Tày, ngƣời Nùng chỉ là thiểu số thì ngƣời Tày ý thức về dân tộc mình rất cao.

Theo kết quả điều tra, có 3/185 ngƣời, chiếm 1,6% ngƣời Tày tự nhận mình là ngƣời Kinh, trong đó cả ba trƣờng hợp đều ở lứa tuổi dƣới 20. Hai trong số ba em có bố mẹ thuộc trƣờng hợp hôn nhân khác tộc (giữa ngƣời Tày và ngƣời Nùng), các em chƣa ý thức đƣợc mình là ngƣời Tày hay ngƣời Nùng nên nhận là ngƣời Kinh; một em còn lại đang ở độ tuổi bắt đầu đi học, bố là Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Bình Dƣơng, mẹ là giáo viên Trƣờng PTCS Bình Dƣơng, em sống trong môi trƣờng tiếng Việt là hầu hết – đây có thể là lí do em tự nhận mình là ngƣời Kinh.

- Đối với ngƣời Nùng: Đa số ngƣời Nùng tự nhận mình là ngƣời dân tộc Nùng: 31/35 ngƣời, chiếm 88,6%. Có 4/35 ngƣời, chiếm 11,4% tự nhận mình là ngƣời Tày. Sự “tự nhận” của 4 ngƣời này cũng là điều dễ hiểu đối với ngƣời Nùng sinh sống trên địa bàn của đa số ngƣời Tày nhƣ địa bàn mà luận văn chọn khảo sát.

Nhƣ vậy, ý thức tự giác tộc ngƣời của ngƣời dân trên địa bàn nhìn chung là khá cao, tỉ lệ ngƣời tự nhận mình là ngƣời dân tộc khác, tính trung bình chỉ chiếm 3,1% so với 96,9% ngƣời tự nhận nguồn gốc dân tộc của

mình. Điều này có ảnh hƣởng không nhỏ đến vấn đề tự nhận tiếng mẹ đẻ và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)