Năng lực ngôn ngữ từ góc độ dân tộc

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 48)

Địa bàn chúng tôi chọn khảo sát là địa bàn cƣ trú của cả ngƣời Tày và ngƣời Nùng, vì thế, chúng tôi tiến hành khảo sát năng lực ngôn ngữ của ngƣời dân cả hai dân tộc, vừa để tìm hiểu năng lực ngôn ngữ của ngƣời dân trên địa bàn, vừa có sự đối sánh giữa năng lực ngôn ngữ của hai dân tộc.

2.3.2.1. Năng lực tiếng Tày

- Năng lực tiếng Tày của ngƣời Tày và ngƣời Nùng trên địa bàn là rất cao ở hai khả năng nghe và nói: 100% ngƣời Tày và ngƣời Nùng đều nghe

đƣợc tiếng Tày. 99,5% ngƣời Tày và 100% ngƣời Nùng nói đƣợc tiếng Tày. Đây là tín hiệu rất đáng mừng trên địa bàn khảo sát nói riêng và với sự nghiệp bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, văn hoá dân tộc nói chung. Tất nhiên, tỉ lệ nghe, nói đƣợc tiếng Tày trên địa bàn cao một phần do sự phổ biến tiếng Việt qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng chƣa nhiều nhƣng phần lớn là do ý thức của ngƣời dân về tiếng nói của dân tộc mình. Trƣờng hợp ông Hoàng Thu Vịnh (53 tuổi, ngƣời Tày) mặc dù có tới hơn 20 năm (1975 - 1991) đóng quân trên các địa bàn của ngƣời Kinh (Hà Nội, Bắc Ninh) và sử dụng tiếng Việt là chủ yếu nhƣng ông vẫn luôn đề cao vai trò tiếng dân tộc, tiếng mẹ đẻ của mình: “Tiếng Tày của tôi thì cha sinh mẹ đẻ đã dùng rồi, tiếng dân tộc bản địa vẫn phải dùng chứ! 5 năm ở Hà Nội và hơn 15 năm đóng quân ở Bắc Ninh nhưng về nhà tôi vẫn dùng tiếng Tày bình thường, không thể quên được”. Hay nhƣ trƣờng hợp bà Hoàng Thị Loan (53 tuổi, ngƣời Tày), khi đƣợc hỏi: Theo bà việc lớp trẻ tiếp xúc nhiều với tiếng Việt mà quên dần tiếng Tày thì có nguy hiểm không? Bà trả lời: “Có chứ, tiếng cha sinh mẹ đẻ của mình thì phải giữ chứ. Nhiều đứa thanh niên đi làm ăn xa về đến làng bản mà nói tiếng phổ thông, người già chê lắm!”.

- Xét từ góc độ của ngƣời Nùng, việc sử dụng thành thạo tiếng Tày là một tất yếu khách quan, để phù hợp với nhu cầu của đời sống trên địa bàn đa số ngƣời Tày nhƣ bản Khuổi Rỳ, xã Bình Dƣơng. Trƣờng hợp ông Lý Văn Tuấn (64 tuổi, ngƣời Nùng), khi đƣợc hỏi tại sao ông là ngƣời Nùng nhƣng lại nói tiếng Tày, ông trả lời: “Mình là thiểu số nên cải tiến theo thôi”. Không những thế, cũng phải khẳng định rằng: Năng lực ngôn ngữ của ngƣời Nùng là khá cao vì không chỉ 100% ngƣời Nùng nghe, nói đƣợc tiếng Tày mà ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Nùng họ cũng vẫn duy trì ở mức độ nhất định (xem phân tích ở 2.3.2.3). (Xem bảng 2.8, phần Phụ lục).

2.3.2.2. Năng lực tiếng Việt

- Khả năng nghe, nói tiếng Việt của ngƣời dân trên địa bàn nhƣ đã phân tích theo góc độ giới tính là rất tốt. Theo góc độ dân tộc (giữa ngƣời Tày và ngƣời Nùng) khả năng này cũng không có nhiều sự khác biệt. Điều đó cho thấy việc thụ hƣởng giáo dục của ngƣời Tày và ngƣời Nùng trên địa bàn là nhƣ nhau, không hề có sự phân biệt dân tộc lớn hơn, dân tộc nhỏ (ít ngƣời) hơn.

- Về khả năng đọc và viết tiếng Việt, có 165/185 ngƣời Tày, chiếm 89,2% biết đọc và 164/185 ngƣời Tày, chiếm 88,6% biết viết tiếng Việt. Tỉ lệ này ở ngƣời Nùng là: 30/35 ngƣời, chiếm 85,7% biết đọc và viết tiếng Việt. Tỉ lệ biết đọc và viết tiếng Việt của ngƣời Tày cao hơn ngƣời Nùng là do tỉ lệ mù chữ ở lứa tuổi trên 60 của ngƣời Tày ít hơn ngƣời Nùng. (Xem bảng 2.9, phần Phụ lục).

2.3.2.3. Năng lực tiếng Nùng

Ngƣời Nùng trên địa bàn hầu hết là những ngƣời di cƣ từ địa phƣơng khác đến. Trong quá trình sinh sống, họ dần chuyển sang sử dụng tiếng Tày cho phù hợp với tiếng nói chung. Chính vì thế mà tỉ lệ ngƣời Nùng biết tiếng Nùng ở cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là không có. Ở 2 kĩ năng nghe và nói: Có 21/35 ngƣời Nùng, chiếm 60% nghe đƣợc tiếng Nùng và 18/35 ngƣời Nùng, chiếm 51,4% nói đƣợc tiếng Nùng. Đây là tỉ lệ thấp so với số ngƣời Tày nghe và nói đƣợc tiếng Tày nhƣng với ngƣời Nùng, tỉ lệ này là tƣơng đối cao và hoàn toàn phù hợp với thực tế khách quan trên địa bàn.

Ngoài những ngƣời Nùng, theo kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy số ngƣời Tày biết tiếng Nùng cũng khá phổ biến: 15/185 ngƣời Tày, chiếm 8,1% nghe đƣợc tiếng Nùng. Đây phần lớn là những ngƣời thuộc các cặp hôn nhân khác tộc, những ngƣời thoát li hoặc những ngƣời tham gia công tác tại địa phƣơng. Do nhu cầu hiểu tiếng nói của ngƣời tiếp xúc nên họ đã học tiếng

Nùng. Tuy vậy, năng lực tiếng Nùng của ngƣời Tày cũng chỉ dừng lại ở kĩ năng nghe, không có ngƣời Tày nào nhận mình có thể nói đƣợc tiếng Nùng.

(Xem bảng 2.10, phần Phụ lục).

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)