Trong hoạt động dạy-học, giáo viên là cầu nối đƣa HS đến với những tri thức văn hóa, xã hội; đặc biệt, trên địa bàn của các dân tộc thiểu số, vai trò cầu nối của giáo viên lại càng quan trọng. Tìm hiểu ý kiến của giáo viên về việc sử dụng ngôn ngữ trong giảng dạy cho HS, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
- Với câu hỏi: Đối với HS dân tộc Tày thì nên dạy theo cách nào là tốt nhất? Có 10/19 giáo viên, chiếm 52,6 % chọn phƣơng án chỉ dạy tiếng Việt; 8/19 giáo viên, chiếm 42,1% chọn phƣơng án dạy tiếng Tày xen kẽ từ đầu cấp; 1/19 giáo viên, chiếm 5,3% chọn phƣơng án dạy tiếng Tày nhƣ một môn học; không có giáo viên nào chọn cách dạy tiếng Tày từ cuối cấp. Nhƣ vậy,
đa số giáo viên trên địa bàn lựa chọn cách chỉ dạy tiếng Việt và dạy tiếng Tày xen kẽ từ đầu cấp cho HS. Điều này hoàn toàn hợp lí với thực tế địa bàn và thực tế giảng dạy của giáo viên. Hầu hết HS trên địa bàn bắt đầu đi học đều chƣa thành thạo tiếng Việt (trong khi HS đƣợc tiếp xúc với tiếng Tày thƣờng xuyên ở môi trƣờng gia đình, làng bản), nên việc rèn luyện tiếng Việt cho HS phải thông qua cầu nối ngôn ngữ là tiếng Tày. Về vấn đề dùng tiếng nào để dạy cho HS, khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng nhận thấy hai hƣớng quan điểm khác nhau của giáo viên Trƣờng PTCS Bình Dƣơng, xuất phát từ địa bàn cƣ trú của giáo viên: Những giáo viên cƣ trú ở thị xã Cao Bằng hoặc các xã gần thị trấn Nƣớc Hai của huyện Hòa An nghiêng về quan điểm chỉ dạy tiếng Việt cho HS. Nhƣ ý kiến của cô Đinh Thị Oanh (46 tuổi, dân tộc Tày, cƣ trú tại thị xã Cao Bằng): “Theo tôi thì không nên dạy tiếng Tày cho HS vì ở nhà các cháu toàn nói tiếng Tày với bố mẹ, chỉ có cơ hội học tiếng Việt ở lớp nên trên lớp dạy tiếng Việt thôi!”. Quan điểm còn lại cho rằng nên dạy xem kẽ tiếng Tày và tiếng Việt ngay từ đầu cấp thuộc về những giáo viên cƣ trú tại địa bàn xã Bình Dƣơng. Cô Lô Thị Thắm (47 tuổi, dân tộc Tày) cho rằng: “Khi bắt đầu đi học các cháu nói tiếng Việt được ít lắm nên tôi nghĩ xen kẽ cả tiếng Tày để giảng bài thì các cháu sẽ hiểu hơn”. Thực tế quan sát tham dự của chúng tôi tại giờ giảng của các lớp đầu tiểu học (lớp 1, lớp 2), đôi khi giáo viên phải sử dụng tiếng Tày để giúp HS hiểu hơn về một vấn đề, đặc biệt là các vấn đề mới đối với HS và HS khi đƣợc giáo viên gợi ý bằng tiếng Tày cũng sôi nổi hơn trong phát biểu ý kiến. Nhƣ vậy, theo chúng tôi, việc sử dụng giáo viên của chính địa bàn để dạy cho HS của địa bàn đó là việc làm có hiệu quả hơn, bởi những giáo viên ấy hiểu và biết rõ khả năng cũng nhƣ hoàn cảnh của từng HS hơn những giáo viên từ địa bàn khác đến.
- Câu hỏi thứ hai chúng tôi đặt ra với đối tƣợng giáo viên là: Giáo viên dạy học ở trƣờng vùng dân tộc Tày có cần biết tiếng Tày không? Ý kiến
chung, thống nhất của toàn bộ giáo viên đƣợc khảo sát về vấn đề này là cần biết. Trên cơ sở ý kiến chung đó, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu cô Nông Thị Lê Na (23 tuổi, dân tộc Tày) - ngƣời cho rằng chỉ nên dạy tiếng Việt cho HS. Câu hỏi mà chúng tôi đƣa ra là: Tại sao cô cho rằng chỉ nên dạy tiếng Việt cho HS mà lại nghĩ rằng giáo viên dạy học ở trƣờng vùng dân tộc Tày cần biết tiếng Tày? Và đây là câu trả lời của cô: “Theo tôi, khi dạy thì chỉ nên dạy tiếng Việt cho các em nhưng một số em vẫn có thói quen sử dụng tiếng Tày trong lớp nên giáo viên cần biết tiếng Tày để hiểu trẻ nói gì; hơn nữa khi biết tiếng Tày, HS cũng thấy giáo viên dễ gần hơn”.
- Từ quan điểm 100% cho rằng giáo viên trên địa bàn dân tộc Tày cần biết tiếng Tày, có 16/19 giáo viên, chiếm 84,2% có ý kiến cho rằng nên dạy tiếng Tày cho giáo viên. Chỉ có 3/19 giáo viên, chiếm 15,8% cho rằng không nên dạy tiếng Tày cho giáo viên. 3 ý kiến này lại không phải của những giáo viên có quan điểm chỉ nên dạy tiếng Việt cho HS mà lại là ý kiến của các giáo viên cƣ trú tại địa bàn. Có lẽ 3 giáo viên này cho rằng việc biết tiếng Tày là phổ biến và hầu nhƣ giáo viên nào cũng thành thạo tiếng Tày. (Xem bảng 3.18a, 3.18b, phần Phụ lục).