Tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 41)

Nhƣ đã nói ở phần lí thuyết, vấn đề xác định tiếng mẹ đẻ là rất phức tạp và nhạy cảm. Sự phức tạp ấy có thể do tình trạng di dân, tình trạng kết hôn đồng tộc, khác tộc, do ý thức tự giác tộc ngƣời… Tuy nhiên, khi đối sánh giữa việc tự nhận tiếng mẹ đẻ của các đối tƣợng nghiên cứu với tiếng mẹ đẻ thực sự và với thực tế sử dụng ngôn ngữ của đối tƣợng ta sẽ có một bức tranh ngôn ngữ vô cùng phong phú. Chính vì vậy, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu, điều tra từ các khía cạnh khác nhau nhƣ giới tính, dân tộc, độ tuổi... và cho ra những kết quả thú vị.

2.2.2.1. Tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ dưới góc độ giới tính

- Số ngƣời tự nhận tiếng Tày là tiếng mẹ đẻ ở nam là 91/110, chiếm 82,7%; ở nữ là 90/110, chiếm 81,8%. Nhìn chung, tỉ lệ nam nhận tiếng Tày là tiếng mẹ đẻ cao hơn nữ và xấp xỉ với tỉ lệ ngƣời Tày trong diện khảo sát (84,1%). Kết quả này phản ánh khá đúng thực tế và cũng tỉ lệ thuận với số ngƣời nhận mình là ngƣời Tày.

- Số ngƣời nhận tiếng Nùng là tiếng mẹ đẻ ở nữ cao hơn so với nam: 20/110 nữ, chiếm 18,2% và 16/110 nam, chiếm 14,6%.

- Số ngƣời tự nhận tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt là 3/110 ngƣời, chiếm 2,7% và đều là nam. Điều này cho thấy sự phổ thông hóa của tiếng Việt đã bắt đầu ảnh hƣởng đến nhận thức của ngƣời dân địa bàn và đầu tiên là nam giới. Nữ giới phần lớn là những ngƣời ở nhà làm ruộng hoặc làm công việc nội trợ, ngôn ngữ trong gia đình mà ngƣời nữ hay sử dụng vẫn là ngôn ngữ dân tộc, cho nên theo kết quả điều tra của chúng tôi không có trƣờng hợp nữ nào nhận minh là ngƣời Kinh và nhận tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt. (Xem bảng 2.2, phần Phụ lục)

2.2.2.2. Tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ dưới góc độ dân tộc

Dƣới góc độ dân tộc, chúng tôi thu đƣợc kết quả tự nhận tiếng mẹ đẻ nhƣ sau:

- Có 172/185 ngƣời Tày, chiếm 93% tự nhận tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Tày. Đây hầu hết là những ngƣời có nguồn gốc bản địa, cƣ trú tại địa bàn lâu đời và cũng phần lớn là những ngƣời cao tuổi, sự tự ý thức về tộc ngƣời của họ khá rõ ràng. Có 10/185 ngƣời Tày, chiếm 5,4% tự nhận tiếng mẹ đẻ là tiếng Nùng. Trong số 10 ngƣời này thì có hơn một nửa (6 ngƣời) ở độ tuổi dƣới 20, các em căn cứ vào thành phần dân tộc của ngƣời mẹ để xác định tiếng mẹ đẻ. Có 3/185 ngƣời Tày, chiếm 1,6% tự nhận tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Việt. Đây đều là những em nhỏ, do từ bé đã sống trong môi trƣờng chủ yếu là tiếng Việt (bố mẹ các em đều là những ngƣời tham gia công tác tại xã hoặc là giáo viên nên rất ý thức việc dạy tiếng Việt cho con cái mình).

- Có 9/35 ngƣời Nùng nhận tiếng Tày là tiếng mẹ đẻ. Đây là đặc điểm ngôn ngữ dễ lí giải trên địa bàn này. Rất nhiều ngƣời Nùng đặc biệt là ở độ tuổi dƣới 20, chỉ mang thành phần dân tộc Nùng chứ không hề biết tiếng Nùng; ngôn ngữ hàng ngày các em sử dụng là tiếng Tày và tiếng Việt. Do vậy, việc tự nhận tiếng mẹ đẻ là tiếng Tày cũng là điều dễ hiểu. 26/35 ngƣời Nùng, chiếm 74,3% nhận tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Nùng. Đây là con số khá khả quan về ý thức tự giác tộc ngƣời của ngƣời Nùng trên địa bàn. Mặc dù hầu nhƣ mọi sinh hoạt của ngƣời Nùng trên địa bàn hiện nay đều sử dụng tiếng Tày và tiếng Việt nhƣng ý thức tự nhận tiếng mẹ đẻ của ngƣời Nùng vẫn không bị lạc hƣớng. So với tỉ lệ tự nhận tiếng mẹ đẻ là tiếng Tày của ngƣời Tày (đặt trong bối cảnh địa bàn đa số ngƣời Tày), chúng tôi cho rằng tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ ngƣời của ngƣời Nùng, mặc dù về con số là kém hơn nhƣng cao hơn hẳn về mặt giá trị. (Xem bảng 2.3, phần Phụ lục).

2.2.2.3. Tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ theo độ tuổi

Tìm hiểu tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ trên địa bàn trong mối tƣơng quan với độ tuổi, chúng tôi thấy: Những ngƣời có độ tuổi càng cao thì việc tự nhận tiếng mẹ đẻ càng xác thực hơn:

- Ở độ tuổi dƣới 20, có 47/60 ngƣời, chiếm 78,3% tự nhận tiếng mẹ đẻ là tiếng Tày. Tỉ lệ này thấp hơn tỉ ngƣời dƣới 20 tuổi là ngƣời Tày trên địa bàn (53/60 ngƣời, chiếm 88,3%). Có thể thấy, ở độ tuổi dƣới 20 không phải tất cả các em ngƣời Tày đều ý thức đƣợc tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Tày. Tỉ lệ đó đƣợc san cho tỉ lệ ngƣời nhận tiếng Nùng và tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ.

Có 10/60 ngƣời, chiếm 16,7% nhận tiếng mẹ đẻ là tiếng Nùng, tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ ngƣời Nùng dƣới 20 tuổi trên địa bàn (11,7%). Đó là vì có một số ngƣời Tày tự nhận tiếng mẹ đẻ của mình là tiếng Nùng dựa theo thành phần dân tộc của ngƣời mẹ của mình.

Còn lại 3/60 ngƣời, chiếm 5% nhận tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt. Đây là điều mà chúng tôi đã từng lí giải ở trên.

Nhƣ vậy, có thể thấy, ý thức tự nhận tiếng mẹ đẻ cũng nhƣ ý thức tự giác tộc ngƣời của lứa tuổi dƣới 20 là không cao. Điều này đặt ra thực tế là: Càng ngày ý thức về dân tộc của lớp trẻ càng bị mai một đi. Đây là thực trạng, theo chúng tôi, là khá phổ biến ở địa bàn các dân tộc thiểu số, tuy nhiên cũng là lời cảnh báo nghiêm trọng liên quan đến sự sống còn của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Vấn đề này đặt ra cho công tác bảo tồn, phát huy và phát triển ngôn ngữ dân tộc nhiệm vụ to lớn và cấp thiết là phải quan tâm hơn nữa đến đời sống của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là đời sống tinh thần và đặc biệt hơn là đối với thế hệ trẻ. Có vậy thì sự phát triển dân tộc mới đƣợc bền vững.

- Ở độ tuổi 20 – 60, có 118/136 ngƣời, chiếm 86,8% tự nhận tiếng mẹ đẻ là tiếng Tày và 18/136 ngƣời, chiếm 13,2% tự nhận tiếng mẹ đẻ là tiếng

Nùng. Tỉ lệ này gần tƣơng đƣơng với tỉ lệ ngƣời Tày và ngƣời Nùng trong độ tuổi là 84,5% và 15,5%.

- Ở độ tuổi trên 60, có 16/24 ngƣời, chiếm 66,7% tự nhận tiếng mẹ đẻ là tiếng Tày và 8/24 ngƣời, chiếm 33,3% tự nhận tiếng mẹ đẻ là tiếng Nùng. Cũng nhƣ độ tuổi 20 – 60, tỉ lệ này gần tƣơng đƣơng với tỉ lệ ngƣời Tày và Nùng ở độ tuổi là 70% và 30%. (Xem bảng 2.4, phần Phụ lục).

Ý thức tự giác tộc ngƣời và tình hình tự nhận tiếng mẹ đẻ của ngƣời dân trên địa bàn nhìn chung là khá cao. Tỉ lệ này cao nhất ở độ tuổi trên 60 và thấp dần ở các lứa tuổi nhỏ hơn bởi các lứa tuổi nhỏ hơn là lứa tuổi bắt đầu đƣợc thụ hƣởng nền giáo dục đa ngữ toàn diện với phần lớn là rèn luyện kĩ năng tiếng Việt; đây cũng là lứa tuổi bắt đầu tiếp nhận sự phổ biến của tiếng Việt qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng… khiến cho việc nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ không cao. Vì vậy, theo chúng tôi, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết dân tộc phải bắt đầu từ những cá nhân và bắt đầu từ khi cá nhân đó có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 41)