Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phi quy thức

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 69)

Giao tiếp phi quy thức trong khuôn khổ luận văn này đƣợc xem xét trong tình huống giao tiếp cụ thể là những trao đổi riêng trong cuộc họp với ngƣời cùng dân tộc, ngƣời Kinh và ngƣời dân tộc khác. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

2.5.2.1. Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phi quy thức theo góc độ giới tính

- Tiếng dùng để trao đổi riêng với ngƣời cùng dân tộc: Để trao đổi riêng với ngƣời cùng dân tộc trong cuộc họp, cả nam và nữ đều sử dụng phần lớn là tiếng Tày: Có 107/110 nam, chiếm 97,2% và 110/110 nữ, chiếm 100%. Tiếng Việt đƣợc sử dụng ít hơn trong tình huống giao tiếp này: Có 55/110 nam, chiếm 50% và 48/110 nữ, chiếm 43,6%. Có thể thấy rằng, kết quả phân tích, tổng hợp từ anket điều tra trong tình huống giao tiếp này là phù hợp với thực tế. Nhƣ đã nói ở trên, các cuộc họp trong phạm vi làng bản trên địa bàn chúng tôi khảo sát phần lớn vẫn sử dụng tiếng Tày, tiếng Việt chỉ xuất hiện ở những nghi thức chính nhƣ tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu… hoặc dƣới hình thức trộn mã. Tại cuộc họp bình xét hộ nghèo của xã mà chúng tôi có dịp đƣợc tham dự, trƣớc khi cuộc họp bắt đầu, các thành viên trao đổi với nhau dù là về những vấn đề liên quan đến nội dung cuộc họp hay chỉ là hỏi thăm sức khỏe thì cũng đều sử dụng tiếng Tày.

- Tiếng dùng để trao đổi riêng với ngƣời Kinh: Với ngƣời Kinh trong cuộc họp, phần lớn ngƣời dân ở đây đều sử dụng tiếng Việt để giao tiếp. Có 103/110 nam, chiếm 93,6% và 106/110 nữ, chiếm 96,3% sử dụng tiếng Việt trong tình huống này. Chỉ có 13/110 nam, chiếm 11,8% và 14/110 nữ, chiếm 12,7% sử dụng tiếng Tày để trao đổi riêng với ngƣời Kinh trong cuộc họp ở bản. Tỉ lệ sử dụng tiếng Tày, theo chúng tôi, nếu quan sát trên thực tế sẽ cho ra kết quả cao hơn. Trong cuộc họp bình xét hộ nghèo tại xã, mặc dù có sự xuất hiện của một ngƣời Kinh (là tác giả luận văn) nhƣng đa số những ngƣời

dự họp không ngần ngại khi giao tiếp với nhau và giao tiếp với chúng tôi bằng tiếng Tày. Khi biết chúng tôi không giao tiếp đƣợc bằng tiếng Tày, họ không vì thế mà sử dụng tiếng Việt nhiều hơn. Sự lựa chọn và sử dụng tiếng Tày ở hầu hết mọi tình huống đã nhƣ là thói quen ăn sâu trong cộng đồng, trong từng ngƣời dân trên địa bàn.

- Tiếng dùng để trao đổi với ngƣời dân tộc khác: Khi trao đổi riêng với ngƣời dân tộc khác trong cuộc họp tại bản, khác với trao đổi với ngƣời Kinh, ngƣời dân đa số dùng tiếng Việt: 100% cả nam và nữ đều sử dụng tiếng Việt. Chỉ có 3 nam và 3 nữ vẫn dùng tiếng Tày. Dƣờng nhƣ, khi giao tiếp với dân tộc khác, khi mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng, văn hóa riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình thì họ cùng nhau lựa chọn tiếng Việt nhƣ là sự tôn trọng ngôn ngữ, văn hóa của ngƣời tiếp xúc. Điều này không có nghĩa là họ không tôn trọng ngƣời Kinh. Về vấn đề này, theo chủ quan của tác giả, có lẽ là vì giữa ngƣời Kinh và ngƣời dân các dân tộc đều có những điểm chung nhất định. Còn giữa các dân tộc thiểu số với nhau, họ có rất nhiều điểm khác biệt, thậm chí là khác biệt hoàn toàn. (Xem bảng 2.21, 2.22, phần Phụ lục). 2.5.2.2. Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phi quy thức theo góc độ dân tộc

- Tiếng dùng để trao đổi riêng với ngƣời cùng dân tộc: Đặc điểm nổi bật của sự lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ trên địa bàn khảo sát lại một lần nữa đƣợc khẳng định trong sự lựa chọn ngôn ngữ ở tình huống này. Đó là đa số ngƣời dân chọn tiếng Tày để trao đổi với ngƣời cùng dân tộc. Theo khảo sát của chúng tôi, có 182/185 ngƣời Tày, chiếm 98,4% và 35/35 ngƣời Nùng, chiếm 100% dùng tiếng Tày trong trƣờng hợp này. Ngƣợc lại, chỉ có 90/185 ngƣời Tày, chiếm 48,6% và 13/35 ngƣời Nùng, chiếm 37,1% lựa chọn tiếng Việt. Dựa trên những con số này và những kết quả đã phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng: Ngƣời dân trên địa bàn khảo sát chỉ lựa chọn sử dụng tiếng Việt trong những trƣờng hợp cần thiết, những trƣờng hợp “không thể

không sử dụng”; ngôn ngữ mà họ cảm thấy thoải mái, tự tin và thích hơn khi giao tiếp chính là tiếng Tày.

- Tiếng dùng để trao đổi với ngƣời Kinh và ngƣời dân tộc khác: Với ngƣời Kinh và ngƣời dân tộc khác, ngƣời dân trên địa bàn luôn ý thức và điều chỉnh rất tốt việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ. Trong trƣờng hợp này, tiếng Việt là lựa chọn chiếm ƣu thế: 177/185 ngƣời Tày, chiếm 95,7% và 32/35 ngƣời Nùng chọn tiếng Việt khi giao tiếp với ngƣời Kinh; 100% ngƣời Tày và ngƣời Nùng chọn tiếng Việt để giao tiếp với dân tộc khác. Tuy vậy, vẫn có một số trƣờng hợp lựa chọn tiếng Tày và những trƣờng hợp đó đều rơi vào ngƣời Tày: 6/185 ngƣời, chiếm 3,2%. Lựa chọn đó phản ánh phần nào ý thức về tiếng mẹ đẻ của cƣ dân chủ thể của địa bàn. Theo quan sát của chúng tôi, ngƣời Nùng ở địa bàn này tuy có khả năng sử dụng tiếng Tày rất tốt nhƣng trong những trƣờng hợp giao tiếp với ngƣời Kinh, ngƣời dân tộc khác, họ chuyển sang sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên và “uyển chuyển” hơn ngƣời Tày. Những trƣờng hợp lựa chọn sử dụng tiếng Tày này phần lớn đều rơi vào lớp ngƣời cao tuổi. Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu kĩ hơn vấn đề này trong việc khảo sát đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp phi quy thức theo độ tuổi. (Xem bảng 2.23, 2.24, phần Phụ lục).

2.5.2.3. Ngôn ngữ dùng trong giao tiếp phi quy thức theo độ tuổi

- Tiếng để trao đổi với ngƣời cùng dân tộc: 100% ở độ tuổi dƣới 20 và từ 20 – 60 lựa chọn tiếng Tày, trong khi đó chỉ có 87,5% ở độ tuổi trên 60 lựa chọn tiếng Tày. Sở dĩ lựa chọn này của độ tuổi trên 60 thấp hơn hai độ tuổi khác, theo chúng tôi, là bởi có một số ngƣời ở độ tuổi này trƣớc đây đã từng qua những cƣơng vị công tác cao, họ ý thức một cách “cực đoan” về việc dùng tiếng Việt trong những môi trƣờng hành chính nên điều tra bằng anket của chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ trên. Tuy thế, chúng tôi nhận thấy rằng, ƣu tiên trong thực tế sử dụng ngôn ngữ của họ vẫn là tiếng Tày.

- Tiếng để trao đổi với ngƣời Kinh và ngƣời dân tộc khác: Nếu nhƣ không có ngƣời nào ở độ tuổi dƣới 20, chỉ có 5/136 ngƣời, chiếm 3,67% ở độ tuổi từ 20 – 60 lựa chọn tiếng Tày thì có tới 22/24 ngƣời, chiếm 91,6% ở độ tuổi trên 60 lựa chọn tiếng này. Ngƣợc lại, ở tình huống giao tiếp này, chỉ có 13/24 ngƣời, chiếm 54,1% độ tuổi trên 60 lựa chọn tiếng Việt trong khi sự lựa chọn này ở hai độ tuổi còn lại đều là 100%. Với ngƣời dân tộc khác, có 3/136 ngƣời, chiếm 2,2% ở độ tuổi từ 20 – 60 và 3/24 ngƣời, chiếm 12,5% ở độ tuổi trên 60 lựa chọn tiếng Tày. Đây là sự lựa chọn mà chúng tôi đã đề cập ở phân tích liền trƣớc. Do ở độ tuổi này có tới ½ là ngƣời mù chữ, lại do thói quen sử dụng tiếng Tày – tiếng bản địa đã ăn sâu trong tiềm thức của họ, nên sự lựa chọn này là hoàn toàn có thể hiểu đƣợc. (Xem bảng 2.25, 2.26, 2.27, phần Phụ lục).

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)