2.4.2.1. Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với khách theo giới tính
Nhìn chung, số nam sử dụng tiếng Tày để giao tiếp với khách thấp hơn số nữ, ngƣợc lại, số nam sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với khách cao hơn số nữ. Cụ thể:
- Với khách là ngƣời thân quen, cùng dân tộc có 100% nam và nữ sử dụng tiếng Tày. Tỉ lệ sử dụng tiếng Việt với đối tƣợng này ở nam là 52/110 ngƣời, chiếm 47,2% và ở nữ là 51/110 ngƣời, chiếm 46,3%.
- Với khách là ngƣời thân quen, ngƣời Kinh, có 36/110 ngƣời, chiếm 32,7% nam và 38/110 ngƣời, chiếm 34,5% nữ sử dụng tiếng Tày trong giao tiếp. Tỉ lệ sử dụng tiếng Tày trong giao tiếp với ngƣời Kinh ở cả nam và nữ phần lớn thuộc về đối tƣợng trên 60 tuổi. 100% số dân trên địa bàn đều sử dụng đƣợc tiếng Việt để giao tiếp với khách là ngƣời Kinh.
- Với khách là ngƣời thân quen, dân tộc khác: Với đối tƣợng này, mặc dù là ngƣời thân quen, mức độ giao tiếp là thƣờng xuyên nhƣng chúng tôi vẫn nhận thấy ƣu thế của tiếng Việt trong tình huống giao tiếp này. Mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng và họ có ý thức tự giác tộc ngƣời cũng nhƣ ý thức về tiếng mẹ đẻ rất cao khi nói chuyện với ngƣời dân tộc khác. Bởi vậy, khi hai đối tƣợng là ngƣời dân tộc khác, tiếng Việt là lựa chọn hài hòa và đáp ứng đƣợc nhu cầu giao tiếp. Do vậy, tỉ lệ sử dụng tiếng Tày với ngƣời dân tộc khác của ngƣời dân trên địa bàn là rất thấp. Không có ngƣời nam nào sử dụng tiếng Tày trong trƣờng hợp này và ở nữ là 3/110 ngƣời, chiếm 2,7%. Trong khi đó 100% nam và nữ xác nhận là sử dụng tiếng Việt với ngƣời thân quen, dân tộc khác. Trong một tình huống giao tiếp ở gia đình ông Trƣơng Hoàng Văn, (51 tuổi, ngƣời Tày, cán bộ tƣ pháp xã) khi có chị Trần Thị Hà (24 tuổi, ngƣời Dao, cán bộ văn thƣ xã) đến chơi, chúng tôi nhận thấy toàn bộ câu chuyện trong tình huống này đều sử dụng tiếng Việt. Tình huống chuyển mã chỉ xảy ra khi ông Trƣơng Hoàng Văn quay sang nói chuyện với mẹ là bà Hoàng Thị Minh; sự trộn mã cũng xuất hiện khi ông quay sang nói chuyện với con trai, 23 tuổi; nhƣng tuyệt nhiên, câu chuyện giữa ông Văn và chị Hà đều là tiếng Việt, mặc dù chị Trần Thị Hà, do công tác lâu năm ở địa bàn đa số là ngƣời Tày nên cũng biết giao tiếp đơn giản bằng tiếng Tày.
- Với khách là ngƣời lạ, dù là cùng dân tộc, là ngƣời Kinh hay ngƣời dân tộc khác, tiếng Việt đƣợc sử dụng một cách áp đảo trong môi trƣờng gia đình: 100% nữ và nam sử dụng tiếng Việt để nói với ngƣời Kinh và ngƣời dân tộc khác. Có 107/110 nam, chiếm 97,2% và 103/110 nữ, chiếm 93,6% sử dụng tiếng Việt để nói với khách lạ cùng dân tộc. Sở dĩ tỉ lệ này không cao nhƣ trong các giao tiếp với khách lạ là ngƣời Kinh và ngƣời dân tộc khác bởi ngƣời dân ở đây khi giao tiếp với khách lạ cùng dân tộc, qua một vài giao tiếp tiếng Việt ban đầu, khi biết đối phƣơng là ngƣời cùng dân tộc, họ lại chuyển
sang nói tiếng Tày hoặc trộn mã Tày - Việt trong cuộc trò chuyện. Chính vì vậy mà có 68/110 nam, chiếm 61,8% và 58/110 nữ, chiếm 52,7% sử dụng tiếng Tày với khách lạ cùng dân tộc. Để kiểm chứng kết quả này, chúng tôi đặt câu hỏi với một số ngƣời: Khi khách lạ là ngƣời cùng dân tộc đến chơi nhà, anh chị sử dụng tiếng gì để giao tiếp? Hầu hết những ngƣời trả lời đều có chung một ý kiến: Lúc đầu thì giao tiếp bằng tiếng Việt, sau đó biết họ là ngƣời Tày thì dùng tiếng Tày. (Xem bảng 2.14, 2.15, phần Phụ lục).
2.4.2.2. Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với khách theo góc độ dân tộc
Theo góc độ dân tộc, chúng tôi thu đƣợc những kết quả có thể kết luận rằng: Số ngƣời Tày sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp với ngƣời thân quen và khách lạ cao hơn ngƣời Nùng nhƣng số ngƣời Tày sử dụng tiếng Tày trong các tình huống này lại thấp hơn ngƣời Nùng. Cụ thể nhƣ sau:
- Với ngƣời thân quen là cùng dân tộc và ngƣời thân quen là ngƣời Kinh, tỉ lệ sử dụng tiếng Tày của ngƣời Tày lần lƣợt là: 185/185 ngƣời, chiếm 100%, 58/185 ngƣời, chiếm 31,3%. Tỉ lệ này ở ngƣời Nùng lần lƣợt là: 35/35 ngƣời, chiếm 100%, 16/35 ngƣời, chiếm 45,7%. Riêng với ngƣời thân quen, dân tộc khác, tỉ lệ sử dụng tiếng Tày của ngƣời Tày là 3/185 ngƣời, chiếm 1,6%; không có ngƣời Nùng nào dùng tiếng Tày trong trƣờng hợp giao tiếp tƣơng tự. Nhƣ vậy, riêng ở tình huống giao tiếp này, tỉ lệ dùng tiếng Tày của ngƣời Tày lại cao hơn ngƣời Nùng. Điều này phải chăng vì ý thức tự giác tộc ngƣời và ý thức tiếng mẹ đẻ của ngƣời Nùng cao hơn? Tiếng Tày chỉ là công cụ phục vụ các nhu cầu giao tiếp bình thƣờng trong cuộc sống của ngƣời Nùng, còn khi giao tiếp với ngƣời dân tộc khác, dù là ngƣời thân quen họ cũng sử dụng tiếng Việt. Với ngƣời thân quen là ngƣời Kinh hoặc ngƣời dân tộc khác, 100% ngƣời Tày và ngƣời Nùng đều sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Chỉ có trong giao tiếp với ngƣời thân quen cùng dân tộc, tỉ lệ này thấp hơn một chút: 90/185 ngƣời Tày, chiếm 48,6% và 13/35 ngƣời Nùng, chiếm 37,1% sử dụng tiếng Việt.
- Với khách lạ: Kết quả cũng cho ta thấy tình hình tƣơng tự nhƣ giao tiếp với ngƣời thân quen cho nên chúng tôi không phân tích sâu vào trƣờng hợp này, chúng tôi muốn nhấn mạnh nhiều hơn đến những sự khác biệt để thấy rõ hơn đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của từng đối tƣợng trên địa bàn. (Xem bảng 2.16, 2.17, phần Phụ lục).
2.4.2.3. Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với khách theo độ tuổi
Trên cơ sở khảo sát 3 độ tuổi: dƣới 20 tuổi, từ 20 - 60 tuổi và trên 60 tuổi, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt rõ rệt trong lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ của 3 lứa tuổi này: Tuổi càng cao thì tỉ lệ sử dụng tiếng Tày càng cao và tỉ lệ sử dụng tiếng Việt càng thấp. Điều này xuất phát từ một trong các lí do nhƣ: ý thức tự giác tộc ngƣời và ý thức tiếng mẹ đẻ của ngƣời cao tuổi cao hơn; thói quen sử dụng tiếng Tày ở ngƣời cao tuổi phổ biến hơn; ngƣời ít tuổi đƣợc thụ hƣởng giáo dục tiếng Việt một cách hoàn toàn hơn ở cả môi trƣờng gia đình và lớp học. Từ những lí do đó, cho chúng tôi kết quả nhƣ sau:
- Với khách là ngƣời thân quen:
+ Nếu nhƣ tỉ lệ sử dụng tiếng Tày của cả 3 độ tuổi với khách thân quen, cùng dân tộc đều là 100% thì tỉ lệ sử dụng tiếng Tày với khách thân quen là ngƣời Kinh, ngƣời dân tộc khác lại tăng dần nhƣ sau: Độ tuổi dƣới 20: tỉ lệ này là 0%; độ tuổi từ 20 - 60, tỉ lệ này lần lƣợt là 53/136 ngƣời, chiếm 38,9% và 3/136 ngƣời, chiếm 2,2%; độ tuổi trên 60 là 21/24, chiếm 87,5% và 0/24, chiếm 0%.
+ Về tỉ lệ sử dụng tiếng Việt: Nhƣ đã nói ở trên, tỉ lệ này giảm dần theo độ tuổi từ cao xuống thấp. Với ngƣời thân quen cùng dân tộc, chúng tôi thu đƣợc tỉ lệ sử dụng tiếng Việt nhƣ sau: Độ tuổi dƣới 20 là 56/60 ngƣời, chiếm 93,3%; độ tuổi từ 20 - 60 là 45/136 ngƣời, chiếm 33,1%; độ tuổi trên 60 là 2/24 ngƣời, chiếm 8,3%. Với ngƣời Kinh và ngƣời dân tộc khác, tỉ lệ sử dụng
tiếng Việt của cả 3 lứa tuổi đều là 100%. Tuy nhiên, với 2 đối tƣợng này, tỉ lệ 100% của độ tuổi dƣới 20 là tỉ lệ tuyệt đối, bởi không có em nào sử dụng tiếng Tày trong trƣờng hợp này. Còn tỉ lệ 100% ở độ tuổi 20 - 60 và trên 60 là tỉ lệ sử dụng tiếng Việt song song với tỉ lệ sử dụng tiếng Tày.
- Với khách lạ: Tình hình sử dụng tiếng Tày với khách lạ cùng dân tộc cũng cao dần theo độ tuổi. Độ tuổi dƣới 20: có 16/60 ngƣời, chiếm 26,6%; độ tuổi 20 - 60: có 91/136 ngƣời, chiếm 66,9%; độ tuổi trên 60: có 19/24 ngƣời, chiếm 79,1%. Ngƣợc lại, tỉ lệ sử dụng tiếng Việt giảm dần: Độ tuổi dƣới 20: có 60/60 ngƣời, chiếm 100%; độ tuổi từ 20 - 60: 129/136 ngƣời, chiếm 94,8%; độ tuổi trên 60: có 21/24 ngƣời, chiếm 87,5%.
+ Trong giao tiếp với đối tƣợng khách lạ là ngƣời Kinh hoặc ngƣời dân tộc khác, tỉ lệ sử dụng tiếng Việt ở cả 3 độ tuổi đều là 100% và là tỉ lệ tuyệt đối ở lứa tuổi dƣới 20 và từ 20 - 60. Riêng ở lứa tuổi trên 60, có 3/24 ngƣời, chiếm 12,5% sử dụng song song tiếng Tày, tiếng Việt. Đây là 3 ngƣời mà khả năng nói tiếng Việt gần nhƣ chỉ nghe và nói đƣợc trong giao tiếp cơ bản, khi nói đến những vấn đề phức tạp hơn, họ lại chuyển mã sang tiếng Tày. 3 đối tƣợng này đều là nữ và là những ngƣời mù chữ. Đƣơng nhiên, với việc không biết đọc và viết tiếng Việt và phạm vi giao tiếp bó hẹp trong bản, thói quen sử dụng tiếng Tày trong hầu hết giao tiếp của họ lại càng rõ rệt hơn. (Xem bảng 2.18, 2.19, 2.20, phần Phụ lục).
Nhƣ vậy, trong phạm vi giao tiếp gia đình, tỉ lệ sử dụng tiếng Tày áp đảo so với sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là khi giao tiếp với ngƣời thân nhƣ ông bà, bố mẹ, con cháu. Tỉ lệ này cao hơn ở giới nữ và tăng dần theo độ tuổi từ 20 đến 60. Có thể thấy rằng, trong phạm vi giao tiếp gia đình ở địa bàn khảo sát của chúng tôi, tiếng Tày vẫn đƣợc bảo tồn và phát triển trong ý thức của ngƣời dân. Điều này liệu có đƣợc phát huy trong các môi trƣờng giao tiếp khác?