Theo từng độ tuổi (dƣới 20 tuổi, 20 – 60 tuổi, trên 60 tuổi), năng lực tiếng Tày, tiếng Việt, tiếng Nùng của ngƣời dân trên địa bàn cho kết quả nhƣ sau:
2.3.3.1. Năng lực tiếng Tày
- Nhƣ đã nói ở các phân tích trên, năng lực tiếng Tày của ngƣời dân trên địa bàn là rất tốt ở kĩ năng nghe và nói. 100% đối tƣợng khảo sát ở cả 3 độ tuổi đều thành thạo kĩ năng nghe. Tƣơng tự, cũng có 100% đối tƣợng khảo sát ở độ tuổi 20 – 60 và trên 60 là nói thành thạo tiếng Tày. Chỉ duy nhất một trƣờng hợp không biết nói tiếng Tày rơi vào độ tuổi dƣới 20.
- Về kĩ năng đọc và viết: Không có ngƣời nào ở độ tuổi dƣới 20 có khả năng đọc và viết tiếng Tày. Có 9/136 ngƣời, chiếm 6,6% ở độ tuổi 20 – 60 biết đọc và viết tiếng Tày. Đây phần lớn là những ngƣời đƣợc học chữ Tày cải tiến ở bậc tiểu học trong những năm 1960 – 1970. Ở độ tuổi trên 60, có 4/24 ngƣời, chiếm 16,7% biết đọc và viết tiếng Tày. Theo phỏng vấn sâu của chúng tôi, chữ Tày mà họ biết cũng là chữ Tày cải tiến (chứ không phải chữ Nôm Tày), họ đƣợc học để phục vụ nhu cầu công việc (cả 4 ngƣời đều là những ngƣời từng tham gia công tác: 3 ngƣời công tác tại địa phƣơng, 1 ngƣời là giáo viên Trƣờng sƣ phạm 10+3 tỉnh Cao Bằng).
Nhƣ vậy, mặc dù chữ Tày không còn đƣợc nhiều ngƣời trên địa bàn biết đến nhƣng chúng tôi vẫn nhận thấy một tín hiệu đáng mừng từ việc phân tích năng lực ngôn ngữ theo độ tuổi, đó là: Tỉ lệ 100% và 98,3% ngƣời dƣới 20 tuổi nghe và nói đƣợc tiếng Tày. Có thể khẳng định rằng, mặc dù giáo dục tiếng Việt đang đƣợc chú trọng trên địa bàn và tiếng Việt cũng bắt đầu “xâm
nhập” khá phổ biến vào đời sống qua các phƣơng tiện truyền thông nhƣng tiếng Tày vẫn không bị mai một. Tiếng mẹ đẻ đi vào đời sống của các em nhỏ qua những giao tiếp, sinh hoạt trong gia đình, qua lời ru của bà, của mẹ… Nhận xét về khả năng tiếng Tày của lứa tuổi dƣới 20, trƣởng bản Hoàng Thế Hậu cho chúng tôi biết: “Bọn trẻ con bây giờ giỏi lắm, chúng nó thạo cả tiếng phổ thông lẫn tiếng Tày”. Điều này cũng trùng khớp với nhận xét của cô Nguyễn Thị Lê - Phụ trách lớp mẫu giáo của xã khi chúng tôi đặt câu hỏi: Học sinh trong lớp dùng tiếng nào thành thạo hơn?: “Tiếng Việt của các em khá thành thạo rồi nhưng dùng tiếng Tày các em còn sôi nổi hơn tiếng Việt nhiều”. (Xem bảng 2.11, phần Phụ lục).
2.3.3.2. Năng lực tiếng Việt
- Năng lực tiếng Việt ở kĩ năng nghe và nói của cả 3 độ tuổi đều ở mức tối đa. Có nghĩa, mọi đối tƣợng trong diện khảo sát của chúng tôi đều có thể dùng tiếng Việt để giao tiếp thông thƣờng.
- Khả năng đọc và viết tiếng Việt của độ tuổi 20 – 60 có tỉ lệ cao nhất: 131/136 ngƣời, chiếm 96,3%. Đứng thứ hai là độ tuổi dƣới 20: 53/60 ngƣời, chiếm 88,3% biết đọc tiếng Việt và 52/60 ngƣời, chiếm 86,7% biết viết tiếng Việt. Sở dĩ tỉ lệ này ở lứa tuổi dƣới 20 (lứa tuổi đang đi học) thấp hơn lứa tuổi 20 – 60 là do có 8 em trong diện khảo sát của chúng tôi mới đang ở tuổi mẫu giáo, 8/8 em đều chƣa biết viết, 1/8 em đã biết đọc các chữ đơn giản. Nhƣ vậy, có thể thấy, khác với ngƣời Kinh, việc dạy con em học chữ trƣớc khi bƣớc vào lớp 1 ở địa bàn này là hầu nhƣ không có. Do vậy, tuy khả năng nghe và nói tiếng Việt của các em rất cao nhƣng trình độ tiếng Việt đánh giá qua việc đọc và viết ở cả đối tƣợng học tiểu học và THCS còn rất yếu. Điều này chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn ở chƣơng sau – về tình hình giáo dục đa ngữ trên địa bàn.
- Khả năng đọc, viết tiếng Việt của lứa tuổi trên 60 có tỉ lệ thấp nhất: 11/24 ngƣời, chiếm 45,8%. Sở dĩ nhƣ vậy là do có tới hơn một nửa (13 ngƣời) ở độ tuổi này là ngƣời mù chữ, trong đó phần lớn là nữ giới. Mặc dù nghe, nói đƣợc tiếng Việt nhƣng vì không biết đọc, viết viết, lại không sử dụng tiếng Việt thƣờng xuyên trong đời sống hàng ngày nên việc giao tiếp với ngƣời Kinh hoặc ngƣời dân tộc khác là là rất khó khăn. Nhƣ trƣờng hợp của bà Lê Thị Lợi (76 tuổi, ngƣời Tày), khi đƣợc hỏi: Nói tiếng Việt bà có thấy khó không? Bà trả lời: “Nói khổ lắm, biết nghe, không nói thạo đâu”. (Xem bảng 2.12, phần Phụ lục).
2.3.3.3. Năng lực tiếng Nùng
Phân tích năng lực tiếng Nùng theo lứa tuổi chúng tôi nhận thấy rõ hơn sự mai một của tiếng Nùng trên địa bàn này. Cụ thể nhƣ sau:
- Ở độ tuổi dƣới 20: Mặc dù số ngƣời Nùng ở độ tuổi này là 7 ngƣời nhƣng chỉ có 1 ngƣời biết nói tiếng Nùng. Tỉ lệ này chiếm 2,8% trong tổng số ngƣời Nùng và chiếm 1,7% trong tổng số ngƣời dƣới 20 tuổi. Xu hƣớng chuyển sang nói tiếng Tày ở các thế hệ trƣớc là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo đà này, việc không còn những ngƣời Nùng biết nghe và nói tiếng Nùng trên địa bàn có lẽ sẽ là tƣơng lai không xa.
- Ở độ tuổi 20 – 60: Có 24/136 ngƣời, chiếm 17,6% biết nghe tiếng Nùng và 9/136 ngƣời, chiếm 6,6% biết nói tiếng Nùng.
- Ở độ tuổi trên 60, có 11/24 ngƣời, chiếm 45,8% biết nghe tiếng Nùng và 8/24 ngƣời, chiếm 33,3% biết nói tiếng Nùng.
Một điều có thể dễ nhận thấy là tỉ lệ ngƣời nghe và nói tiếng Nùng trên địa bàn giảm dần theo lứa tuổi, không những thế còn giảm rất mạnh. Điều này báo động tình trạng tiếng Nùng không còn đƣợc các thế hệ con cháu ngƣời Nùng trên địa bàn sử dụng và lƣu giữ, chứ chƣa nói đến việc phát triển. Thực tế này do nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả lí do khách quan (việc giáo dục
tiếng Nùng chƣa đƣợc chú trọng) và lí do chủ quan (ngƣời Nùng không muốn sử dụng tiếng Nùng trong giao tiếp trên địa bàn). Nhƣng dù vì lí do nào thì việc bảo tồn tiếng Nùng cũng là vấn đề cấp thiết trên địa bàn. (Xem bảng 2.13, phần Phụ lục).