Qua khảo sát và qua phỏng vấn sâu đối tƣợng HS, chúng tôi nhận thấy đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của đối tƣợng HS có nhiều điểm chung với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của lứa tuổi dƣới 20 trên địa bàn bản Khuổi Rỳ. Cho nên chúng tôi không đi sâu vào phân tích cụ thể, chỉ xin nhấn mạnh một số đặc điểm chính nhƣ sau:
- Mặc dù trong 103 đối tƣợng HS đƣợc khảo sát có 30 HS ngƣời Nùng nhƣng cũng nhƣ những ngƣời Nùng khác di cƣ về địa bàn, HS ngƣời Nùng tuy một số vẫn có khả năng nghe, nói tiếng Nùng nhƣng trong giao tiếp lại chủ yếu sử dụng tiếng Tày và tiếng Việt. Tiếng Nùng chỉ xuất hiện trong một số giao tiếp ở phạm vi nhỏ nhƣ với ông bà, bố mẹ. Tuy nhiên con số này cũng là rất ít. Vì thế, chúng tôi chỉ đi vào xem xét đặc điểm sử dụng tiếng Tày và tiếng Việt của HS trên địa bàn.
- Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình: HS trên địa bàn sử dụng song song tiếng Tày và tiếng Việt trong giao tiếp với ông bà, bố mẹ, anh chị em nhƣng với hai xu hƣớng chính: Thứ nhất, sử dụng tiếng Việt nhiều hơn; thứ hai, sử dụng nhiều tiếng Tày để nói với ông bà, ít hơn với bố mẹ và giảm dần khi nói với anh chị em.
- Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với các đối tƣợng khác: Với ngƣời quen (là ngƣời trong bản hay bạn bè cùng lứa trong xã), các em cũng sử dụng song song tiếng Tày và tiếng Việt nhƣng tiếng Việt đƣợc ƣu tiên sử dụng nhiều hơn. Với khách lạ, tiếng Việt chiếm ƣu thế hoàn toàn trong giao tiếp của đối tƣợng HS.
- Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong các hoàn cảnh khác nhau của đời sống: Trong làm lụng, vui đùa và các sinh hoạt ở nơi công cộng, tiếng Tày chiếm tỉ lệ cao hơn. Có thể do đây là những môi trƣờng mà các thành viên của cộng đồng chủ yếu sử dụng tiếng Tày, hơn nữa cũng là những môi trƣờng
khiến cho không chỉ đối tƣợng HS cảm thấy thoải mái thể hiện mình, cho nên, các em sử dụng nhiều tiếng Tày hơn là tiếng Việt (nhƣng tiếng Việt cũng có sự tham gia đáng kể). Ngƣợc lại, với trƣờng hợp ca hát và thể thao, tiếng Việt lại chiếm tỉ lệ cao hơn. Điều này có thể xuất phát từ việc thiếu vắng các bài hát tiếng Tày; các hoạt động thể thao truyền thống (ném còn, đi cà kheo…) cũng ngày càng ít.
- Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong trƣờng học: Trong môi trƣờng trƣờng học, HS sử dụng tiếng Việt (với thầy cô, bạn bè) nhiều hơn và ít tiếng Tày hơn ở trong lớp; HS nói với thầy cô bằng tiếng Việt nhiều hơn và bằng tiếng Tày ít hơn so với khi nói với bạn bè. Nhƣ vậy, cũng giống nhƣ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của lứa tuổi dƣới 20 trong giao tiếp hành chính, đối tƣợng HS hầu nhƣ sử dụng tiếng Việt bởi không những họ khá ý thức về việc sử dụng ngôn ngữ trong mỗi hoàn cảnh mà hơn thế, năng lực ngôn ngữ đặc biệt là năng lực nghe, nói tiếng Việt của họ khá tốt, nên việc sử dụng nhiều tiếng Việt hơn cũng không gây cho họ sự bất tiện nào. (Xem bảng 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8, 3.9, phần Phụ lục).