trường
Khảo sát ý kiến của phụ huynh HS đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trƣờng, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt nhiều về quan điểm giữa các phụ huynh ngƣời Tày, ngƣời Nùng hoặc giữa phụ huynh nam và nữ. Sự khác biệt chỉ xuất hiện giữa các độ tuổi từ 20 - 60 và trên 60 tuổi (chúng tôi không lấy ý kiến của độ tuổi dƣới 20 vì một số trong độ tuổi này đã lập gia đình nhƣng chƣa có con).
Thứ nhất, chúng tôi lấy ý kiến của phụ huynh về việc sử dụng ngôn ngữ của HS ở cả ba cấp học, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Ở độ tuổi trên 60, 24/24 ngƣời, chiếm 100% có ý kiến dạy song song cả tiếng Tày và tiếng Việt cho HS cấp tiểu học, cấp trung học và đại học chỉ dạy tiếng Việt. Ở độ tuổi từ 20 - 60, 24/136 ngƣời, chiếm 17,6% có ý kiến dạy tiếng Tày cho HS cấp tiểu học, 100% phụ huynh ở độ tuổi này có ý kiến dạy tiếng Việt ở cả ba cấp.
Nhƣ vậy, có thể thấy ở độ tuổi càng cao, ý thức về việc duy trì ngôn ngữ dân tộc cho thế hệ trẻ càng lớn. Tuy vậy, ý kiến chung và có sự thống nhất cao ở cả 2 độ tuổi là việc sử dụng tiếng Việt làm phƣơng tiện giảng dạy cho con em họ ở cả ba cấp học. Điều này phản ánh đúng với thực tế và nhu cầu sử dụng tiếng Việt của ngƣời dân trên địa bàn. Ngoài tiếng Tày - ngôn ngữ phổ thông vùng, thì từ lâu ngƣời dân trên địa bàn đã coi tiếng Việt là phƣơng tiện giao tiếp chung và là công cụ của tƣ duy. Tuy thói quen sử dụng tiếng Tày trong giao tiếp hàng ngày của họ vẫn là phổ biến nhƣng không vì thế mà họ không giao tiếp hoặc tƣ duy đƣợc bằng tiếng Việt, khả năng tiếng Việt cũng không vì thế mà kém đi.
Thứ hai, ý kiến của phụ huynh HS về việc sử dụng ngôn ngữ nào để giờ học của HS Tày đạt kết quả tốt nhƣ sau: 100% phụ huynh ở độ tuổi trên 60 lựa chọn phƣơng án kết hợp và tiếng Việt và tiếng Tày. Tỉ lệ này là tuyệt đối vì không có phụ huynh nào ở độ tuổi này có ý kiến chỉ dùng tiếng Việt hoặc chỉ dùng tiếng Tày. 128/136 ngƣời, chiếm 94,6% ở độ tuổi 20 - 60 cho rằng nên kết hợp cả tiếng Việt và tiếng Tày để giờ học của HS đạt kết quả tốt; 7/136 ngƣời, chiếm 5,1% cho rằng chỉ nên dùng tiếng Việt trong giờ học của HS. Nhƣ vậy càng ở độ tuổi nhỏ, quan điểm nên dùng tiếng Việt nhiều hơn càng phổ biến.
Thứ ba, về thời điểm dạy tiếng Việt, tiếng Tày trong quá trình học của HS, ý kiến của phụ huynh HS nhƣ sau: Ở độ tuổi trên 60, 24/24 ngƣời, chiếm
100% cho rằng nên dạy tiếng Việt song song với tiếng Tày ngay từ đầu cấp cho HS. Ở độ tuổi từ 20 - 60: chỉ có 117/136 ngƣời, chiếm 86,0% đồng quan điểm với độ tuổi trên 60; 18/136 ngƣời, chiếm 13,2% cho rằng chỉ dạy tiếng Việt từ đầu cấp. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với quan điểm về việc nên dùng ngôn ngữ nào trong giờ học để kết quả học tập của HS đƣợc tốt hơn.
Thứ tư, về quan điểm giáo viên dạy học ở trƣờng vùng dân tộc Tày cần hay không cần biết tiếng Tày và có nên dạy tiếng Tày cho giáo viên hay không, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Ở độ tuổi trên 60: 100% độ tuổi này cho rằng giáo viên dạy học ở trƣờng vùng dân tộc Tày cần biết tiếng Tày; 21/24 ngƣời, chiếm 87,5% cho rằng nên dạy tiếng Tày cho giáo viên tiểu học ở vùng dân tộc Tày, chỉ có 3/24 ngƣời, chiếm 12,5% có ý kiến là không nên dạy tiếng Tày cho giáo viên. Có lẽ xuất phát điểm của ý kiến không nên dạy tiếng Tày cho giáo viên của số ngƣời này cũng giống với quan điểm của giáo viên trên địa bàn, cho rằng việc biết tiếng Tày đối với giáo viên vùng dân tộc Tày là phổ biến, không nên đƣa vào chƣơng trình giảng dạy ở các trƣờng trung cấp, cao đẳng và đại học. Ở độ tuổi từ 20 - 60, có 129/136 ngƣời, chiếm 94,9% có ý kiến cho rằng giáo viên ở vùng đồng bào dân tộc Tày cần biết tiếng Tày, 7/136 ngƣời, chiếm 5,1% cho rằng giáo viên không cần biết tiếng Tày. Cũng vì có những ý kiến này nên chỉ có 85/136 ngƣời, chiếm 62,5% cho rằng nên dạy tiếng Tày cho giáo viên tiểu học vùng dân tộc Tày, còn lại 51/136 ngƣời, chiếm 37,5% nghĩ rằng không nên dạy tiếng Tày cho giáo viên. Nhƣ vậy, ở cả năm câu hỏi chúng tôi đặt ra để khảo sát thái độ ngôn ngữ của phụ huynh HS đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong dạy-học ở nhà trƣờng, kết quả chúng tôi thu đƣợc đều cho thấy một quan điểm chung, cũng là biểu hiện phản ánh sự chuyển biến tâm lí của các thế hệ trên địa bàn về thái độ với tiếng Việt: Những ngƣời trẻ tuổi hiện nay trên địa bàn thƣờng không xem nặng vấn đề biết hay không biết tiếng mẹ đẻ - ngôn ngữ dân tộc của họ
lắm. Với nhiều ngƣời, tiếng Việt vừa là tiếng phổ thông, vừa có thể coi là tiếng mẹ đẻ. Họ cũng nhận thức đƣợc tiếng Việt là ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, việc biết tiếng Việt mang lại rất nhiều lợi ích. Trái lại, với những ngƣời già hơn, ở độ tuổi trên 60, mong muốn giữ gìn giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó có ngôn ngữ là rất mãnh liệt. Vậy thì, nếu dung hòa đƣợc giữa các lứa tuổi, để lứa tuổi trẻ dù đề cao tiếng Việt nhƣng cũng không đánh mất đi tiếng mẹ đẻ của mình và để lứa tuổi lớn hơn truyền đƣợc tình cảm, sự trân trọng của mình đối với tiếng nói, chữ viết dân tộc sang lớp trẻ, thì đó sẽ là thành công lớn của chính sách ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta. (Xem bảng 3.19, 3.20, 3.21, 3.22, 3.23, 3.24, 3.25, 3.26, phần Phụ lục).
3.6. Tiểu kết Chƣơng 3
Qua việc tìm hiểu năng lực ngôn ngữ và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của HS đồng thời khảo sát thái độ ngôn ngữ của đối tƣợng này cùng với đối tƣợng giáo viên và phụ huynh HS trên địa bàn, chúng tôi thu đƣợc những kết quả chính nhƣ sau:
Thứ nhất, về năng lực ngôn ngữ của HS: Nếu nhƣ đối tƣợng HS mầm mon còn khá yếu trong năng lực tiếng Việt thì đến cấp tiểu học và THCS, 100% HS đều có khả năng nghe đƣợc, nói đƣợc tiếng Việt. Khả năng tiếng Tày của HS từ mẫu giáo đến THCS là khá khả quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với chất lƣợng giáo dục trên địa bàn là năng lực tiếng Việt thực sự của HS (kể cả cấp THCS) còn quá yếu ở kĩ năng đọc-hiểu và viết.
Thứ hai, về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của HS: Giống nhƣ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của độ tuổi dƣới 20 trên địa bàn bản Khuổi Rỳ mà chúng tôi đã phân tích sâu ở Chƣơng 2, HS chủ yếu sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp kể cả ở môi trƣờng gia đình hay trƣờng học; với ngƣời thân hay với
khách lạ. Tất nhiên, trong bối cảnh địa bàn đa số dân tộc Tày, các điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần còn chƣa cao, phƣơng tiện truyền thông đại chúng còn chƣa nhiều thì việc vẫn duy trì tiếng Tày song song với sử dụng tiếng Việt của HS trên địa bàn là đặc điểm phổ biến.
Thứ ba, về thái độ ngôn ngữ của HS, giáo viên và phụ huynh HS đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trƣờng: Ở cả ba đối tƣợng này, vai trò của tiếng Việt trong nhà trƣờng đều đƣợc đề cao. Tuy vậy, ý kiến về việc kết hợp sử dụng tiếng Tày và tiếng Việt trong giảng dạy hoặc ý kiến cho rằng giáo viên trên địa bàn vùng dân tộc Tày cần biết tiếng Tày lại là những ý kiến phổ biến. Điều này phản ánh thực tế giảng dạy ở địa phƣơng nhƣng cũng cho thấy tín hiệu đáng mừng về việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số.
KẾT LUẬN
Đề tài luận văn “Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng”, trên cơ sở các lí thuyết về ngôn ngữ học xã hội đã khái quát đƣợc bức tranh tổng thể về cảnh huống đa ngữ trên một địa bàn cụ thể trong mối tƣơng quan với nhiều yếu tố nhƣ đặc điểm địa lí, đặc điểm kinh tế-xã hội, thành phần dân tộc, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp… Trong đó có một số kết quả đáng chú ý nhƣ sau:
1. Về năng lực ngôn ngữ: Nhìn một cách tổng thể 100% dân cƣ trên địa bàn đều có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt, kể cả trẻ em và những ngƣời già. Tuy vậy, mức độ sử dụng tiếng Việt của từng đối tƣợng lại phụ thuộc vào các nhân tố nhƣ giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc và môi trƣờng giao tiếp. Năng lực tiếng Tày của ngƣời dân trên địa bàn là tƣơng đối tốt ngay kể cả với đối tƣợng ngƣời Nùng. Do đặc điểm di cƣ đến cƣ trú đan xen ở địa bàn của đa số ngƣời Tày nên phần lớn ngƣời Nùng có khả năng sử dụng thành thạo cả tiếng Tày, tiếng Nùng. Một số ngƣời Tày trên địa bàn cũng có thể nghe đƣợc tiếng Nùng.
2. Về đặc điểm giao tiếp ngôn ngữ: Đặc điểm nổi bật trong giao tiếp của ngƣời dân trên địa bàn khảo sát là việc sử dụng thống nhất tiếng Tày và tiếng Việt, kể cả với ngƣời Nùng. Cho nên, cảnh huống đa ngữ trên địa bàn thực chất là cảnh huống song ngữ Tày - Việt. Trong đó, tiếng Việt chiếm ƣu thế nổi trội trong các giao tiếp từ trong gia đình đến ngoài xã hội và bên cạnh là vai trò không thể phụ nhận của tiếng Tày trong phạm vi gia đình, làng, bản. Mức độ sử dụng tiếng Tày và tiếng Việt trong giao tiếp ở từng môi trƣờng cũng phụ thuộc vào những nhân tố nhƣ giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc… Chẳng hạn, độ tuổi dƣới 20 đa số sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp thì độ tuổi trên 60 lại sử dụng tiếng Tày nhiều hơn. Hoặc, nam giới
có xu hƣớng sử dụng tiếng Tày nhiều hơn nữ giới trong phạm vi gia đình vì theo quan niệm của địa phƣơng, họ là những ngƣời tiếp nối truyền thống gia đình và bản sắc văn hóa dân tộc… Có một đặc điểm đáng chú ý là hầu hết ngƣời dân trên địa bàn sử dụng tiếng dân tộc mình không hề có thái độ ngại ngùng hay tự ti so với tiếng Việt. Việc chuyển mã, trộn mã giữa các ngôn ngữ chỉ là do nhu cầu của giao tiếp chứ không hề xuất phát từ thái độ tự ti đối với ngôn ngữ của họ.
3. Qua khảo sát thực tế về thái độ ngôn ngữ của các đối tƣợng HS, giáo viên và phụ huynh HS, cho thấy: Hầu hết HS đều có nguyện vọng và mong muốn học tiếng Việt và không mấy mặn mà với ngôn ngữ dân tộc mình. Không thể phủ nhận một thực tế trên địa bàn là ngôn ngữ dân tộc đang mất dần ở các thế hệ trẻ và thực tế này đang bắt đầu nhen nhóm trong nhận thức của đối tƣợng này. Mặc dù một số đối tƣợng giáo viên và ngƣời dân ở độ tuổi trên 60 có ý kiến muốn duy trì và phát huy hơn nữa vai trò của tiếng Tày trong hoạt động dạy-học nhƣng chủ thể thụ hƣởng là đối tƣợng HS lại không thực sự có mong muốn đó nhất là khi mà việc rèn luyện các kĩ năng tiếng Việt vẫn còn là vấn đề khá nan giải với đối tƣợng này.
4. Mặt hạn chế và hƣớng phát triển của nghiên cứu: Những kết luận của chúng tôi trên đây dựa trên phạm vi nghiên cứu hẹp nên chƣa khái quát đƣợc cảnh huống đa ngữ chung của địa bàn huyện Hòa An cũng nhƣ cảnh huống song ngữ Tày - Việt trên địa bàn. Mặc dù tại địa bàn khảo sát có cả đối tƣợng ngƣời Nùng nhƣng chúng tôi cũng chƣa đủ thời gian để tìm hiểu kĩ hơn về năng lực cũng nhƣ đặc điểm sử dụng song ngữ Việt - Nùng, để từ đó có sự đối sánh giữa tiếng Tày, tiếng Nùng và tìm hiểu đƣợc vấn đề Tày và Nùng hay Tày Nùng trên địa bàn… Những hạn chế này cũng chính là các hƣớng phát triển của đề tài ở cấp nghiên cứu cao hơn hay ở những nghiên cứu khác.
5. Nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc ngày nay có vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục cho các cộng đồng dân tộc, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số. Chúng tôi hi vọng luận văn này sẽ có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu ngôn ngữ trên địa bàn khảo sát nói riêng và địa bàn các dân tộc thiểu số nói chung cũng nhƣ có đƣợc những đóng góp nhất định cho việc đề ra những chính sách ngôn ngữ đúng đắn, phù hợp với đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta.