Lớp mẫu giáo của xã Bình Dƣơng gồm có 26 HS, trong đó có 10 em 5 tuổi, 9 em 4 tuổi và 7 em 3 tuổi. Vì đặc thù ít HS nên Trƣờng đã gộp 3 lứa tuổi vào cùng một lớp học, do vậy, trong lớp có sự phân hóa rõ rệt về năng lực ngôn ngữ, chủ yếu là năng lực tiếng Việt.
3.2.1.1. Về năng lực tiếng Việt
Trƣớc hết, có thể nhận xét rằng khả năng tiếng Việt của HS mẫu giáo tại địa bàn khảo sát là khá khả quan. Có 22/26 HS, chiếm 84,6% nghe đƣợc, nói đƣợc tiếng Việt. Chỉ có 4/26 HS, chiếm 15,4% là nghe đƣợc nhƣng chƣa giao tiếp đƣợc bằng tiếng Việt. 4 HS này đều là những HS 3 tuổi. Có nghĩa là, khi bắt đầu lên lớp 4, 5 tuổi, khả năng tiếng Việt của HS trên địa bàn đã khá hoàn chỉnh ở mức độ giao tiếp. Điều này đƣợc khẳng định khi chúng tôi tiếp xúc trực tiếp với HS ở đây. HS 4 và 5 tuổi (khi đã quen với chúng tôi) tuy chƣa tự tin lắm nhƣng đã có sự bạo dạn trong giao tiếp, còn HS 3 tuổi chƣa nói đƣợc tiếng Việt thì hầu nhƣ chỉ sử dụng ngôn ngữ cử chỉ (gật và lắc) khi chúng tôi nói chuyện với các em bằng tiếng Việt. Trƣớc khi tiếp xúc với HS mẫu giáo ở đây, cô Nguyễn Thị Lê – phụ trách lớp cũng cho chúng tôi biết: “Khi bắt đầu vào học lớp 3 tuổi, các em hầu như chưa biết nói tiếng Việt, do
ở nhà chưa được tiếp xúc nhiều, nên có thể hiểu những gì cô giáo nói nhưng lại chưa nói chuyện với cô giáo được. Lên 4, 5 tuổi thì các em đã bạo dạn hơn, khả năng sử dụng tiếng Việt tốt hơn”.
Trong số 26 HS lớp mẫu giáo tại đây thì có 6 HS, chiếm 23,1% đã biết nhận diện những chữ cái và đọc các chữ đơn giản có 2 âm tiết. 6 HS này đều thuộc lớp 5 tuổi và theo điều tra của chúng tôi thì cả 6 HS đều có bố mẹ công tác ở xã hoặc là giáo viên. Điều này cho thấy, việc giáo dục tiếng Việt cho con em của ngƣời dân trên địa bàn tuy đã có ý thức hơn (ở việc cho con em đến trƣờng từ lứa tuổi còn rất nhỏ, chú ý nói nhiều tiếng Việt trong giao tiếp với con cái) nhƣng phần lớn đối tƣợng này lại là những ngƣời tham gia công tác, còn hầu hết những ngƣời làm nghề nông đều “phó mặc” việc giáo dục tiếng Việt cho nhà trƣờng.
Tuy vậy, chúng tôi cũng nhận thấy một điểm đáng nhấn mạnh ở việc giáo dục cho lứa tuổi tiền học đƣờng trên địa bàn, đó là hình thức lớp ghép giữa các độ tuổi. Mặc dù hình thức này có nguyên nhân sâu xa xuất phát từ việc không đủ HS cho mỗi độ tuổi để mở lớp riêng nhƣng qua quá trình dạy và học, chính các HS lại là đối tƣợng đƣợc “hƣởng lợi” từ việc ghép lớp này. Từ khi 3 tuổi, các em sẽ đƣợc tiếp xúc với tiếng Việt, tham gia vào bài học của các anh chị 4, 5 tuổi, hình thành ý thức và thói quen giao tiếp tiếng Việt trong nhà trƣờng và sau đó là ngoài xã hội. Chính vì vậy mà có một số HS 5 tuổi ở lớp mẫu giáo đã khiến chúng tôi khá ngạc nhiên về khả năng tiếng Việt: Các em nghe và hiểu bài khá nhanh, trả lời câu hỏi của giáo viên khá rõ ràng (câu trả lời đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ), giao tiếp với khách lạ cũng không mấy rụt rè. Theo chúng tôi, đây là hình thức nên duy trì ở các địa bàn mà HS không có điều kiện học tập và trao đổi tiếng Việt nhiều ở những môi trƣờng khác ngoài nhà trƣờng. (Xem bảng 3.1, phần Phụ lục).
Giống nhƣ đặc điểm ngôn ngữ của độ tuổi dƣới 20 tại bản Khuổi Rỳ (đã phân tích ở Chƣơng 2), HS mẫu giáo thuộc đối tƣợng khảo sát đều có khả năng nghe và nói tiếng Tày khá thành thạo. Có 24/26 HS, chiếm 92,3% nghe đƣợc, nói đƣợc tiếng Tày (trong đó có 5 em ngƣời Nùng). Các em HS 3 tuổi nếu nhƣ còn khá rụt rè trong giao tiếp tiếng Việt thì lại tham gia sôi nổi khi giao tiếp tiếng Tày. Thậm chí, trong các bài giảng của HS lớp 4, 5 tuổi, các em cũng tham gia nhƣng bằng tiếng Tày.
Xin dẫn ra đây một vài trƣờng hợp làm ví dụ: Tại tiết học Làm quen với các vật dụng gia đình:
- Cô giáo (giơ đôi đũa): Cả lớp cho cô biết, đây là cái gì? - HS (3 tuổi): Thƣa cô, “ăn” đũa (cái đũa)
- Cô giáo: Cái đũa làm từ gì? - HS (3 tuổi): “Ăn mẩy” (cái cây)
Trƣờng hợp khác: Cô giáo gọi một HS (3 tuổi) lên bảng chỉ đâu là cái bát, đâu là cái đĩa, khi HS đó còn đang phân vân thì một HS (3 tuổi) ở dƣới lớp nói: “Hoài nắm chắc mì lè Hoài à?” (Hoài không biết à Hoài?).
Trong khi đó, qua quan sát tham dự, chúng tôi thấy rằng, để hỏi HS 3 tuổi và các em trả lời đƣợc bằng tiếng Việt là việc rất khó đối với cả chính giáo viên trực tiếp đứng lớp. Nhƣ vậy, nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 2, những dẫn chứng này càng củng cố cho khẳng định: Tiếng Tày vẫn đƣợc bảo tồn và phát triển khá tốt trên địa bàn xã Bình Dƣơng, ngay cả đối với độ tuổi nhỏ. Trong số các đối tƣợng khảo sát, chỉ có 2/26 HS, chiếm 7,7% có thể nghe đƣợc nhƣng không nói đƣợc tiếng Tày. Tất cả các em đều không biết chữ Tày. (Xem bảng 3.1, phần Phụ lục) 3.2.1.3. Về năng lực tiếng Nùng
Trong lớp mẫu giáo của xã có 7/26 HS là ngƣời Nùng nhƣng chỉ có 3/26 HS, chiếm 11,5% nghe đƣợc, nói đƣợc tiếng Nùng. Theo chúng tôi đƣợc biết, cả 3 HS này đều là ngƣời Nùng, thuộc bản Thin Tẳng, là bản khá xa
trung tâm (cách Uỷ ban nhân dân xã 7 km), chỉ có 6 hộ gia đình ngƣời Nùng, sống khép kín và vẫn sử dụng tiếng Nùng trong giao tiếp. Chính vì vậy mà các HS này vẫn nghe đƣợc và nói đƣợc tiếng Nùng. Tuy vậy, con số này là quá ít, hơn nữa, các HS này cũng lại nghe và nói thành thạo cả tiếng Tày. Nhƣ vậy, tiếng Nùng, trong bối cảnh của địa bàn đa số dân tộc Tày đang ở trong tình trạng khá nguy hiểm, có nguy cơ mất dần trên địa bàn nếu không có chính sách bảo tồn hợp lí. (Xem bảng 3.1, phần Phụ lục).