Bằng phƣơng pháp điều tra với bảng hỏi kết hợp phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy đặc điểm nổi bật và cũng dễ nhận ra trong giao tiếp ngôn ngữ của ngƣời dân trên địa bàn là việc sử dụng kết hợp cả tiếng Tày và tiếng Việt ở hầu hết mọi tình huống trong đời sống hàng ngày thông qua chuyển mã, trộn mã… Tuy nhiên, ứng với mỗi giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc hay với những tình huống, môi trƣờng giao tiếp khác nhau thì đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân trên địa bàn cho chúng tôi những kết quả khác biệt. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi sẽ lần lƣợt phân tích đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong từng tình huống giao tiếp và từng mối tƣơng quan đối với mỗi tình huống đó.
2.4.1.1. Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với người thân theo góc độ giới tính
- Tiếng để nói với ông bà: Nhìn chung, cả nam và nữ đều sử dụng đồng thời tiếng Tày và tiếng Việt trong giao tiếp với ông bà. Tuy nhiên, tiếng Tày đƣợc sử dụng nhiều hơn tiếng Việt và sử dụng một cách tuyệt đối ở cả hai
giới: 100% nam và nữ sử dụng tiếng Tày để giao tiếp với ông bà. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi lấy ví dụ lứa tuổi nhỏ nhất trong phạm vi khảo sát của chúng tôi là 3 – 5 tuổi thì ông bà của chúng cũng vào khoảng 50 tuổi trở lên. Đây là lứa tuổi không quen sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày nên hầu nhƣ họ lựa chọn tiếng Tày để nói với con cháu, tạo cho con cháu thói quen sử dụng tiếng Tày khi giao tiếp với ông bà. Và nhƣ một tất yếu, ngôn ngữ dùng để nói với ông bà của các lứa tuổi lớn hơn ở cả nam và nữ cũng đa số là tiếng Tày. Khi phỏng vấn cô Hoàng Thị Hƣơng (52 tuổi, ngƣời Tày), chúng tôi đặt câu hỏi: Tại sao hầu hết ngƣời dân trên địa bàn đều dùng tiếng Tày trong giao tiếp với ngƣời cao tuổi? Cô trả lời: “Bây giờ trẻ con mới sinh được học tiếng phổ thông nhiều chứ trước đây các cô thì không ai nói tiếng phổ thông đâu… Nói tiếng Tày quen rồi, tiếng phổ thông nói khó, nói tiếng Tày thoải mái hơn”. Câu trả lời này, thiết nghĩ, chính là lời lí giải rất thực tế cho sự lựa chọn ngôn ngữ để nói với ông bà của ngƣời dân trên địa bàn.
Trong khi tiếng Tày chiếm tỉ lệ áp đảo thì tiếng Việt cũng vẫn thể hiện đƣợc vị thế của mình trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp của những ngƣời trẻ tuổi. Có 45/110 nam, chiếm 40,9% và 58/110 nữ, chiếm 52,7% lựa chọn tiếng Việt khi giao tiếp với ông bà. Phần đông trong số này là các đối tƣợng dƣới 20 tuổi. Nhìn vào tỉ lệ trên có thể thấy số nữ sử dụng tiếng Việt nhiều hơn nam giới trong giao tiếp với ông bà. Điều này có thể đƣợc lí giải rằng trong giao tiếp hàng ngày, ông bà chú trọng dùng tiếng Tày để giao tiếp với con trai, cháu trai nhiều hơn là con gái, cháu gái. Hệ quả là số nữ ý thức sử dụng tiếng Tày dù không ít hơn nam nhƣng sử dụng song song tiếng Tày, tiếng Việt nhiều hơn. Điều này cho thấy thái độ “trọng nam, khinh nữ” vẫn còn đâu đó trong ý thức của ngƣời dân trên địa bàn.
- Tiếng để nói với bố mẹ: Trong giao tiếp với bố mẹ, nam giới sử dụng tiếng Tày nhiều hơn nữ giới nhƣng nữ giới lại sử dụng tiếng Việt
nhiều hơn nam. Cụ thể: Nam giới có tới 106/110 ngƣời, chiếm 96,3%; nữ giới có 99/110 ngƣời, chiếm 90% sử dụng tiếng Tày trong giao tiếp với bố mẹ. Có lẽ, ngoài nguyên nhân “trọng nam, khinh nữ” đã phân tích ở trên thì nam giới là những ngƣời phần nào ý thức hơn nữ giới trong việc sử dụng tiếng dân tộc, bản địa.
Trong khi đó, số lƣợng nam dùng tiếng Việt để giao tiếp với bố mẹ là 84/110, chiếm 76,3%, con số này ở nữ là 89/110, chiếm 80,9%. Tỉ lệ này ở nữ có nhỉnh hơn một chút so với nam bởi theo quan sát của chúng tôi, những ngƣời phụ nữ ở bản Khuổi Rỳ ngày càng ý thức rõ rệt hơn thiên chức làm mẹ và sự ảnh hƣởng của ngƣời mẹ tới con cái, đặc biệt là về ngôn ngữ. Cho nên, họ sử dụng tiếng Việt nhiều hơn với con cái để các cháu làm quen với tiếng Việt từ nhỏ, tạo điều kiện cho sự tiếp thu và hội nhập với bên ngoài khi các cháu lớn lên. Ngƣời bố trong gia đình, theo quan niệm ở địa bàn, là ngƣời tiếp nối, giữ gìn truyền thống gia đình và bản sắc văn hoá dân tộc; vì thế, ở nam có xu hƣớng sử dụng nhiều tiếng Tày và ít tiếng Việt với con cái.
- Tiếng để nói với con cái: Nhìn chung, việc lựa chọn tiếng Tày và tiếng Việt trong giao tiếp với con cái ở cả nam và nữ là khá đồng đều. Có 65/110 nam, chiếm 59,1% chọn tiếng Tày để nói với con cái; số lƣợng này ở nữ cũng với con số và tỉ lệ tƣơng đƣơng. Số lƣợng nam chọn tiếng Việt để nói với con cái là 68/110 ngƣời, chiếm 61,8% và nữ giới có 72/110, chiếm 65,4%. Nhƣ vậy, cả nam và nữ trên địa bàn đều chú trọng cả tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt trong giao tiếp với con cái. Đây là thực tế đáng mừng trên địa bàn mà chúng tôi cũng nhận thấy trong quá trình quan sát, tham dự. Hầu hết các bậc phụ huynh đều rất chú trọng rèn luyện khả năng tiếng Việt cho con cái ngay từ nhỏ, cho nên, có trƣờng hợp chƣa biết tiếng dân tộc nhƣng đã nói thạo tiếng Việt. (Xem bảng 2.14, 2.15, phần Phụ lục).
2.4.1.2. Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với người thân theo góc độ dân tộc
Theo góc độ dân tộc, tuy cả ngƣời Tày và ngƣời Nùng trên địa bàn đều sử dụng tiếng Tày và tiếng Việt trong giao tiếp, đều có những đặc điểm giao tiếp chung của địa bàn nhƣng chúng tôi vẫn thấy có sự khác biệt đôi chút trong lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp ở gia đình giữa hai dân tộc này.
- Kết quả điều tra cho thấy, ngƣời Nùng có xu hƣớng lựa chọn tiếng Tày nhiều hơn tiếng Việt để giao tiếp trong phạm vi gia đình. Bằng chứng là tỉ lệ ngƣời Nùng chọn tiếng Tày trong các giao tiếp với ông bà, bố mẹ, con cái đều lớn hơn hoặc bằng tỉ lệ đó của ngƣời Tày. Cụ thể: Có 35/35 ngƣời Nùng, chiếm 100% sử dụng tiếng Tày để giao tiếp với bố mẹ; số này ở ngƣời Tày là 170/185 ngƣời, chiếm 91,9%. Có 22/35 ngƣời Nùng, chiếm 62,8% và 108/185 ngƣời Tày, chiếm 58,4% chọn tiếng Tày để nói với con cái. Nhƣ một hệ quả, khi tỉ lệ lựa chọn tiếng Tày để giao tiếp của ngƣời Nùng cao thì tỉ lệ lựa chọn tiếng Việt lại thấp. Số ngƣời Nùng lựa chọn tiếng Việt trong giao tiếp với ông bà, bố mẹ lần lƣợt là 13/35 ngƣời, chiếm 37,1% và 22/35 ngƣời, chiếm 62,8%. Tỉ lệ này ở ngƣời Tày lần lƣợt là 90/185 ngƣời, chiếm 48,6% và 151/185 ngƣời, chiếm 81,6%. Riêng trong giao tiếp với con cái, tỉ lệ lựa chọn tiếng Việt ở ngƣời Tày và ngƣời Nùng là xấp xỉ nhau: Có 118/185 ngƣời Tày, chiếm 63,8% và 22/35 ngƣời Nùng, chiếm 62,8% lựa chọn tiếng Việt để giao tiếp với con cái. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng ý thức hƣớng cho con cái học tiếng Việt của ngƣời dân trên địa bàn là ý thức chung và phổ biến. Nếu nhƣ trong các giao tiếp khác, ngƣời dân lựa chọn tiếng Tày nhiều hơn thì trong giao tiếp với con cái, lựa chọn đƣợc ƣu tiên luôn là tiếng Việt. (Xem bảng 2.16, 2.17, phần Phụ lục).
2.4.1.3 Ngôn ngữ thường dùng để giao tiếp với người thân theo độ tuổi
Kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi càng cao, tỉ lệ sử dụng tiếng Tày để giao tiếp với ngƣời thân càng cao, tỉ lệ này giảm dần theo lứa tuổi; trong khi đó, tỉ lệ sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với ngƣời thân lại tăng dần. Cụ thể: Lứa tuổi trên 60 sử dụng hoàn toàn tiếng Tày để giao tiếp với ông bà và bố mẹ (24/24 ngƣời, chiếm 100%). Tỉ lệ sử dụng tiếng Tày để giao tiếp với ông bà, bố mẹ ở lứa tuổi 20 - 60 lần lƣợt là 136/136 ngƣời, chiếm 100% và 135/136 ngƣời, chiếm 99,2%. Ở lứa tuổi dƣới 20, tỉ lệ này là 60/60 ngƣời, chiếm 100% và 46/60 ngƣời, chiếm 76,6%. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, tỉ lệ 100% ở lứa tuổi trên 60 là tỉ lệ tuyệt đối, bởi lứa tuổi này chỉ sử dụng tiếng Tày để giao tiếp với ông bà, bố mẹ; còn lứa tuổi 20 - 60 và dƣới 20 tuổi sử dụng song song cả tiếng Tày và tiếng Việt để giao tiếp với hai đối tƣợng trên. Tỉ lệ tuyệt đối ở lứa tuổi trên 60 đƣợc ông Triệu Khắc Thàm (69 tuổi, ngƣời Tày, nguyên là giảng viên Khoa Tâm lí giáo dục, Trƣờng Sƣ phạm 10+3 tỉnh Cao Bằng) xác nhận khi trả lời phỏng vấn của chúng tôi: “Thời bác còn nhỏ, trong làng mọi người chỉ nói tiếng Tày thôi. Bác đi học xa, đi dạy học xa nhà, về nhà nói tiếng Việt thấy lạc lõng lắm, không quen đâu. Mãi đầu những năm 1990 tiếng Việt mới bắt đầu phổ biến, mà cũng ít người nói”.
Về tiếng Việt, ở lứa tuổi trên 60 không có ngƣời nào xác nhận sử dụng tiếng này để nói với ông bà, bố mẹ nhƣng lại có 24/24 ngƣời, chiếm 100% sử dụng tiếng này để nói với con cái. Hai tỉ lệ này dƣờng nhƣ là đối lập và nếu chỉ nhìn trên số liệu thì sẽ thấy có sự mâu thuẫn với nhau. Nhƣng trong quá trình phỏng vấn sâu và tham dự cùng với sinh hoạt của ngƣời dân trên địa bàn chúng tôi thấy rằng: Những ngƣời ở độ tuổi trên 60 sử dụng tiếng Việt để nói với các cháu nhỏ bởi họ cũng có ý thức rèn luyện tiếng Việt cho các cháu nhƣng việc sử dụng này hầu hết là không thoải mái bởi khi nào câu chuyện sôi nổi và diễn biến nhanh thì họ lại chuyển sang sử dụng tiếng Tày. Nhƣ vậy,
có thể khẳng định là tỉ lệ 100% ngƣời trên 60 tuổi sử dụng tiếng Việt để nói với con cái chỉ là tỉ lệ của việc có sử dụng còn mật độ sử dụng, theo chúng tôi quan sát thì không cao, thậm chí là thấp. Lấy ví dụ nhƣ trƣờng hợp bà Lê Thị Lợi, 76 tuổi, ngƣời Tày, khi chúng tôi hỏi: Nói tiếng Việt bà có thấy thoải mái không? Bà trả lời: “Nói khổ một tí, biết nghe, không nói thạo lố”.
Cao hơn tỉ lệ sử dụng tiếng Việt của lứa tuổi trên 60, tỉ lệ sử dụng tiếng Việt với ông bà, cha mẹ của lứa tuổi 20 - 60 lần lƣợt là 47/136 ngƣời, chiếm 34,5% và 113/136 ngƣời, chiếm 83,1%. Tỉ lệ này cao nhất ở lứa tuổi dƣới 20: Có 56/60 ngƣời, chiếm 93,3% và 60/60 ngƣời, chiếm 100% sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với ông bà, cha mẹ. Lứa tuổi dƣới 20 trong diện khảo sát của chúng tôi đều chƣa có con tuy một số đã lập gia đình, cho nên, không có mẫu nào ở lứa tuổi này trả lời câu hỏi: Sử dụng tiếng gì để nói với con cái? (Xem bảng 2.18, 2.19, 2.20, phần Phụ lục).