TRONG GIAO TIẾP TẠI HUYỆN HOÀ AN, TỈNH CAO BẰNG 2.1 Giới hạn đối tƣợng khảo sát

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 34 - 38)

2.1. Giới hạn đối tƣợng khảo sát

Trong giới hạn của một luận văn, chúng tôi không có điều kiện khảo sát toàn bộ địa bàn huyện Hoà An mà chỉ tập trung khảo sát tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân bản Khuổi Rỳ tại xã Bình Dƣơng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Để tiện cho việc miêu tả, chúng tôi dựa trên những căn cứ và tiêu chí khác nhau phân chia thành:

1) Tình hình sử dụng ngôn ngữ dựa theo góc độ giới tính. 2) Tình hình sử dụng ngôn ngữ theo góc độ dân tộc.

3) Tình hình sử dụng ngôn ngữ theo độ tuổi.

Việc phân chia nhƣ trên chỉ mang tính tƣơng đối, có tính chất làm việc. Bởi vì trong khi miêu tả ở những bình diện, khía cạnh, góc độ khác nhau luôn có sự đan xen, xâu chuỗi hay lặp lại những điều đã trình bày. Với việc chia tách ra thành từng phần nhỏ để xem xét, phân tích, chúng tôi chỉ nhằm đƣa ra những nhận xét thực tế, cụ thể nhƣng cũng khái quát đƣợc tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân trên địa bàn.

Trƣớc khi đến với những phân tích cụ thể, chúng tôi muốn dẫn ra một số thông tin cụ thể về đối tƣợng khảo sát để mang đến cái nhìn chung nhất về việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của ngƣời dân trên địa bàn.

- Về thành phần dân tộc: Qua điều tra sơ bộ, chúng tôi chọn 220/231 ngƣời trên địa bàn làm đối tƣợng điều tra (chúng tôi không chọn đối tƣợng dƣới 3 tuổi (9 ngƣời) và loại trừ 2 đối tƣợng dân tộc Thái và Dao bởi thiết nghĩ, sự xuất hiện quá ít ỏi của hai dân tộc đó chƣa thể tác động đến đặc điểm

sử dụng ngôn ngữ trên địa bàn). Toàn bộ 220 đối tƣợng trong diện khảo sát đều là ngƣời dân tộc thiểu số có nguồn gốc là ngƣời Tày và ngƣời Nùng. Chúng tôi có bảng thành phần dân tộc và giới tính của địa bàn nhƣ sau:

Bảng 2.1: Thành phần dân tộc theo giới tính của đối tượng khảo sát

Giới tính Dân tộc Nam Nữ Tổng TL SL TL SL TL Tày 100 54,0 85 46,0 185 84,1 Nùng 10 28,6 25 71,4 35 15,9 Tổng 110 50,0 110 50,0 220 100,0

Nhƣ vậy, có thể thấy đây là địa bàn chủ yếu của ngƣời Tày, chiếm 84,1% trong tổng số dân trên địa bàn. Ngƣời Nùng có số lƣợng ít hơn, chiếm 15,9%. Tỉ lệ nam, nữ không có sự chệnh lệch, mỗi bên chiếm 50% đối tƣợng khảo sát. Đây hoàn toàn là thực tế ngẫu nhiên trên địa bàn khảo sát, cho thấy tính hiệu quả của chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình và chính sách bình đẳng giới trên địa bàn. Tuy nhiên, nếu nhƣ tỉ lệ nam, nữ của ngƣời Tày không chênh lệch nhiều thì tỉ lệ nam, nữ của ngƣời Nùng lại có sự chênh lệch khá lớn. Số lƣợng nữ ngƣời Nùng gấp 2,5 lần nam.

- Về độ tuổi:

Bảng 2.2: Thành phần dân tộc theo độ tuổi của đối tượng khảo sát

Độ tuổi Dân tộc Dƣới 20 Từ 20 - 60 Trên 60 Tổng SL TL SL TL SL TL Tày 53 28,6 115 62,2 17 9,2 185 Nùng 7 20,0 21 60,0 7 20,0 35 Tổng 60 27,3 136 61,8 24 10,9 220

Trong tổng số 220 đối tƣợng điều tra thì độ tuổi 20 – 60 chiếm số lƣợng lớn: 136 ngƣời, chiếm 61,8%. Hai độ tuổi dƣới 20 và trên 60 lần lƣợt là 60 và 24, chiếm tỉ lệ 27,3% và 10,9%. Trong đó chúng tôi nhận thấy có một đặc điểm nổi bật là độ tuổi trung bình của ngƣời Nùng cao hơn ngƣời Tày. Bằng chứng là tỉ lệ ngƣời Nùng trên 60 tuổi cao hơn tỉ lệ ngƣời Tày: 20% và 9,2%.

- Về giới tính, chúng tôi có bảng phân chia theo độ tuổi và giới tính nhƣ sau:

Bảng 2.3: Giới tính theo độ tuổi của đối tượng khảo sát

Độ tuổi Giới tính Dƣới 20 Từ 20 - 60 Trên 60 Tổng SL TL SL TL SL TL Nam 30 27,3 74 67,3 6 5,4 110 Nữ 30 27,3 62 56,3 18 16,4 110 Tổng 60 27,3 136 61,8 24 10,9 220

Nhƣ vậy, có thể thấy tỉ lệ nam, nữ ở độ tuổi 20 – 60 vẫn là tỉ lệ cao nhất nhƣng nếu nam có xu hƣớng trẻ hóa thì nữ lại có xu hƣớng già đi (tỉ lệ ngƣời trên 60 tuổi ở nam chỉ là 5,4% thì ở nữ là 16,4%). Sự khác biệt này, thiết nghĩ, có ảnh hƣởng nhất định đến sự khác biệt ngôn ngữ giữa hai giới.

- Về trình độ học vấn:

Bảng 2.4: Trình độ học vấn đối tượng khảo sát

TĐ DT Chƣa đi học Mù chữ Lớp 1 - 5 Lớp 6 - 9 Lớp 10 - 12 Trên 12 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Tày 8 4,3 13 7,1 44 23,8 55 29,7 50 27,0 15 8,1 Nùng 5 14,3 11 31,4 11 31,4 7 20,0 1 2,9 Tổng 8 3,6 18 8,2 55 25,0 66 30,0 57 25,9 16 7,3

Trong số 220 ngƣời đƣợc điều tra, trình độ học vấn chiếm số đông là từ tiểu học đến THPT. Cụ thể là: Trình độ lớp 1 - 5 chiếm 25%%, lớp 6 - 9 chiếm 30%, lớp 10 - 12 chiếm 25,9%. Số ngƣời mù chữ và số ngƣời có trình độ học vấn từ trung cấp đến đại học là xấp xỉ nhau: Mù chữ: 8,2%; trên 12: 7,3%. Có một điều dễ nhận thấy đó là trình độ học vấn của ngƣời Tày trên địa bàn đồng đều và có phần cao hơn ngƣời Nùng, với tỉ lệ mù chữ bằng ½ tỉ lệ mù chữ của ngƣời Nùng, trong khi tỉ lệ học trên 12 lại gấp 4 lần ngƣời Nùng. Tuy nhiên, bảng trên cũng cho thấy mức độ phổ cập giáo dục trên địa bàn có thể nói là đạt về cơ bản.

Trên đây là những cơ sở căn bản để chúng tôi dựa vào đó phân tích tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, để có cái nhìn khái quát hơn nữa, chúng tôi, trong quá trình khảo sát cũng tìm hiểu thêm về nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, điều kiện sống của các hộ gia đình. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

- Về nghề nghiệp: Đây là điều có thể nhận thấy rất rõ trong quá trình điều tra điền dã của chúng tôi bởi trong tổng số 54 hộ của bản thì chỉ có 2 hộ buôn bán nhỏ (bán hàng tạp hóa) và một hộ chuyên cung cấp thực phẩm (thịt lợn) cho cả bản. Trừ 11 ngƣời hiện đang công tác tại xã thì các thành viên khác của 51 hộ còn lại đều gắn với nghề nông, chủ yếu là trồng lúa và trồng cây thuốc lá. Vào vụ nông nhàn, ngƣời dân ở đây cũng thƣờng đan thêm rổ, giá, giỏ… bằng tre, nứa hoặc đan lƣới đánh cá mang ra chợ huyện bán để thêm thu nhập. Tuy nhiên, có thể khẳng định nghề nông là nghề chủ yếu vì việc sản xuất tiểu thủ công nhƣ vừa mô tả ở trên cũng diễn ra rất ít. Có những phụ nữ trong bản khi đƣợc hỏi: Chị có hay đi chợ huyện không, đã trả lời: 1 năm một lần thôi!

- Về phƣơng tiện nghe nhìn: Khảo sát một số phƣơng tiện nghe nhìn nhƣ radio, tivi, điện thoại, máy vi tính trong các gia đình tại bản Khuổi Rỳ

cho thấy: Hầu hết các gia đình đều có radio (88,9%); số hộ có tivi là 29 hộ (53,7%); số hộ có điện thoại là 15 hộ (27,8%) và mới chỉ có 1 hộ có máy vi tính (1,85%). Nhìn chung, tỉ lệ xuất hiện các phƣơng tiện nghe nhìn trong các hộ gia đình phản ánh đúng tình hình kinh tế của bản nói riêng và của xã nói chung - là một xã đặc biệt khó khăn (số hộ nghèo toàn xã chiếm đến 34,2%). Nhƣ vậy, điều kiện tiếp xúc với tiếng Việt và các giá trị văn hóa hiện đại của địa bàn còn rất hạn chế.

- Về tình trạng hôn nhân: Nhƣ đã nói ở trên, đây là địa bàn của đa số ngƣời Tày nên các cuộc hôn nhân chủ yếu cũng là giữa ngƣời Tày với ngƣời Tày. Tuy nhiên, trải qua quá trình sinh sống đan xen, cộng cƣ lâu dài, các cuộc hôn nhân giữa ngƣời Tày và ngƣời Nùng cũng chiếm tỉ lệ đáng kể (19,9%). Tuy tỉ lệ không phải là nhiều nhƣng những cặp hôn nhân khác tộc này đóng vai trò tƣơng đối quan trọng trong việc mở rộng những tiếp xúc ngôn ngữ và văn hóa từ trong gia đình ra bên ngoài xã hội. Trong tổng số 220 ngƣời đƣợc điều tra, ngoài 141 ngƣời đã lập gia đình thì còn có 81 ngƣời (36,5%) chƣa lập gia đình.

- Về các thế hệ sống trong gia đình: Chúng tôi nhận thấy phần lớn các hộ gia đình ở địa bàn sống trong kiểu gia đình 2 thế hệ: 34 hộ (chiếm 63%). Còn lại 19 hộ (35,2%) sống 3 thế hệ và 1 hộ duy nhất có 4 thế hệ (1,8%).

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)