Một trong những đặc điểm trong giao tiếp ngôn ngữ của ngƣời dân bản Khuổi Rỳ là việc sử dụng đồng nhất tiếng Tày và tiếng Việt trong mọi tình huống giao tiếp. Mặc dù nhiều ngƣời Nùng trên địa bàn có khả năng nghe, nói tiếng Nùng nhƣng trong phạm vi bản nói riêng và xã Bình Dƣơng nói chung họ đều sử dụng tiếng Tày. Đây là đặc điểm do lịch sử để lại. Ngƣời Nùng sống tại bản là dân tộc chiếm số ít, họ là những ngƣời di cƣ về địa bàn sau Chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 1979 (ngƣời dân ở đây vẫn gọi là cuộc “chạy Tàu”); hoặc là những cƣ dân của các huyện, các tỉnh giáp với huyện Hòa An (chủ yếu là từ vùng núi đá không có đất trồng trọt, chăn nuôi) di cƣ về đây để làm ăn, sinh sống. Dần dần, trong quá trình cộng cƣ, sự tiếp xúc giữa hai ngôn ngữ diễn ra thƣờng xuyên, cộng với những đặc điểm tƣơng đồng giữa tiếng Tày và tiếng Nùng, cho nên, những ngƣời Nùng trên địa bàn chuyển dần sang sử dụng tiếng Tày trong giao tiếp. Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn bà Triệu Thị Liên (60 tuổi, ngƣời Nùng, có gốc từ huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng), gia đình bà là một trong số những gia đình di cƣ về địa bàn này sau năm 1979; chúng tôi hỏi: Sao bà là ngƣời Nùng, vẫn nói và nghe đƣợc tiếng Nùng mà lại chuyển sang nói tiếng Tày? Bà trả lời: “Về đây thì chuyển sang nói tiếng ở đây, sợ mọi người không hiểu”. Tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy khi chuyển từ nói tiếng Nùng sang nói tiếng Tày bà có thấy khó không thì bà trả lời: “Không khó đâu, vì nó chỉ khác nhau tí thôi. Ví dụ: Tiếng Tày ở đây “ăn cơm” là “kin khẩu” thì tiếng Nùng là “kin khầu” hoặc người Nùng ở Hà Quảng nói là “kín khâu””.
Một trƣờng hợp khác, ông Lý Văn Tuấn (64 tuổi, ngƣời Nùng, di cƣ về địa bàn năm 1979), khi đƣợc hỏi: Ông có ngại khi nói tiếng Nùng không? Ông trả lời: “Không ngại nhưng vì mình là thiểu số nên cải tiến theo thôi!”.
Chính vì đặc điểm ngôn ngữ đó của ngƣời dân bản Khuổi Rỳ cho nên mặc dù khi phân tích năng lực ngôn ngữ, chúng ta thấy xuất hiện tình trạng ngƣời đa ngữ nhƣng khi tìm hiểu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của ngƣời dân tại đây lại chỉ xuất hiện song ngữ Tày - Việt. Song ngữ Nùng - Việt cũng có xuất hiện một đôi chỗ (ví dụ nhƣ khi ngƣời Nùng của bản đi ra khỏi phạm vi xã, huyện, gặp ngƣời Nùng trƣớc kia đã từng quen thì nói tiếng Nùng), còn hầu nhƣ ngƣời Nùng chỉ sử dụng song ngữ Tày – Việt (kể cả với khách lạ).