Những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của học sinh

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 95 - 97)

ngữ của học sinh

Trước hết, cần nói rằng, hoàn cảnh tự nhiên, kinh tế-xã hội và văn hóa chung của địa bàn không thực sự thuận lợi cho giáo dục đa ngữ. Trong bối cảnh một xã đặc biệt khó khăn, điều kiện và thời gian cho việc học tập của các em không nhiều; ý thức của ngƣời dân về việc học của con em mình chƣa cao thì năng lực ngôn ngữ của các em cũng không thể có kết quả thực sự khả quan. Năng lực tiếng Việt của HS chủ yếu chỉ đƣợc trau dồi ở trƣờng, thông qua việc truyền thụ của các thầy cô giáo; ở nhà, mặc dù một số phụ huynh HS cũng có ý thức rèn luyện khả năng tiếng Việt cho con em nhƣng chỉ dừng lại ở độ tuổi nhỏ, từ khi bắt đầu học lớp 1, việc học tiếng Việt phó mặc hoàn toàn

cho thầy cô. Về tiếng Tày, theo quan niệm của ngƣời dân trên địa bàn thì tiếng Tày là tiếng mẹ đẻ, con em họ “đƣơng nhiên” phải biết và sử dụng thành thạo tiếng Tày. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc, nếu không đƣợc nhìn nhận rõ ràng từ trong ý thức của thế hệ trẻ thì sẽ rất dễ bị mai một trƣớc sự xâm nhập và phổ biến mạnh mẽ của tiếng Việt. Đây là vấn đề khá nan giải của địa bàn nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng: Làm sao để dân tộc mình vẫn theo kịp trình độ phát triển của cả nƣớc, để không bị lạc hậu về văn hóa, kinh tế, kĩ thuật… nhƣng lại vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa, giữ gìn đƣợc tiếng nói, chữ viết dân tộc? Ở hoàn cảnh này, những chủ trƣơng, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc là đặc biệt cần thiết.

Thứ hai, năng lực và đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của HS còn có liên quan đến sự tiếp nhận ngôn ngữ qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (đài, ti vi, sách, báo…). Tuy vậy, tỉ lệ gia đình có các phƣơng tiện đó theo trả lời của HS là rất ít. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.5: Tỉ lệ các phương tiện truyền thông trong gia đình HS

Phƣơng tiện TL

Đài (Radio) 91 88,5

Ti vi 73 70,8

Sách báo tiếng Việt 44 42,7

Sách báo tiếng Tày 0 0

Đài và ti vi là hai phƣơng tiện có khá nhiều trong gia đình của đối tƣợng HS. Tuy nhiên, các phƣơng tiện này chỉ chủ yếu hỗ trợ cho khả năng nghe-hiểu của HS (điều này cũng tƣơng đƣơng với việc HS trên địa bàn có khả năng nghe đƣợc, nói đƣợc cả tiếng Tày và tiếng Việt khá cao). Tuy nhiên, sách, báo mới là các phƣơng tiện giúp HS nâng cao năng lực đọc-hiểu và khả

năng viết thì lại xuất hiện quá ít: Có quá nửa số nhà HS không có sách, báo tiếng Việt và không nhà HS nào có sách báo tiếng Tày. Đây cũng là lời giải thích vì sao đối với HS trên địa bàn, kĩ năng đọc và viết tiếng Việt gặp rất nhiều khó khăn; ngoài ra, không có HS nào trên địa bàn biết viết tiếng (chữ) Tày.

Một phần của tài liệu Cảnh huống đa ngữ trên địa bàn huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)