Nói chung, khả năng ngôn ngữ của HS THCS trên địa bàn có chiều hƣớng tăng so với HS tiểu học đối với tiếng Việt và cả tiếng Tày.
3.2.3.1. Về năng lực tiếng Việt
Có 27/27 HS THCS, chiếm 100% trả lời nghe đƣợc, nói đƣợc và biết nói, biết chữ tiếng Việt. Thực tế của tỉ lệ 100% ở HS THCS liệu có giống HS tiểu học? Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra khả năng đọc-hiểu và viết của HS THCS qua việc yêu cầu đọc văn bản giống nhƣ HS tiểu học và xin một số bài kiểm tra của HS. Thứ nhất, qua việc đọc văn bản, chúng tôi nhận thấy ở cấp THCS đã có khả năng đọc trôi chảy văn bản, các đoạn dừng, ngắt trong đoạn văn đều đƣợc các em chú ý và đọc đúng. Hầu nhƣ không có sự ngập ngừng khi đọc. Có thể khẳng định, khả năng nghe-hiểu, đọc-hiểu của các em cấp THCS là tốt. Điều này phù hợp với tự nhận xét của các em về mức độ hiểu biết khi nghe thầy cô giáo giảng bài: 25/27 HS, chiếm 92,6% trả lời hiểu rõ; chỉ có 2/27 HS, chiếm 7,4% trả lời hiểu ít; không có em nào trả lời không hiểu. Thứ hai, về khả năng viết: Chúng tôi xin dẫn ra đây 3 bài kiểm tra thực tế của HS THCS trên địa bàn:
Qua ba ví dụ trên, có thể thấy rằng, những lỗi mà HS mắc phải ở cấp tiểu học thì đến THCS vẫn tồn tại (mặc dù đây đều là những bài kiểm tra đạt điểm khá), phổ biến là: Không viết hoa hoặc viết hoa không đúng chỗ; viết sai chính tả; hết câu, đoạn không có dấu chấm, phẩy; đặt dấu không đúng; trong hành văn hầu hết là các câu cụt…
Thông thƣờng, cấp THCS là cấp học mà đáng ra các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết của HS phải rất thành thạo thì năng lực tiếng Việt của HS THCS trên địa bàn lại thực sự đáng lo ngại. Điều này có thể xuất phát từ những lí do sau đây: Thứ nhất, ở cấp học này, sự quan tâm, chú ý của phụ huynh học sinh đến việc học tập của các em giảm đi so với cấp tiểu học, thậm chí HS thƣờng xuyên phải giúp việc nhà, việc nƣơng rẫy cho bố mẹ, không có thời gian học bài ở nhà. Thứ hai, có một thực tế trên địa bàn là ngƣời dân hầu nhƣ quan niệm chỉ cần biết đọc, biết viết là đủ, không cần phải học cao hơn nữa. Bằng chứng là số ngƣời có trình độ học vấn lớp 1 - 5 và lớp 6 - 9 là chủ yếu trên địa bàn. Chính vì vậy mà càng đến những cấp cuối của THCS, số HS đi học lại càng ít (lớp 9 Trƣờng PTCS Bình Dƣơng chỉ còn 5 HS). (Xem bảng 3.3, 3.5, 3.7, phần Phụ lục).
3.2.3.2. Về năng lực tiếng Tày và tiếng Nùng
Có 21/27 HS THCS, chiếm 77,8% trả lời nghe đƣợc, nói đƣợc tiếng Tày, 6/27 HS, chiếm 22,2% nghe đƣợc, không nói đƣợc; không em nào biết chữ Tày. Có 11/27 HS, chiếm 40,7% trả lời nghe đƣợc, nói đƣợc tiếng Nùng và 1/27 HS, chiếm 3,7% nghe đƣợc, không nói đƣợc.
Nhƣ vậy, mặc dù năng lực tiếng Việt của HS không cao là một thực trạng đáng buồn của chất lƣợng giáo dục địa phƣơng nhƣng việc HS sử dụng thành thạo tiếng dân tộc, tiếng mẹ đẻ của mình là tín hiệu vui cho việc bảo tồn và phát huy ngôn ngữ dân tộc. (Xem bảng 3.3, phần Phụ lục).