Về sử dụng các phương pháp QLNN đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa (Trang 50)

b. Các ngành hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa nước ta

2.3.1. Về sử dụng các phương pháp QLNN đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu

2.3. Phân tích thực trạng QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa nước ta (tập trung từ năm 2010 – 2012) khẩu trên thị trường nội địa nước ta (tập trung từ năm 2010 – 2012)

2.3.1. Về sử dụng các phương pháp QLNN đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu khẩu

Trong quá trình thực hiện QLNN về kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu, các phương pháp được áp dụng như phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp tuyên truyền, giáo dục. Qua điều tra, hiệu quả sử dụng các phương pháp được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.8: Đánh giá hiệu quả sử dụng của các phương pháp QLNN kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả

Phương pháp hành chính sử dụng trong QLNN về kinh doanh bánh kẹo hiện nay hiệu quả vẫn chưa cao. Phương pháp dùng cho các hoạt động hành chính cơ bản như các thủ tục hành chính đăng ký, cấp giấy kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu, đăng ký thành lập công ty, thủ tục nhập khẩu bánh kẹo, thu các khoản tài chính về kinh doanh bánh kẹo, giải quyết khiếu nại, tố cáo về kinh doanh bánh kẹo. Theo các chuyên viên thì mức độ hiệu quả của phương pháp này chỉ đạt ở mức trung bình khá với 32%. Như vậy các thủ tục hành chính vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, cụ thể kết quả đánh giá được thể hiện qua biểu đồ 2.8.

Phương pháp kinh tế tác động trực tiếp lên lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu. Theo điều tra, phương pháp này có hiệu quả cao nhất trong 3 phương pháp, chiếm 56%. Nguyên nhân của kết quả này là do phương pháp kinh tế đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội qui định nhiệm vụ mục tiêu phù hợp với thực tế. Sử dụng các định mức kinh tế (mức thuế, lãi suất…), sử dụng các chính sách ưu đãi kinh tế, các biện pháp đòn bảy kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các chủ thể kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu phát triển theo

hướng ích nước, lợi nhà. Các chế tài xử phát những vi phạm về kinh doanh bánh kẹo ngày càng cao...

Phương pháp tuyên truyền giáo dục: là phương pháp đạt hiệu quả thấp nhất trong 3 phương pháp. Chỉ có 12% chuyên viên đánh giá hiệu quả của việc tuyên truyền giáo dục. Bên cạnh việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu, các cơ quan QLNN còn tiến hành công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản đến các doanh nghiệp, đến người tiêu dùng bằng nhiều hình thức như tổ chức họp báo công bố, phát thanh trên hệ loa truyền thanh, trên mạng internet... Song việc nhận thức và cập nhật thông tin cho người người kinh doanh, người tiêu dùng đối với các chính sách, pháp luật về kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu vẫn chưa cao. Vì vậy công tác QLNN về kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu của cơ quan chuyên trách hiệu quả chưa cao.

Các cơ quan quản lý kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu sử dụng ba phương pháp quản lý trên nguyên tắc công khai, minh bạch. Đối với bất kỳ văn bản nào được ban hành đều được nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến tới các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận thông tin và thực hiện hiệu quả, đúng quy định. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền còn hạn chế. Theo đánh giá của các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu, hiện nay việc thực hiện các phương pháp quản lý tương đối tốt. Phương pháp hành chính được sử dụng trong quản lý kinh doanh bánh kẹo rất nhiều và phong phú như: hệ thống các văn bản đã được ban hành về các loại thuế, phí và các chế tài xử lý vi phạm trong kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu. Tuy nhiên, việc vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu vẫn diễn ra rất nhiều và có xu hướng ngày càng phức tạp. Theo thống kê năm 2012 trên thị trường có hơn 50 doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu sai phạm, xử phạt gần 1000 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu.

2.3.2. Về xây dựng, ban hành các văn bản, các chính sách, quy định về QLNN

Hiện nay, việc ban hành văn bản pháp luật về kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu ở nước ta đang phân tách thành hai cấp. Theo đó: việc ban hành văn bản pháp luật về bánh kẹo nhập khẩu thuộc thẩm quyền của các cơ quan Trung ương và việc ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương. Tuy nhiên về cơ bản những văn bản quản lý bánh kẹo nhập khẩu đều do các cơ quan trung ương ban

hành. Và các cơ quan quản lý địa phương sẽ tuyên truyền, phổ biến tới các chủ thể kinh doanh trên địa bàn tỉnh mình đồng thời có những văn bản hướng dẫn việc thực thi sao cho phù hợp với cơ chế quản lý đặc thù tại địa bàn. Văn bản pháp luật quy định về kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa chưa có quy định cụ thể mà phải dựa vào các văn bản liên quan về Luật Thương mại, Luật An toàn thực phẩm, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các nghị định, thông tư về bình ổn giá cả nhập khẩu, quy chế kinh doanh bánh kẹo, quy chế ghi nhãn hàng thực phẩm…

Theo cuộc điều tra các cán bộ quản lý doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu về vấn đề triển khai các văn bản pháp luật có kết quả như sau: có gần 34% ý kiến được điều tra đánh giá công tác xây dựng và ban hành các văn bản quản lý kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu còn ở mức trung bình và yếu. Các văn bản quản lý kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu tuy nhiều nhưng vẫn còn thiếu, chưa đầy đủ cũng như nội dung vẫn còn nhiều bất cập chưa có sự điều chỉnh phù hợp. Cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9: Đánh giá công tác xây dựng và triển khai các văn bản QLNN đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu

Nội dung Kết quả điều tra (Tỷ lệ đánh giá %)

Tốt Khá Trung bình Yếu

Quy định đối với nguồn gốc xuất xứ 28 43 27 2

Quy định đối với kinh doanh thực phẩm 11 47 32 10

Quy định sở hữu trí tuệ 9 51 20 20

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 28 55 7 19

Quy định bình ổn giá cả 26 42 20 12

Nguồn: kết quả điều tra của tác giả

Những văn bản pháp lý về quản lý thực phẩm nói chung thì với riêng vấn đề quản lý mặt hàng bánh kẹo hiện nay đã có rất nhiều văn bản được Quốc hội cho đến các cấp Bộ, Ngành ban hành, cụ thể như sau:

Đối với hàng hóa là thực phẩm, hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật cấp Bộ quy định về nguồn gốc xuất xứ. Quy định về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nói chung có Nghị định số: 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Bộ Thương mại. Trong nghị định này có quy định chung về xuất xứ hàng hóa, và QLNN về xuất xứ hàng hóa được thể hiện ở chương V của nghị định. Ngoài ra, thông tư 10/2006/TT-BTM hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy do Bộ Thương mại ban hành.

Theo đó, hàng hóa nói chung và hàng hóa thực phẩm nói riêng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể như: Có tên thương mại riêng và phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật. Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và ghi rõ hạn sử dụng, ghi rõ trên bao bì đóng gói. Đồng thời nghị định này đã ghi rõ không được kinh doanh các loại hàng hóa thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, hàng giả, hàng nhái, hàng không xuất xứ, hàng qua sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật (như hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc…).

Hiện nay, đến chợ đầu mối, dễ dàng nhận thấy cả trong lẫn ngoài chợ chủ yếu là các mặt hàng kẹo, bánh quy và mứt nhưng hầu hết không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Tại quầy hàng của một tiểu thương chuyên bán mứt Tết, các sản phẩm này được đựng trong những túi bóng lớn, chất thành đống lẫn lộn và không hề xuất hiện bất cứ thông tin nào trên bao bì. Năm 2012 cục QLTT đã phát hiện hơn 1.700 tấn trần bì, kẹo dẻo, kẹo cà phê sữa, rau câu… do Trung Quốc, Thái Lan sản xuất không có hóa đơn, chứng từ tại một điểm chứa hàng. Khi kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu thì không ít những doanh nghiệp nhỏ sau phạm về nguồn gốc xuất xứ của bánh kẹo. Năm 2011 và 2012 cục QLTT đã thu giữ hàng nghìn tấn bánh kẹo không rõ nguồn gốc của các công ty tư nhân nhỏ lẻ như công ty Hương Diện, công ty Huy Cường, công ty Đức Hương… Tại các tỉnh Cục QLTT cảnh báo, mùa Tết, bánh kẹo, mứt cận hoặc "hết đát" ngoại nhập ồ ạt về rồi được đóng gói lại, dán nhãn mới tung ra thị trường, rất khó phát hiện, người dân phải nâng cao cảnh giác khi mua. Vào thời điểm tết, các địa phương đều thành lập đoàn liên ngành sẽ kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán trên các địa bàn.

Một số văn bản liên quan đến QLNN về kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu là một trong những ngành kinh doanh có điều kiện, cụ thể như trong Luật Thương mại 2005 ban hàng ngày 14 tháng 6 năm 2005 quy định rõ đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đối với quy định nhập khẩu hàng hoá, trong luật Thương mại quy định nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.

Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008, Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Ngoài ra còn có, Quyết định 254/2006/QĐ-TTg về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới do thủ tướng Chính phủ ban hành, Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT- NHNN hướng dẫn quyết định về quản lý hoạt động thương mai biên giới các nước có chung biên giới do Bộ Công thương, Bộ Tài Chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành.

Quy định sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa thực phẩm nhập khẩu

Đây là những quy định chung về sở hữu đối với hàng hóa trong nước cũng như hàng hóa nhập khẩu. Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005, tại điều 130, khoản 1 đã quy định, cấm các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện hành vi “cạnh tranh không lành mạnh”, tức là cấm thực hiện những hành vi sau: Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ; Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng; Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc

sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu,tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa nhập khẩu được thể hiện tại điều 199, khoản 2 như sau: Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu

Luật an toàn thực phẩm đã được Quốc hội thông qua vào ngày 17/06/2010 tại kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ 01/07/2011. Theo điều 1 của luật này, quy định rõ phạm vi điều chỉnh của bánh kẹo nhập khẩu cụ thể về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm kinh doanh thực phẩm và nhập khẩu thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; trách nhiệm quảnlý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Để đảm bảo điều kiện an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu nói chung, bánh kẹo nhập khẩu nói riêng luật an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm có quy định tại điều 38 về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu. [6]

Quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu cụ thể tại điều 39 trong Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm. [6]

Ngoài ra tại điều 40 của luật này quy định rõ trình tự, thủ tục và phương thức kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu. [6]

Đến nay, ngoài Nghị định số 38/2012/NĐ – CP ra thì vẫn chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn, áp dụng nào khác cho luật an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP phải đến ngày 11/06/2012 mới bắt đầu được thi hành, như vậy là trong gần 1 năm Luật An toàn thực phẩm hầu như chưa được sử dụng. Mặt khác, chưa có các văn bản hướng dẫn luật để hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật Bảo vệ người tiêu dùng đã được Quốc hội thông qua kì họp thứ VIII và kì

họp thứ XII. Ở khâu nhập khẩu, thông quan thì đây là khâu trọng yếu, được coi là người gác cổng nhưng lại tồn tại rất nhiều hạn chế.

Hiện nay, có thông tư số 26/2009/TT – BCT ngày 22/08/2009 của Bộ Công Thương quy định về quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT. Nếu so với số lượng các vụ vi phạm, buôn lậu thì chế tài

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa (Trang 50)