Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa (Trang 73)

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại nêu trên, tuy nhiên có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh bánh kẹo còn thiếu về số lượng và

yếu về chuyên môn, công tác đào tạo còn rất hạn chế, hầu hết cán bộ kiểm tra quản lý kinh doanh chưa được đào tạo chính quy và bài bản. Nhận thức về vấn đề VSATTP từ

các cấp quản lý đến doanh nghiệp kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm chưa thực sự đầy đủ và nhất quán, từ đó dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

Hai là, do các nguồn lực xã hội đầu tư cho công tác quản lý kinh doanh bánh

kẹo nhập khẩu còn quá thấp, không thường xuyên nên nhận thức của người tiêu dùng, người doanh nghiệp kinh doanh chưa được triển khai hiệu quả. Ngân sách bổ sung hàng năm cho công tác quản lý kinh doanh còn hạn chế, lượng kinh phí tính bình quân là 709.000 đồng/người/năm, chưa bằng 1/19 mức đầu tư của một nước cũng thuộc khối ASEAN như Thái Lan. Cơ sở hạ tầng, hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm nghiệm (ví dụ máy kiểm tra dư lượng chất kháng sinh…) còn rất lạc hậu, nghèo nàn.

Ba là, công tác tuyên truyền, giáo dục trong những năm qua mặc dù nhà

nước đã có những quan tâm nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền về chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với vấn đề quản lý kinh doanh. Tuy nhiên nhận thức của xã hội nói chung đối với vấn đề quản lý kinh doanh của mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu vẫn còn nhiều hạn chế. Việc phổ biến, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật về kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu đối với các doanh nghiệp còn chưa cao. Các chương trình thông tin, truyền thông tuy được tuyên truyền nhưng vẫn còn khái quát chưa cụ thể và kiên quyết về đạo đức kinh doanh.

Bốn là, ý thức người kinh doanh chưa cao, người kinh doanh ngày càng tinh

vi và liều lĩnh vì mục tiêu lợi nhuận mà cố tình quên trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng, người tiêu dùng. Vì ham rẻ mà bỏ qua các yêu cầu cơ bản về chất lượng sản phẩm, xuất xứ hàng hóa… Chấp nhận đánh cược sức khỏe của bản thân và gia đình vào những sản phẩm không đủ tin cậy.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN ĐỐI VỚI KINH DOANH MẶT HÀNG BÁNH KẸO NHẬP KHẨU TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA NƯỚC TA BÁNH KẸO NHẬP KHẨU TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA NƯỚC TA 3.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu và quan điểm hoàn thiện các chính sách QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu triên thị trường nội địa trong thời gian tới

3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển ngành hàng bánh kẹo nhập khẩu

Bánh kẹo là một mặt hàng tiêu dùng thường xuyên phục vụ mọi đối tượng người dân từ người già tới trẻ em, người giàu, người nghèo, mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt vào các dịp lễ tết, cưới hỏi nhu cầu lại càng lớn. Xã hội phát triển đời sống người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo ngày một tăng. Theo dự báo sản lượng bánh kẹo nhập khẩu nước ta năm 2017 khoảng 165.770 tấn. Nếu chúng ta ước tính mỗi người tiêu dùng bình quân mỗi năm 1,8 kg trong thời gian tới và tốc độ tăng dân số là 1%/năm thì nhu cầu bánh kẹo nhập khẩu nước ta trong những năm tới sẽ tăng dần và đạt mức dự tính như bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Dự báo mức tiêu thụ bánh kẹo nước ta trong những năm tới

Năm

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Mức tiêu thụ bình quân

một năm Dân số (triệu người) 88,50 89,39 90,28 91,18 92,09

Lượng bánh kẹo nhập khẩu tiêu dùng trong cả nước

(nghìn tấn) 159,3 0 160,8 9 162,50 164,1 3 165,7 7 162,51 Bình quân đầu người

(kg/người/năm) 1,80 1,80 1,80 1,80 1,80 1,80

Như vậy, cầu bánh kẹo nhập khẩu của nước ta trong những năm tới là rất lớn. Việt Nam đang trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo tiềm năng, tạo sức hấp dẫn cho cả các nhà sản xuất trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo đánh giá của AC Nielsen tháng 8/2012, có tới 56% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng tiêu dùng bánh kẹo nhiều hơn thế hệ độ tuổi trên 30.

Suy thoái kinh tế năm 2012 đã ảnh hưởng rất nhiều đến các doanh nghiệp trong nước. Các nhà kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu đều chịu tác động, giá cả bánh kẹo không ổn định và làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu vẫn tăng trưởng. Hiện nay, kinh tế đang dần phục hồi, sức mua của người dân ngày càng tăng cao, quy mô thị trường mở rộng. Thị trường phát triển không chỉ ở thành thị mà đang dần mở rộng tới các thị trường miền núi và nông thôn. Theo dự báo, thị trường nông thôn là thị trường rộng lớn và có khả năng tiêu thụ mạnh trong những năm tới. Cùng với xu hướng hội nhập, năm 2007 Việt Nam ra nhập WTO thúc đẩy mở cửa thị trường, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu bánh kẹo. Nếu chúng ta ước tính hàng năm trung bình lượng nhập khẩu bánh kẹo tăng khoảng 32,54% thì lượng nhập khẩu bánh kẹo của nước ta cụ thể như bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2: Dự báo thị trường nhập khẩu bánh kẹo nước ta trong những năm tới

ĐVT: Nghìn USD

Thị trường Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

% tăng trưởng trung bình các năm Tổng kim ngạch 277.001 375.733 415.501 450.441 510.005 26,03% Indonesia 63.631 92.627 107.869 109.917 128.005 36,46% Thái Lan 43.696 54.184 53.752 59.988 66.948 19,20% Malaixia 35.866 50.170 56.143 62.828 70.308 31,91% Trung Quốc 27.291 43.277 54.903 69.652 88.362 46,86% Singapore 26.951 36.870 40.351 44.160 48.330 29,44% Hàn Quốc 20.968 27.362 28.566 29.822 31.134 24,40% Đức 14.025 17.480 17.429 17.378 17.328 19,71% Hoa Kỳ 12.042 15.216 15.383 15.550 15.720 21,09%

Tây Ban Nha 17.864 21.207 22.659 21.519 22.992 14,97%

Hà Lan 14.668 17.339 18.446 19.625 20.879 14,57%

Qua bảng dự báo thị trường nhập khẩu bánh kẹo có thể thấy, lượng nhập khẩu qua các năm tăng, ước tính đến năm 2017 nước ta nhập khoảng 510.005 nghìn USD.

Trong những năm gần đây, bánh kẹo là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo trong giai đoạn 2010-2015 của Việt Nam ước đạt 8-10% (Vietnam Food and Drink report, BMI). Mặt khác, mặt hàng bánh kẹo được tiêu dùng chủ yếu ở khu vực thành thị và trong 5 năm trở lại đây tốc độ đô thị hóa đã tăng từ 20% đến 29.6%. Vì vậy, thị trường tiêu thụ đang rất rộng mở cho các nhà sản xuất bánh kẹo (AC Nielsen Report 8, 2012). Điều kiện khí hậu, văn hóa và tập quán tiêu dùng của Việt Nam có những đặc trưng riêng. Vì vậy, nhu cầu ngành bánh kẹo tại Việt Nam cũng có những đặc điểm khác với một số nước trong khu vực, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Việt Nam là thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10 - 12%/năm) so với mức trung bình trong khu vực (3%/năm) và của thế giới (1 -1,5%/năm). Nguyên nhân là do mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay khá thấp khoảng 1,8 kg/người/năm so với mức trung bình của thế giới là 2,8 kg/người/năm.

Thứ hai, đặc điểm tiêu dùng bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Thị trường bắt đầu “nóng” lên vào dịp từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán. Sản lượng tiêu thụ trong thời điểm này chiếm tới trên 60% tổng sản lượng tiêu thụ cả năm. Sau Tết Nguyên Đán và vào mùa hè nắng nóng, sản lượng tiêu thụ bánh kẹo thường rất chậm.

Thứ ba, mức độ cạnh tranh trên thị trường khá gay gắt. Thị trường bánh kẹo Việt Nam không chỉ có nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn uy tín trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà... mà còn có rất nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới như Kraft, Orion, Lotte, Arcor, URC, v.v...

Thứ tư, nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành đến từ hai nguồn: nhập

khẩu (các nguyên liệu chính như bột mì, đường, hương liệu và các chất phụ gia) và nguyên liệu trong nước (đường, trứng, sữa...). Việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành, vì vậy sự tăng giá của các nguyên liệu này trên thế giới trong những năm gần đây ảnh hưởng rất lớn đến giá sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành.

Thứ năm, mặt bằng công nghệ và trang thiết bị sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp trong nước hiện nay khá hiện đại và đồng đều, được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về công nghệ sản xuất như Đan Mạch, Đức, Ý (bánh cookies, biscuits, wafer, layer cake), Hàn Quốc (bánh mềm và bánh phủ socola). Đồng thời, các nhà sản xuất có uy tín trong nước đều áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO vào quá trình sản xuất, thông tin sản phẩm minh bạch đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng...

Như vậy, cầu bánh kẹo nhập khẩu của nước ta trong những năm tới là rất lớn. Theo Bộ Thương mại thì tốc độ phát triển ngành bánh kẹo nước ta trong thời gian tới lượng bánh kẹo nhập ngoại cũng có xu hướng tăng dần. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho toàn ngành. Khi Việt Nam ra nhập WTO, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng bánh kẹo đang cắt giảm và dần xóa bỏ, khi đó bánh kẹo nhập ngoại sẽ có ưu thế hơn về mẫu mã mà chất lượng lại cao. Nhưng đồng thời cũng lại có những khó khăn nhất định do các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước ngày càng phát triển.

3.1.2. Nguyên tắc và quan điểm hoàn thiện QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu hàng bánh kẹo nhập khẩu

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w