Tình hình kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa (Trang 39)

b. Các ngành hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa nước ta

2.1.3. Tình hình kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa nước ta hiện nay

ta hiện nay

Năm 2012, Việt Nam tiêu thụ khoảng 162.510 tấn bánh kẹo một năm bình quân khoảng 1,8kg/người/năm. Với khối lượng tiêu thụ như trên tổng giá trị của thị trường bánh kẹo vào khoảng 5.600 tỷ đồng. Ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định, dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng theo. Về thị phần phân phối bánh kẹo Việt Nam chiếm khoảng 70%, còn bánh kẹo nhập khẩu chiến 30%. Trong đó, bánh kẹo nhập khẩu từ các nước châu Á chiếm khoảng 20%, bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6 - 7%, một số thị trường khác chiếm 3 – 4%. Lượng tiêu thụ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam ngày càng tăng cao và trở thành một trong những thị trường lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (do tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so với tốc độ tăng trưởng dân số).

Theo thống kê, sức mua bánh kẹo nhập khẩu những năm gần đây có tăng song tốc độ tăng chậm. Trong ba tháng đầu năm 2013, mức lưu chuyển hàng hóa bánh kẹo nhập khẩu liên tiếp giảm mạnh. Cụ thể, tháng 3-2013 Việt Nam nhập khẩu khoảng 5,74 triệu USD bánh kẹo, giảm 61,3% so với tháng trước và chỉ tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó ngành hàng bánh kẹo của Việt Nam vài năm gần đây có những bước phát triển vượt bậc, ổn định do nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước tăng mạnh. Điều này cho thấy bánh kẹo nhập khẩu đang dần bị thay thế bởi bánh kẹo trong nước. Thực tế, trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, tiêu thụ bánh kẹo nội tăng mạnh và áp đảo trong các kênh phân phối. Phòng kinh doanh các công ty bánh kẹo Hoàng Mai, Phú Trường… đều cho biết doanh thu mùa Tết có

mức tăng từ 25-30%, sản lượng vượt chỉ tiêu 10-15%. Những thông tin về chất lượng bánh nhập khẩu không rõ ràng (như bánh kẹo từ Trung Quốc), bánh kẹo ngoại bị làm giả và nhái rất nhiều, cộng với hiệu ứng từ chương trình “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” là lực đẩy giúp ngành bánh kẹo trong nước có mức tăng trưởng tốt, giảm dần sự hiện diện của bánh kẹo nhập khẩu. Bên cạnh đó cũng phải khẳng định bánh kẹo nhập khẩu có những ưu thế riêng của mình trên thị trường Việt Nam. Bánh kẹo ngoại thu hút nhiều gia đình thành thị vì nó thường ngon hơn hẳn, yên tâm hơn hẳn về chất lượng. Các gia đình không chỉ sắm bánh kẹo nhập khẩu làm thực phẩm mà nhiều người còn ưa chuộng tiêu dùng bánh kẹo nhập khẩu với lí do làm quà biếu, thăm hỏi. Bánh kẹo nhập khẩu thường có mẫu mã đẹp, thể hiện sự sang trọng và lịch sự.

Theo Số liệu của Tổ chức điều phối IBA (GHM) ước tính năm 2013 sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam đạt khoảng 160.000 tấn, tổng giá trị bán lẻ là 450 triệu USD. Năm 2014 sản lượng sẽ ở vào khoảng 162.000 tấn, tổng giá trị bán lẻ sẽ ở mức 500 triệu USD. Trong đó, doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu năm 2010 – 2012

Đơn vị : Nghìn USD

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2010 Thực hiện năm 2011 Thực hiện năm 2012 2010/2011So sánh 2011/2012So sánh

Doanh thu 206.231,40 290.679,60 375.675,87 140,95% 129,24%

Nộp NSNN 19.513,00 28.067,00 35.567,00 143,84% 126,72%

Chí phí 117.975,00 155.718,00 191.764,37 131,99% 123,15%

Nguồn: http://www.gso.gov.vn

Qua bảng 2.3 ta thấy doanh thu tăng liên tục qua các năm 2010 đến năm 2012. Từ năm 2010 đến năm 2011 doanh thu của công ty tăng 84.448 nghìn USD. Từ năm 2011 đến năm 2012 doanh thu tăng 84.996 nghìn USD. Năm 2010 đạt mức doanh thu là 206.231 nghìn USD. Năm 2011 đạt mức doanh thu là 290.679 nghìn USD, tăng 140,09% so năm 2010. Năm 2012 đạt mức doanh thu là 375.675 nghìn USD, tăng 129,24%. Qua đây có thể thấy, doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu tăng qua các năm.

Bảng 2.4: Sản lượng tiêu thụ ngành chính của các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu (năm 2010 - 2012)

Đơn vị tính:nghìn thùng Sản phẩm SLTT năm 2010 SLTT năm 2011 SLTT năm 2012 So sánh 2010/2011 So sánh 2010/2012 1. Cookiec 64.231 71.701 87.001 111,63% 121,34% 2. Bánh bông lan 20.123 23.553 27.789 117,05% 117,98% 3. Bánh hộp thiếc 18.734 21.175 41.402 113,03% 195,52% 4.Singum, Socola 8.764 15.961 20.433 182,12% 128,02% 5. Kẹo các loại 24.653 30.739 35.951 124,69% 116,69% Tổng 136.505 163.129 212.567 119,50% 130,31% Nguồn: http://www.gso.gov.vn

Qua bảng 2.4 có thể thấy sản lượng tiêu thụ của tất cả ngành hàng bánh kẹo nhập khẩu liên tục tăng từ năm 2010 – 2012. Sản lượng tiêu thụ năm 2010 đạt 136.505 nghìn thùng; năm 2011 tổng sản lượng tiêu thụ là 163.129 nghìn thùng tăng 119,5% so với năm 2010; năm 2012 tăng 130,31% so với năm 2011. Ngành hành có sản lượng bán ra cao nhất là Cookiec, tiếp theo lần lượt là kẹo các loại, bánh bông lan, bánh hộp thiếc, singum, socola… Qua bảng cho thấy, cơ cấu các ngành hàng đang chuyển dịch, ngành hàng hộp thiếc đang có xu hướng tăng nhanh, ngược lại kẹo các loại lại là ngành có tốc độ tiêu thụ tăng chậm và đang giảm dần.

Các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khâu thị trường chủ yếu vẫn đang là khu vực thành thị có mức thu nhập cao và đang có xu hướng chuyển dịch tới các khu vực nông thôn và miền núi. Ta có bảng tỷ trọng ngành hàng tiêu thụ trên thị trường như sau:

Bảng 2.5:Tỷ trọng tiêu thụ bánh kẹo nhập khẩu ở thành thị, nông thôn và miền núi

Ngành hàng

Khu vực Cookiec Bánh bông

lan Bánh hộp thiếc Singum, Socola Kẹo các loại 1. Thành thị 60% 65% 75% 90% 80%

2. Nông thôn và miền núi 40% 35% 25% 10% 20%

Nguồn: http://www.gso.gov.vn

Qua bảng số liệu ta thấy thị trường tiêu thị chính của mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu là thành thị. Thị trường thành thị tiêu thụ chiếm 74% trên toàn thị trường. Trong khi đó thị trường nông thôn và miền núi chỉ chiếm 26%. Từ phân tích có thế thấy, các thị trường miền núi và nông thôn đang có xu hướng tiêu thụ sản phẩm của

công ty tăng dần lên. Trong khi đó xu hướng tiêu thụ của thị trường thành thị lại giảm. Thị trường nông thôn và miền núi đang là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp cần tiến tới.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa (Trang 39)