Công tác quản lý kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa tới năm 2020 phải đảm bảo đáp ứng tốt mục tiêu tổng quát quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp thương mại. Để hoàn thiện QLNN đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu, đảm bảo tính hiệu quả, công bằng, kịp thời và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì cần quán triệt một số quan điểm sau:
Quan điểm 1: Hoàn thiện QLNN đối với kinh doanh bánh kẹo nhập trên cơ sở đảm bảo tính công khai, minh bạch và ổn định; tạo lập khung khổ pháp lý thống nhất, rõ ràng cho hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường.
Trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu, một số yếu tố trong tương lai có thể, chưa thể dự báo được nên nhiều chính sách, cơ chế phải được rà soát, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, việc thay đổi chính sách một cách thường xuyên gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc định hướng kinh doanh lâu dài. Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo tính minh bạch, ổn định và có thể dự liệu trước được trong quá trình hoạch định chính sách. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh phát triển hiệu quả, việc điều chỉnh và hoàn thiện chính sách cần đáp ứng các yêu cầu trên.
Trong quá trình đổi mới cần tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc lập kế hoạch quản lý và điều tiết, giám sát thị trường mặt hàng bánh kẹo ở tầm chiến lược. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Nhà nước càng phải thiết lập các điều kiện tiên quyết để thị trường bánh kẹo vận hành một cách có hiệu quả, điều chỉnh được các khuyết tật của thị trường và nâng cao tính cộng đồng.
Quan điểm 2: Hoàn thiện QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu một cách đồng bộ có hệ thống, đảm bảo các cơ chế, chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tăng cường quản lý nhà nước một cách hiệu quả đối với chất lượng mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu, cần đảm bảo các cơ chế, chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của Việt nam. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện chiến lược tổng thể, dài hạn để phát triển thị trường mặt hàng bánh kẹo. Chiến lược tổng thể này cần bao gồm những định hướng chính sách bảo đảm tính công bằng, hiệu quả và khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ giữa các chính sách phát triển kinh tế nói chung và thị trường bánh kẹo nhập khẩu nói
riêng. Công tác quản lý đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành phải hướng vào việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này đóng góp nhiều nhất vào việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển KT - XH trong từng giai đoạn. Quản lý hoạt động kinh doanh bánh kẹo phải luôn đặt các doanh nghiệp vào vị trí trung tâm để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động, làm động lực để phát triển KT- XH. Trong đó, cần chú ý đến các khía cạnh:
Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển sản xuất kinh doanh, cuung cấp thông tin kinh tế - thương mại, thông tin thị trường trong và ngoài nước, thông tin giá cả thị trường…
Nhà nước định hướng phát triển cho tất cả các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường, đảm bảo công bằng về quyền của doanh nghiệp trước pháp luật.
Bảo đảm sự bình đẳng và công bằng về quyền, nghĩa vụ trước pháp luật đối với mọi doanh nghiệp, các doanh nghiệp cùng hoạt động trên cơ sở một hệ thống luật pháp, chính sách thống nhất, minh bạch, công khai.
Quan điểm 3: Hoàn thiện QLNN đối với kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên cơ sở phân cấp quản lý rõ ràng
Về định hướng điều chỉnh bộ máy, tổ chức quản lý nhà nước đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu cần coi công tác giám sát, thanh tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động quản lý, điều hành nhà nước. Cần trao quyền cho cơ quan quản lý được thưởng, phạt, cưỡng chế… đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến kinh doanh bánh. Về định hướng phân cấp trong quản lý, điều hành nhà nước đối với chất lượng mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu cần thực hiện sự phân cấp lớn hơn nữa cho các địa phương, không chỉ trong tổ chức thực hiện chính sách, mà cả trong việc xây dựng chính sách đặc thù phù hợp với hoàn cảnh từng địa phương. Việc đổi mới và tăng cường phối hợp liên ngành trong hoạt động quản lý nhà nước cần thường xuyên thực hiện dưới các hình thức đối ngoại liên ngành, đối ngoại giữa người sản xuất, phân phối và người tiêu dùng để đạt được sự đồng thuận trong việc thực hiện chính sách.
Quan điểm 4: Hoàn thiện QLNN đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu phải coi quyền lợi của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng là trung tâm của hoạt động quản lý.
Công tác quản lý đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành bánh kẹo nhập khẩu phải hướng vào việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Quản lý hoạt động kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu phải luôn đặt các doanh nghiệp và bảo
vệ người tiêu dùng vào vị trí trung tâm để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động. Trong đó, cần chú ý đến các khía cạnh: Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong phát triển kinh doanh, cung cấp thông tin kinh tế - thương mại, thông tin thị trường trong và ngoài nước, thông tin giá cả thị trường cho doanh nghiệp và người tiêu dùng; Nhà nước định hướng phát triển cho tất cả các loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường, đảm bảo công bằng về quyền của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước pháp luật; Bảo đảm sự bình đẳng và công bằng về quyền, nghĩa vụ trước pháp luật đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng; Các chính sách thống nhất, minh bạch, công khai đối với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu.
3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN về kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa nước ta đến năm 2020 kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa nước ta đến năm 2020
Từ việc đánh giá về những thành công, tồn tại và thảo luận các vấn đề đặt ra trong việc QLNN đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa, tác giả đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này như sau:
3.2.1. Giải pháp về phía cơ quan nhà nước