Xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn phân cấp quản lý nhà nước về quản lý kinh doanh giữa các bộ ngành hữu quan trên cơ sở Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn dưới Luật.
Kết hợp chặt chẽ các chương trình hoạt động của bộ, ngành liên quan, đảm bảo tính kế thừa trong các hoạt động quản lý theo chuỗi và đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ ngành thông qua nâng cao vai trò, trách nhiệm và thẩm quyền của Ban Chỉ đạo quốc gia và Tổ công tác về quản lý kinh doanh.
Tăng cường quan hệ phối hợp và chỉ đạo theo ngành dọc, cải tiến quy trình điều phối thông tin, giám sát trực tiếp giữa cơ quan trung ương và địa phương; nâng cao năng lực thu thập dữ liệu và thông tin báo cáo, phù hợp với các chương trình giám sát quốc gia và hệ thống thống kê báo cáo của từng lĩnh vực.
Như đã phân tích trong chương 2, sơ đồ bộ máy quản lý kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề bất hợp lý.
Cấp Quận/huyện hiện nay việc quản lý kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu ở cấp này chủ yếu do các phòng ban trực thuộc UBND như Phòng Y tế, Đội QLTT, Phòng Kinh tế đảm trách. Trừ Phòng Kinh tế thì phòng ban còn lại chủ yếu mang tính kiêm nhiệm, không có chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể, dẫn đến việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn, vuớng mắc và yếu kém. Theo đề xuất của tác giả, công tác quản lý kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu không nên giao cho đơn vị này nữa. Thay vào đó sẽ là sự phối hợp của các phòng ban như Phòng Y tế, Đội QLTT và Phòng Kinh tế – trực thuộc UBND Quận/Huyện. Vì đây là vấn đề quản lý kinh doanh thực phẩm nhập khẩu cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban.
Theo đề xuất của tác giả, Phòng Kinh tế có chức năng: tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch và chương trình mục tiêu về quản lý kinh doanh thực phẩm; kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng VSATTP của các mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu, cũng như phối hợp với phòng Y tế và đội QLTT Quận/Huyện trong trường hợp có phát sinh những vấn đề không đảm bảo về kinh doanh.
Cấp Phường/xã thông thường, phường/xã là nơi quản lý trực tiếp, nắm bắt mọt hoạt động kinh doanh diễn ra trên địa bàn phường/xã mình. Khi có sự cố về vi phạm pháp luật, vi phạm trong kinh doanh thì phường/xã là cấp chính quyền đầu tiên biết, sau đó mới đến các cấp chính quyền cao hơn. Vì vậy, theo đề xuất của tác giả cần bổ sung thêm cán bộ quản lý kinh doanh ở cấp phường/xã. Các vấn đề về kinh doanh các mặt hàng trên địa bàn phường/xã cần quy về một mối, như vậy mới không dẫn đến sự chồng chéo trong công việc.