b. Các ngành hàng bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa nước ta
2.3.4. Về kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật
Tổng cục hải quan là cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý chung đối với công tác hải quan và quản lý nhập khẩu mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu nhập khẩu trước khi thông quan. Theo quyết định về phê duyệt đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh bánh kẹo nhập lậu trái phép số 2088/QĐ-TTg thì Tổng cục Hải quan chỉ đạo hoặc trực tiếp tổ chức kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép bánh kẹo, sản phẩm bánh kẹo qua biên giới trong phạm vi địa bàn quản lý của Hải quan. Tại các địa phương thì nhiệm vụ này sẽ được giao cho các cấp quản lý thấp hơn như Cục Hải quan và các Chi cục.
Về thực chất, nếu đối chiếu theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành “Quy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu” thì chủ hàng phải đăng ký kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm với cơ quan kiểm tra trong thời gian ít nhất 5 ngày trước khi hàng về đến cảng (cửa khẩu), một thời gian đủ để các cơ quan chức năng trong nước sắp xếp và tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng bao gồm cả về nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ thủ tục cũng như chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên trên thực tế thì công tác kiểm tra hết sức sơ sài, đối với mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu nhập khẩu thì các Chi cục Hải quan chủ yếu xem xét về mặt thủ tục giấy tờ trước khi thông quan. Các doanh nghiệp đứng ra nhập khẩu các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu phải trình được Giấy phép nhập khẩu từ Cục VSATTP, tờ khai CO của nước xuất khẩu, Giấy chứng nhận VSATTP của nước xuất khẩu (Health Certificate); Giấy chứng nhận phân tích hàm lượng các chất có trong sản phẩm nhập khẩu (Certificate of Analysis), bên cạnh đó là hợp đồng thương mại, hóa đơn tính thuế… Bộ phận Hải quan sau khi kiểm tra đầy đủ các giấy tờ này sẽ tiến hành thông quan.
Bản thân lực lượng Hải quan cũng có bộ phận kiểm hóa, tuy nhiên bộ phận này không có chuyên môn về chất lượng hàng hóa cho nên nếu có kiểm tra thì cũng chủ yếu bằng cảm quan xem thực phẩm như thế nào? Màu sắc, mùi vị, cách đóng gói, và trong trường hợp cần thiết thì lấy mẫu xét nghiệm xem có đúng tiêu chuẩn quy định hay không? Hay danh mục các chất phụ gia được phép có trong thực phẩm ban hành theo một số quyết định của Bộ Y tế có tới hàng trăm chất, với các mức độ và liều lượng khá phức tạp, dài tới 99 trang giấy A4. Do vậy cán bộ kiểm tra thực phẩm nhập khẩu trong trường hợp hy hữu mới kiểm tra một vài hóa chất cấm bằng phương pháp tách hàng lại để kiểm tra (thử) nhanh bằng phương pháp định tính. Qua thực trạng trên chúng ta thấy thực chất công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa khi thông quan chưa chính xác, chưa nghiêm túc và không hiệu quả.
Như vậy ở khâu thông quan, công tác quản lý chất lượng sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu mới chỉ dừng lại ở việc các doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm cũng như trình ra được các giấy tờ chứng nhận về VSATTP của nước xuất khẩu.Vấn đề ở đây là các giấy tờ này hoàn toàn có thể giả mạo và bên cạnh đó, khâu quan trọng nhất là kiểm tra chất lượng của sản phẩm thì lại được thực hiện rất sơ sài thông qua việc đánh giá cảm quan bên ngoài. Có thể nói, đây là một lỗ hổng hết sức nghiêm trọng của quy trình quản lý mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu bởi công tác kiểm tra trước khi thông quan được ví như người gác cổng ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượng tràn vào thị trường trong nước.
Hiện nay, trên thị trường nội địa việc quản lý mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trong quá trình lưu thông được giao cho Chi cục Quản lý thị trường kết hợp với Chi cục VSATTP và các phòng ban kinh tế, công an. Nếu dựa vào quy đinh của Luật thương mại và các hướng dẫn trong Nghị định thì cơ quan chịu trách nhiệm chính đối với công tác này là Chi cục VSATTP, Chi cục quản lý thị trường; tuy nhiên trong thực tế thì công việc này sẽ do Chi cục quản lý thị trường tiến hành trước và nếu phát hiện trường hợp sản phẩm nào có hiện tượng vi phạm chất lượng mới chuyển sang Chi cục VSATTP để tiến hành kiểm tra sâu hơn. Như vậy, trách nhiệm quản lý mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu trong lưu thông trước hết là thuộc chi cục quản lý thị trường mà không phải là Chi cục VSATTP, một cơ quan chuyên trách của Bộ Y tế.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động thực tế thì quy trình quản lý này của QLTT đã nảy sinh một số hạn chế, cụ thể như sau:
Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác QLNN về VSATTP chưa được chặt chẽ, do vậy thiếu các thông tin cảnh báo, dẫn đến việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính còn bị động, chưa kịp thời. Theo lý thuyết thì chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý kinh doanh thực phẩm nói chung, quá trình lưu thông thuộc về cơ quan thuộc Bộ Y tế (Chi cục ATVSTP). Tuy nhiên trên thực tế trách nhiệm này lại được đẩy sang cơ quan thuộc Bộ Công thương, Chi cục QLTT. Mà việc lấy mẫu giám định thực phẩm phải là cơ quan có chứng chỉ theo Thông tư 14/2011/TT-BYT do vậy đã hạn chế nhiều công tác kiểm tra chất lượng, VSATTP của lưu lượng QLTT (do chưa có chứng chỉ), việc giám định mẫu mất nhiều thời gian thông thường kéo dài từ 10-15 ngày, ảnh hưởng đến việc tạm giữ hàng hóa và làm kéo dài thời hạn xử lý vi phạm hành chính.
Công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP bị cắt khúc, chia đoạn, không theo nguyên tắc. Trong phạm vi quản lý của Bộ Thương mại, trách nhiệm kiểm tra, công nhận điều kiện VSATTP trong từng công đoạn kinh doanh được giao cho từng cơ quan quản lý chuyên ngành.
Tại địa phương, công tác đảm bảo VSATTP chưa được Uỷ ban Nhân dân các cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành còn chưa đồng bộ, cùng một cơ quan tại địa phương nhưng có thể chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều cơ quan cấp trung ương dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai công tác đảm bảo ATTP.
Tiếp theo đó là hạn chế về nguồn nhân lực QLTT. Hàng năm bộ phận công chức này vẫn được đào tạo để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ song so với yêu cầu của tình hình mới vẫn còn những hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu trang thiết bị thông tin liên lạc, phương tiện kỹ thuật.
Đối với công tác hậu kiểm, theo luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐCP, trách nhiệm đối với công tác hậu kiểm thuộc về Bộ y tế và Bộ công thương, trong đó hai cơ quan trực thuộc là Cục ATVSTP và Cục QLTT sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực phân công quản lý. Ngoài ra, TCHQ cũng chịu trách nhiệm kiểm tra soát xét đối với mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu, nhưng chủ yếu là đối với quy trình thủ tục và nguồn gốc sản phẩm trước khi thông quan. Trách nhiệm chính trong công tác này vẫn thuộc về Bộ Y tế mà cụ thể ở đây là Cục ATVSTP.
Đối với công tác hậu kiểm, chất lượng mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu thì công việc chủ yếu là kiểm tra về chất lượng sau khi các doanh nghiệp công bố tiêu chuẩn sản phẩm, truy nguyên nguồn gốc các loại bánh kẹo nhập khẩu.
Thời gian qua, cơ quan chức năng thường xuyên lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra VSATTP, kiểm tra các sai phạm trong kinh doanh bánh kẹo. Một năm đều có sự ra quân đồng loạt vào “Tháng hành động VSATTP” và các dịp tết Nguyên đán, tết Trung thu. Theo số liệu thu thập thì mức độ sai phạm trong kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu chủ yếu: 1. Chất lượng về VSATTP không đảm bảo; 2. Bánh kẹo không có nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn sản phẩm; 3. Không nộp thuế và thực hiện các quy định kinh doanh; 4. Các sai phạm khác. Cụ thể mức độ sai phạm ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.12: Mức độ sai phạm trong kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu năm 2012
Nguồn:Chi cục quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh năm 2012
Qua biểu đồ 2.12 ta thấy, mức độ sai phạm nhiều nhất vẫn là về chất lượng VSATTP bánh kẹo nhập khẩu, cụ thể chiếm 55%. Tiếp đến là sai phạm trong quy định về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, sai phạm trong nộp thuế của các doanh nghiệp... Các doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu của Nhà nước quy định nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đối với hàng nhập khẩu, theo quy định của hàng nhập khẩu nói chung và hàng bánh kẹo nhập khẩu nói riêng, các sản phẩm cần phải có nhãn phụ bằng Tiếng Việt. Các thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam đã được cơ quan Hải quan kiểm trả kỹ các thông số kỹ thuật yêu cầu về chất lượng hàng hóa, xuất xứ nhập khẩu, VSATTP...
Sáu tháng đầu năm 2013, thu giữ nhiều loại bánh kẹo nhập lậu tại các chợ, quầy hàng, trung tâm thương mại. Nhiều loại bánh kẹo, bim bim mang nhãn mác Trung Quốc, không hạn sử dụng lại vừa bị lực lượng QLTT phát hiện, thu giữ. Trong quá trình tuần tra, kiểm soát, Đội QLTT đã phát hiện lô hàng gồm nhiều thùng bánh kẹo mang nhãn mác Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.. được tập kết tại các chợ, quầy hàng. Thu giữ gần 6.000kg bánh kẹo này không có tem, nhãn phụ, hạn sử dụng, cũng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Các thủ đoạn buôn lậu cũng được đánh giá ngày càng tinh vi. Ngoài chiêu buôn xé lẻ lô hàng và thuê cửu vạn vận chuyển, những kẻ buôn lậu còn sử dụng
nhiều phương thức như đường thủy, đường bộ, đường hàng không để tuồn hàng vào sâu trong nội địa.