Hoàn thiện chế tài xử lý các vi phạm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa (Trang 88)

Nghị định số 91/2012/NĐ-CP: “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm” đã có các hình thức xử phạt nặng hơn nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm VSATTP và chất lượng hàng hóa. Các chế tài xử phạt trong nghị định này vẫn còn mềm mỏng, nên chưa thể hiện được sức mạnh trong việc quản lý nhà nước đối với các hành vi vi phạm. Việc chế tài xử lý mới chỉ dừng lại ở mức phạt cảnh cáo và phạt hành chính đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm, không khác nào việc các tổ chức, cá nhân này dùng tiền mặt để lách luật. Do đó, trong thời gian tới Nhà nước cần tiến hành sửa đổi hoặc tiến tới thay thế Nghị định này bằng Nghị định khác với những chế tài mạnh hơn, có sức răn đe hơn, mức phạt đối với các doanh nghiệp, công ty, các tổ chức tăng gấp đôi. Có thể bằng cách tăng mức tiền phạt lên cao hoặc thay vào đó nếu các cá nhân hay tổ chức vi phạm VSATTP ở một mức nhất định sẽ bị xử lý hình sự, thu hồi giấy phép. Chỉ bằng cách này mới đủ sức răn đe, tránh nguy cơ tái diễn vi phạm.

Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 “Quy định xử phạt vi phạm trong hoạt động kinh doanh thương mại”, sai phạm về vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là tổ chức kinh tế mới chỉ xử phạt cao nhất ở mức 10.000.000 đồng, mức phạt này quá thấp và không đủ răn đe với một tổ chức kinh tế. Tác giả đề xuất mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định. Ngoài ra, xử phạt hành vi kinh

doanh hàng hoá nhập lậu mức phạt cao nhất cùng chỉ phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập lậu có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. Mức phạt này là quá thấp đối với doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu hiện nay. Vì vậy, theo tác giả đối với Nghị định 06/2008/NĐ-CP cần thay thế mức phạt tăng gấp đôi hoặc ba lần.

Hiện nay, không chỉ có các hành vi vi phạm pháp luật về VSATTP mà những mặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hạn sử dụng hoặc hết hạn sử dụng từ nước ngoài được đưa vào thị trường Việt Nam qua nhiều đường khác nhau. Những hành vi buôn lậu này vừa để trốn thuế, vừa tránh được sự kiểm tra của các cơ quan quản lý, hải quan mà lợi nhuận lại rất cao. Nên các hành vi buôn lậu diễn ra ngày càng tinh vi và liều lĩnh hơn. Nhưng hiện nay, việc xử phạt thường rơi vào những người vận chuyển thuế mà ít khi rơi vào các chủ đầu buôn lậu. Vì vậy, cần phải có những biện pháp mang tính răn đe cao đối với người vận chuyển hàng hóa trái phép và chủ đầu buôn lậu như: thu hồi toàn bộ hàng hóa, tiêu hủy và phạt hành chính đối với người vận chuyển và chủ đầu buôn lậu với mức xử phạt gần bằng hoặc ngang bằng với giá trị hàng hóa mà đối tượng vận chuyển.

3.2.2. Giải pháp về phía các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu

Cần nhận thức vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường, điều này không chỉ bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng mà còn tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và quyết định đến sự tồn tại, phát triển của các cơ sở kinh doanh mặt hàng này. Do đó, cơ sở kinh doanh mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

Một là, tuân thủ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước

Bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước đối với kinh doanh hàng hóa có điều kiện theo Luật Thương mại. Việc kinh doanh chỉ được thực hiện khi hàng hóa và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu phải có giấy phép đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP. Hàng hóa phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, ghi rõ hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký.

Doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu phải bán đúng giá nhà phân phối đã quy định, không được lợi dụng biến động thị trường mà tự ý tăng giá bán.

Thực hiện theo đúng Thông tư số 122/2010/TT-BTC về việc bình ổn giá cả, phải thực hiện đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra, giám sát theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên. Các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu được xử phạt nghiêm ngặt trong Nghị định 06/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại.

Hai là, các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu cần cạnh tranh tích

cực và lành mạnh trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường kinh doanh bánh kẹo đã xuất hiện các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Ví dụ, nhiều doanh nghiệp thông qua các kênh chương trình truyền hình, báo chí để nói xấu đối thủ. Hoặc một số doanh nghiệp dựa vào sức mạnh thống lĩnh thị trường đã "ép" các nhà cung cấp phải ký hợp đồng độc quyền. Những hành vi này ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và khiến các doanh nghiệp khác không có cơ hội để tiếp cận khách hàng. Nhưng hiện nay, những hành vi này lại chưa được quy định trong Luật Cạnh tranh do đó cần phải sửa đổi, bổ sung vào Luật để bảo đảm quyền lợi người dùng.

Tại điều 11, Luật Cạnh tranh quy định: Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan. Như vậy hiện nay, nhóm doanh nghiệp nội địa có vị trí thống lĩnh thị trường như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà gây quan ngại cho các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu. Vì thế, ngoài việc cơ quan quản lý cần tăng cường quản lý, giám sát hơn nữa để thị trường đang phát triển rất mạnh mẽ, tích cực thì các doanh nghiệp cũng cần có những ý thức cạnh tranh lành mạnh.

Ngoài ra, để các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu cạnh tranh lành mạnh cần phải sử dụng chỉ dẫn thương mại tránh gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của bánh kẹo nhập khẩu. Doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu cần xây dựng thương hiệu sản phẩm khi tham gia vào thị trường. Thương hiệu của sản phẩm không chỉ là một cái tên mà

là uy tín của sản phẩm cũng như của doanh nghiệp trên thương trường. Việc đăng ký thương hiệu tránh được hàng giả, hàng nhái sản phẩm của doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Thương hiệu hàng hoá không những là biểu tượng, hình ảnh của công ty mà còn là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. Hiện nay, Các công ty kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu có tiếng như CTCP Phú Trường quốc tế, công ty TNHH Hoàng Mai… đã tiến hành đăng ký thương hiệu sản phẩm. Song nhãn mác của các công ty này đã bị làm nhái, vì vậy các công ty cũng cần có một số biện pháp để bảo vệ thương hiệu của mình trên thị trường.

Ba là, các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu cần quan tâm đến

chất lượng bánh kẹo để đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng

Các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu cần tuân thủ các quy định về chất lượng, đảm bảo ATVSTP. Cụ thể, các doanh nghiệp kinh doanh thực hiện nghiêm các quy định về ATVSTP trong quá trình kinh doanh như tham gia đầy đủ các lớp tập huấn; khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trực tiếp; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh và bảo đảm vệ sinh trong quá trình kinh doanh; hàng hóa kinh doanh phải rõ nguồn gốc, không được lạm dụng các chất bảo quản; nhãn mác, tem phụ phải ghi đầy đủ thông tin về ngày sản xuất, thời hạn sử dụng; bảo quản, trưng bày sản phẩm đúng theo quy định... nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng người tiêu dùng.

Doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu phải có trách nhiệm đối với sức khỏe cộng đồng. Yêu cầu các doanh nghiệp ngay từ khâu nhập cần sàng lọc những đối tác có uy tín nhằm đảm bảo những sản phẩm nhập có chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đa dạng các dòng sản phẩm phục vụ thị hiếu người tiêu dùng. Đồng thời, các khâu vận chuyển, trưng bày, bảo quản… cũng được chú trọng nhằm đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng tốt nhất.

Bốn là, doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo cần tăng cường đào tạo, quản lý

đối với đội ngũ nhân viên kinh doanh

Doanh nghiệp cần tổ chức kiểm tra, đánh giá các cán bộ công nhân viên định kỳ hàng năm, tổ chức các cuộc họp định kì, các buổi thảo luận nhằm trao đổi, đánh giá các mặt ưu điểm, hạn chế của các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu cần bồi dưỡng các kiến thức về

phương pháp luận tư duy và các kiến thức về QLNN về kinh tế; QLNN về kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp

Các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu cần tăng cường tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý doanh nghiệp về những văn bản pháp lý liên quan, tránh tình trạng không hiểu luật pháp của các cán bộ. Đặc biệt cần tìm hiểu thông tin trao đổi, tuyên truyền và phổ biến pháp luật liên quan đến kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu giữa các doanh nghiệp với nhau, thẳng thắng trao đổi các vấn đề liên kinh doanh.

3.2.3. Một số đề xuất khác

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với kinh doanh bánh kẹo nhập khẩu trên thị trường nội địa (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w