Xung đột giữa cái mới và cái cũ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 69)

Tìm hiểu xem nhà viết kịch chọn lựa miêu tả loại xung đột nào sẽ hiểu được phần nào tư chất, sở trường của họ. Mỗi giai đoạn phát triển xã hội đều có mối xung đột cơ bản tương ứng. Trong những năm 80 (thế kỷ XX), xung đột giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ với cái lạc hậu chính là vấn đề cốt lõi của thực tại, đồng thời đó cũng là xung đột có tính quy luật. Với óc quan sát nhanh nhạy của một nhà báo, Lưu Quang Vũ đã nhìn rõ mối xung đột bản chất nhất của thời hậu chiến. Đây thực chất là xung đột giữa một bên là cái hợp quy luật, hợp lí, có thể chấp nhận được với cái phi lí, không còn hợp xu

thế vận động của đời sống. Miêu tả xung đột này, kịch bản Tôi và chúng ta

trở thành tác phẩm chuyên chở những băn khoăn lớn của thời đại chứ không phải sự việc nhỏ bé từ những vướng bận riêng tư của nhà văn trong cuộc

sống. Bên cạnh đó, vở Người tốt nhà số năm (công diễn năm1985) cũng

cúp điện luân phiên ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống và nảy sinh tiêu cực. Có những cơ sở sản xuất không muốn bị giảm năng suất hoặc bị thất thu do cúp điện nên phải chi tiền hối lộ cho “nhà đèn” để duy trì dòng điện liên tục. Sự bất hợp lý tạo kẽ hở cho kẻ xấu tư lợi làm việc với thái độ cửa quyền, gây khó cho người dân. Song tình trạng này chưa tìm được giải pháp hữu hiệu.

Nếu không nhận thức rõ những nguyên lý của phép biện chứng thì tất yếu dẫn đến hành động chủ quan duy ý chí, gây hậu quả khôn lường. Trên

trang 662, tập V “Tuyển tập Mác – Ăngghen”, Ăngghen đã viết: “Cái sự

thật đơn giản ( đã bị những lớp tư tưởng khác phủ kín cho đến ngày nay) là : con người trước hết cần phải ăn, uống, ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo v.v… Mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo thành một cơ sở trên đó người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền…”. Rõ ràng là cơ sở để hoạch định các chính sách, cơ chế của thời hậu chiến khác với thời chiến. Do đó chính sách trong từng thời kỳ hẳn nhiên phải khác nhau bởi “chiến tranh không phải là đời sống, chỉ là sự bất bình thường của đời sống”[27,32 ]. Cơ chế quan liêu bao cấp chỉ phát huy tác dụng tích cực trong chiến tranh. Đến thời bình mà cứ mãi duy trì công thức cũ mòn kia thì đất nước chẳng những không tiến mà còn thụt lùi so với toàn khu vực.

Tôi và chúng ta khẳng định rõ tính phi lý của cơ chế cũ và đặt ra vấn

đề “chiến đấu chống lại cái cũ, cái bảo thủ, trì trệ của một đất nước nông

nghiệp lạc hậu”. Ngô Thảo nhận thấy: “Sức hấp dẫn chính của Tôi và chúng

ta là nhờ tác phẩm đã đi thẳng vào một vấn đề có thật, một vướng mắc còn nổi cộm lên trong đời sống xã hội. Đó là quản lý các xí nghiệp theo lối mới sao cho phát huy được quyền chủ động của cơ sở, chống được thói bao cấp quan liêu” [6,144]. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ với cái cũ, lạc hậu cũng không kém phần gay go. Cho nên khi Việt bắt tay vào đổi mới xí nghiệp, những người bảo vệ cơ chế cũ đã chống lại anh, trong số đó không phải chỉ toàn kẻ xấu mà cả những người tốt, những người có tâm huyết. Bởi vì cái cũ đã thấm sâu vào máu thịt, hoà nhập vào tình cảm con người, biến thành thói quen, rất khó lay chuyển. Có những nhà lãnh đạo thủ cựu luôn sợ nước ta đi

chệch hướng, nhưng mấy chục năm sau nhìn lại mới thấy “chính những thái độ do dự, đề phòng đã trở thành lực cản của nhiều nhân tố mới… Cái giá chúng ta phải trả ở đây là: đất nứơc mất thêm hàng chục năm thử thách, xã hội mất đi cơ hội phát triển” [30,9].

Nhân vật Bộ trưởng đã nhìn thấy sự lạc hậu của cơ chế cũ: “Bao cấp chính là không tin vào con người - những chủ thể sáng tạo. Và tác hại của cơ chế cũ không phải chỉ làm cho năng suất kém, đời sống thấp mà tác hại đáng sợ hơn là làm sa sút phẩm chất con người, làm hư hỏng con người, phá họai những mối quan hệ giữa người với người, dung túng cho thói quan liêu, ích kỷ, hèn nhát, ỷ lại, tối tăm, ngu muội” [27,77]. Một trong những kẻ ra sức bảo vệ cái cơ chế lỗi thời là phó giám đốc Chính. Mục đích của y là muốn giành chiếc ghế giám đốc, y muốn mình “phải có toàn quyền, có chức danh đàng hoàng chứ không phải suốt đời đi làm phó cho kẻ khác”[27,70]. Mới

đầu, y giả vờ ngay thẳng, phỉnh phờ giám đốc: “Anh Việt, tôi là người rất

ủng hộ anh, nghe tin anh về làm giám đốc xí nghiệp tôi rất vui mừng...”[27,18]. Nhưng thực ra, ngày ngày y ngầm giăng bẫy, gây bè phái,

bàn bạc với tay chân của mình: “Ông giám đốc muốn sa xuống hố sẽ có ngay

những cái hố”[27,70]. Y đã bám vào những nguyên tắc của cơ chế bao cấp để hạ uy tín của Việt: “ông ấy lại xúc phạm tới những nguyên tắc, những nguyên tắc mà tôi coi là thiêng liêng”. Chẳng những không cùng Việt đổi mới, cải thiện tình hình xí nghiệp mà Chính còn xúi giục bọn tay chân làm đơn khiếu nại, tố cáo lên trên. Khi thanh tra của Bộ xuống, Chính giả vờ như

một người mẫn cán: “Tôi lo việc tiếp nhận các kế hoạch do cấp trên thông

qua và lo sao cho các kế hoạch ấy được hoàn thành”. Hắn xun xoe, khen

nịnh cấp trên: “Quả là các kế hoạch trên giao đều đã rất sát với khả năng

sản xuất của xí nghiệp, anh em không thể làm hơn”. Sự thật hoàn toàn không phải như Chính nói, kế hoạch trên giao chẳng thấm tháp gì, “không sử dụng hết sức lao động”, công nhân rảnh rỗi, xí nghiệp thua lỗ, thu không đủ chi “làm ra được một triệu thì tiêu tốn của nhà nước đến bốn triệu”. Lẽ ra kế hoạch sản xuất cho từng xí nghiệp phải từ cơ sở đưa lên thì lại là do cấp Bộ đưa ra “một cách ngược đời” [27,35]. Nhưng Chính không quan tâm đến

điều này. Y bằng lòng với các nguyên tắc lạc hậu và bám vào đó để hại Việt. Ba lần bên công an gửi giấy triệu tập Việt thì cả ba lần Chính giấu đi để sau này anh bị quy tội nặng hơn.

Cuộc xung đột giữa cái mới tiến bộ và cái cũ lạc hậu diễn ra không ngừng nghỉ. Ban đầu, cái tiến bộ chưa được công nhận ngay, người táo bạo đi đầu vấp phải “bao sự rắc rối, bao điều tai tiếng, chuốc lấy bao sự phẫn nộ”[27,75] thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Công cuộc dựng xây vị thế cho cái tiến bộ không phải chỉ cần bàn tay, khối óc mà còn có cả máu và nước mắt. Trong hiện thực đời sống, người tiên phong đã bị rơi vào bi kịch hệ lụy. Bởi vì cơ chế cũ quan liêu vốn đem lại đặc lợi cho không ít người có máu mặt, cho nên vô số kẻ muốn níu kéo cái cơ chế này.

Xu hướng khẳng định cái tiến bộ vừa là đòi hỏi của đời sống, vừa là quy luật phát triển của xã hội. Con người không thể cố bấu víu vào cái lỗi thời, lấy đó làm thước đo chân lý. Sự trì kéo cơ chế cũ chỉ làm ảnh hưởng xấu đến tình cảm của người dân đối với chế độ, bởi lẽ: “sự vật không đứng yên… có cái hôm qua đúng, hôm nay nó là vật cản” [27, 40 ]. Cùng ý tưởng

với Lưu Quang Vũ có nhà viết kịch Xuân Trình. Trong vở Mùa hè ở biển

(sáng tác năm 1985), Xuân Trình nhấn mạnh: người cán bộ phải đổi mới, phải năng động hơn, trước những yêu cầu của hiện thực khách quan. Xuân Trình khai thác đề tài sản xuất nông nghiệp còn Lưu Quang Vũ đề cập đến lĩnh vực công nghiệp. Tuy Tôi và chúng ta (1984) ra đời trước Mùa hè ở biển một năm nhưng cả hai nhà viết kịch đều nhận thức được xu thế phát triển của lịch sử và có thái độ phê phán sự lạc hậu, chậm tiến. Theo Vũ Tuấn

Anh, “Chính cái nhìn hiện thực, sự mạnh dạn trong cách đặt vấn đề mang

tính chất những kiến nghị xã hội đã làm nên tiếng vang lớn của nhiều vở kịch như: Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ), Mùa hè ở biển (Xuân Trình)…”

[16,485].

Tôi và chúng ta là tác phẩm được viết bằng tiếng nói của dân chúng,

đi thẳng vào những vấn đề mà cuộc sống chưa giải quyết được. Nó không làm nhiệm vụ minh hoạ, không dừng lại ở mức phản ánh, mà đã vượt lên trước đi trước, trực tiếp tham gia giải đáp, tháo gỡ những vấn đề còn mắc

mứu”[2,80]. Nhà văn nhận thức được những khả năng ẩn tàng bên trong người lao động, cổ vũ cho phương thức quản lý nào có thể thúc đẩy công nhân phát huy tối đa năng lực lao động sáng tạo của họ. Trước sau gì, Lưu Quang Vũ cũng thể hiện tinh thần phê phán vì mục đích xây dựng một xã

hội dân chủ hơn, nhân văn hơn. Khi Tôi và chúng ta được công diễn, tờ báo

Sự thật (Liên Xô) đã viết: Tôi và chúng ta là vở kịch về sự xung đột giữa các phương pháp quan liêu với đường lối mới năng động, và mở ra một không gian rộng lớn cho sự sáng tạo của người lao động… Vở kịch thành công chính vì tác giả đoán biết được sự thay đổi và dám dũng cảm đi vào vấn đề mới mẻ có tính tất yếu ấy”[13,36].

Cuộc đấu tranh không ngừng chống lại cái trì trệ, lỗi thời là cuộc chạy tiếp sức vượt qua vô số chướng ngại vật, khó khăn, chật vật nhưng nhờ vậy, nhân loại mới vượt lên phía trước. Lòng yêu sự tiến bộ, thái độ sôi nổi, nhiệt

tình của tác giả đã tạo nên chất chính luận sắc sảo của vở Tôi và chúng ta.

Phan Trọng Thưởng rất thích kịch bản này vì Lưu Quang Vũ đã đi đầu

“phản biện lại cả một cơ chế. Anh thống kê được cả 21 nguyên tắc tài vụ cũ kỹ, lỗi thời, kìm hãm sản xuất. Anh công khai bảo vệ những tư tưởng mới, những lối nghĩ mới, lối làm ăn mới và công khai phê phán cơ chế quan liêu bao cấp cả trong lĩnh vực quản lý kinh tế – xã hội lẫn trong lĩnh vực tư tưởng tinh thần”[12,246].

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 69)