Nhân vật truyền kỳ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 56)

Nhân vật truyền kỳ vốn là những nhân vật của các sự tích truyền khẩu trong dân gian. Được sự tích cũ khơi nguồn cảm hứng, nhà viết kịch biến nhân vật cổ tích thành nhân vật kịch, làm sống lại hình tượng nghệ thuật dân gian theo cách cảm, cách nghĩ, cách đọc sáng tạo của riêng mình. Phương

cách này đã có từ thời Sếcxpia (1564 - 1616), kịch bản Hamlet phỏng theo

câu chuyện cổ dân gian kể về việc róc thịt người để đòi nợ .v.v… Đông

Juăng - vở kịch nổi tiếng của Môlie (1622 - 1673 ) được sáng tác dựa theo

truyền thuyết dân gian về một đại quý tộc phóng đãng va tàn nhẫn. Gớt –

nhà văn người Đức cũng từng sáng tác kịch bản mang tên Fauxt, dựa vào

câu chuyện dân gian kể về một người bán linh hồn cho quỷ để được hưởng các thú vui trần tục.

Hồn Trương Ba da hàng thịt là một vở kịch đậm chất Việt Nam.

Truyện của người xưa có năm nhân vật, Lưu Quang Vũ xây dựng thêm nhân vật Nam Tào, Bắc Đẩu và năm nhân vật khác nữa. Diễn biến tư tưởng, tình cảm, hành động của Trương Ba được miêu tả sâu sắc và cảm động. Người xem bị ám ảnh khi chứng kiến cảnh người dân lành bị đọa đày đến chết đi sống lại. Trong ý nghiã tượng trưng, Đế Thích thuộc về thượng giới (thượng lưu), theo như Nam Tào nghĩ, Đế Thích là người tử tế, không “chơi khăm” như các quan nhà trời khác. Bắc Đẩu cũng cho rằng trên cõi trời có lẽ chỉ còn mỗi Đế Thích là tốt bụng. Nhưng không tìm thấy hạnh phúc giữa chốn thiên đình toàn bọn quan lại mũ cao áo dài, Đế Thích cuối cùng xuống hạ giới chấp nhận sống như một người trần mắt thịt, bầu bạn với người bình

dân. Tương tự, nhân vật Ha- nu-man (Nàng Si-ta) cuối cùng cũng được làm

người, bởi nó có những phẩm chất tốt đẹp, biết cảm thông, thương yêu và dốc sức cứu người nên khỉ không còn là khỉ nữa. Ngược lại, nhân vật Từ

Đạo Hạnh (Ông vua hóa hổ) khi ở ngôi cao đã quên lời nguyền xưa, tự biến

mình thành kẻ tham tàn, bạo ngược; cuối cùng bị biến thành hổ, chứ không được làm người nữa. Qua nhân vật Từ Đạo Hạnh, người xem nhận ra tác hại của sự đam mê quyền lực và mặt trái của ham muốn được cai trị tất thảy thiên hạ. Theo Lưu Quang Vũ, một con người sống giữa tình yêu thương là được hưởng nguồn hạnh phúc lớn lao, quý báu nhất trong cõi thế.

Phan Trọng Thưởng nhận thấy dù “Lưu Quang Vũ khai thác cốt

truyện cổ tích, truyền thuyết hay những cốt truyện thường gặp trong cuộc sống thì những tính cách do anh tạo ra vẫn có sức lay động, thức tỉnh, vẫn mang những năng lượng nghệ thuật mới.”[12,355].

của Lưu Quang Vũ, đặc biệt là nhân vật người lao động, người xem đều thấy có chút gì gần gũi, đời thường ; có cảm giác dường như ta đang tận mắt chứng kiến những khúc quanh định mệnh, những cảnh đời chìm nổi, những thân phận có thật. Đó là hệ quả của việc Lưu Quang Vũ luôn nhìn nhận vấn đề trên cơ sở lập trường của giai cấp cần lao. Nhìn vào các chi tiết mà Lưu Quang Vũ chọn để xây dựng nhân vật có thể thấy anh vốn là nhà văn chịu khó quan sát, suy nghĩ; và tôn trọng quy luật vận động của hiện thực khách quan, tôn trọng logic nội tại của nhân vật. Anh đã biết tránh mọi sự áp đặt chủ quan để tạo nên sức sống mãnh liệt cho hình tượng nhân vật. Thủ pháp cá tính hóa giúp cho nhân vật hiện ra cụ thể, sinh động và sắc nét. Anh luôn chọn số lượng nhân vật vừa phải, phù hợp với các tuyến hành động trong mỗi kịch bản. Điều đáng quý là Lưu Quang Vũ đã không vướng vào xu hướng lệch lạc trong quá trình đổi mới văn học, anh không tô đậm thái quá mặt khuất tối của ý thức và bản năng con người. Nhân vật của anh vừa có mặt ưu mặt khuyết nhưng tuyệt đối anh không khai thác sâu những biểu hiện ham muốn bản năng man dại. Vì thế kịch bản của anh được Tất Thắng đánh

giá là “hấp dẫn mà không rẻ tiền” [6,257].

2.2. Nhân vật phụ

Thông thường, các nhà viết kịch chỉ chú ý tạo dựng cho mình một kịch bản hay, mang nhiều ý nghĩa, một cốt truyện chứa đựng những xung đột chính và những hình tượng nhân vật trung tâm với sự phát triển của tính cách và tâm lý. Có thể nói, Lưu Quang Vũ đã mở ra một hướng khai thác mới, không chỉ thể hiện chủ đề thông qua xung đột kịch và hình tượng nhân vật trung tâm mà còn gửi gắm ý đồ nghệ thuật cuả mình qua những nhân vật phụ.

Nhân vật lái buôn – con trai của Trương Ba, chỉ là nhân vật phụ nhưng cá tính của anh ta tạo nên một ấn tượng khó quên. Anh ta đối xử với người vợ của mình như kẻ tôi tớ trong nhà, thỉnh thoảng lên chợ buôn bán trở về anh ta dúi cho vợ dăm ba đồng, một cái áo hay cái khăn, anh ta coi như thế là xong nghiã vụ mà chẳng cần để tâm xem tâm tư vợ thế nào. Anh

ta thừa sự tháo vát, nhanh nhẹn, nhưng thiếu sự ngay thẳng trung thực. Càng đi buôn anh ta càng nhâng nháo hỗn láo với cha: “Thầy u đẻ ra tôi, chỉ cho tôi cái thân, cái xác, nhưng cái hồn cái vía tôi, thì là của tôi chứ, tôi muốn làm gì mặc tôi!”[25,247]. Cậy mình có tiền, anh ta luôn lên giọng hợm hĩnh khoe tài. Sinh thời Nguyễn Tuân rất ghét loại con buôn trục lợi, ông cho rằng loại người này không biết thưởng thức cái đẹp, cái đẹp là vô ích đối với họ, cái đẹp cũng chẳng phải dành cho họ. Gã lái buôn trong kịch của Lưu Quang Vũ thật sự không hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn, nên không bao giờ biết trân trọng những giá trị tinh thần mà gã thường cho là phù phiếm, thiếu thực tế.

Trong khi người cha buồn khổ vì bị rơi vào cảnh sống hồn nọ xác kia thì gã lại thản nhiên nói : “Tôi nghĩ có nhẽ thầy đổi thân xác thế càng hay!”. Theo tiếng gọi của lợi nhuận, anh ta bỗng nảy sinh niềm ao ước: “Tôi còn mong được như thầy. Thử hình dung mà xem: bọn lái buôn trên tỉnh, bọn quan nha lính tráng chúng đã nhẵn mặt tôi rồi, khó giở trò gì với chúng được, bỗng dưng một hôm nào đó, từ mặt mũi đến người ngợm tôi thay đổi hoàn toàn tôi ra bộ một anh lái buôn ngờ nghệch… thế nào chúng cũng mắc lỡm với tôi, tôi sẽ vét túi được cả những thằng keo kiệt nhất!” [25,285]. Anh ta ra sức thuyết phục người cha cùng đi buôn với mình:“giờ thầy mạnh chân khoẻ tay rồi, thầy càng không nên cặm cụi ở nhà với mảnh vườn để làm gì! Hay là… đúng rồi, hay là thầy lên tỉnh với con”. Không phải gã không thương cha mà gánh nặng áo cơm và bao tháng ngày lăn lộn bươn chải giữa chợ đời đã khiến gã con buôn trở nên cay nghiệt, lọc lõi, chỉ còn tôn thờ có mỗi đồng tiền.

Ngay từ cách đặt tên các nhân vật phụ, Lưu Quang Vũ đã thể hiện rất rõ dụng ý nghệ thuật của mình. Những tên gọi quê mùa, dân dã như: cụ Gồi

trong vở Những ngày đang sống; ông Quých, bà Bộng trong vở Tôi và

chúng ta; lão Chạp trong vở Đôi dòng sữa mẹ; bé Diêm trong vở Muối

mặn đời em; cái Gái trong vở Hồn Trương Ba - Da hàng thịt; bé Nha trong

vở Lời nói dối cuối cùng… đã hé mở cho người xem về một kiểu nhân vật,

trung thực và chứa chan tình người. Ngoài ra tên nhân vật phụ còn được gọi theo chức vụ, theo công việc hoặc theo thể trạng hay những khuyết tật của cơ thể như: Ông già gác nghĩa trang trong vở Tôi và chúng ta; Lý trưởng

trong vở Hồn Trương Ba - Da hàng thịt; anh thanh niên bị lác mắt trong vở

Nguồn sáng trong đời; anh gầy, chị béo, người chồng say rượu trong vở

Hoa cúc xanh trên đầm lầy; anh Vĩ Nhân trong vở Quyền được hạnh

phúc… là những nhân vật xuất hiện rất khiêm tốn trong các vở kịch, nhưng

đã tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ nhất định.

Nhân vật phụ xuất hiện trong kịch Lưu Quang Vũ là để bồi đắp thêm chủ đề và làm nổi bật tư tưởng của vở kịch. Chỉ xuất hiện vài phút trong

màn khai từ nhưng nhân vật ông già gác nghĩa trang trong vở Tôi và chúng

ta đã gợi lên trong khán giả một khoảnh khắc lắng sâu để chiêm nghiệm về

bản thân, về cuộc đời.

Ông già:… Con gái tôi là y sĩ, làm nghề đỡ đẻ hộ sinh. Như vậy là hai bố con tôi, mỗi người đứng ở một đầu con đường, kẻ lo việc đón người ta chào đời, kẻ lo coi sóc người ta nhắm mắt… (Thở dài). Đời người ngắn ngủi lắm. Những vị nào tham lam ích kỷ ăn ở ác, mỗi tháng nên xuống thăm đây một lần, nhìn chỗ ở cuối cùng đang đợi mình này, để mà ăn ở cho biết điều hơn, phải không anh? Ai rồi cũng thành đất, thành tro bụi cả thôi…

Hoàng Việt: (khẽ)… Nhưng cũng phải còn lại cái gì chứ? Có những điều không thể chết! Những con người từng sống tốt đẹp, hữu ích phải còn lại một chút gì của họ trong cuộc sống này, trong tôi, trong bác, trong mỗi việc ta làm.

Ông già: (trầm ngâm) Phải, anh ạ. Mỗi người nhờ những người khác mà tiếp tục sống. Và như vậy cái chết sẽ bị đẩy lùi. Đó là một điều quan trọng.

Lưu Quang Vũ được đánh giá là một trong số rất ít tác giả thành công

với các nhân vật phụ. Những ông Quých, bà Bộng trong Tôi và chúng ta,

tiên Đế Thích trong Hồn Trương Ba- da hàng thịt... là những nhân vật phụ

trọng trong sự phát triển của cốt truyện, không phải là trung tâm của các mối quan hệ, nhưng lại rất sống động, có cá tính, hóm hỉnh và có ý tưởng sâu sắc. Có cảm giác những nhân vật này đều có đời sống riêng, có suy nghĩ và tình cảm riêng, nhưng lại rất gần gũi và sinh động. Do vậy mà sự xuất hiện của họ luôn gây được sự chú ý của khán giả.

2.4. Một số nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Lưu Quang Vũ Quang Vũ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)