Ngôn ngữ đối thoạ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 102)

- Xung đột giữa cái thiện và cái ác

3.3.1.1. Ngôn ngữ đối thoạ

Ngôn ngữ đối thoại đảm nhiệm mọi chức năng trần thuật như giới thiệu nhân vật, nhắc chuyện cũ, đánh giá sự việc ở hiện tại, giúp người xem hiểu rõ mức độ căng thẳng trong xung đột kịch, cách giải quyết xung đột và tư tưởng - tình cảm của tác giả. Lời đối thoại gắn liền với việc các nhân vật nói với nhau, hướng vào nhau, tác động lẫn nhau. Trong kịch Lưu Quang Vũ, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật không mang giọng văn vẻ trơn tuột, sáo rỗng. Lời đối đáp vừa có tính khẩu ngữ, giọng chân thực của lời hội thoại vừa mang chất văn học. Thông qua những lớp đối thoại tự nhiên, giản dị, anh khắc sâu tính cách nhân vật, gợi cho người xem nhiều suy nghĩ về thế thái nhân tình. Theo Vũ Quần Phương, trong thể loại kịch, Lưu Quang Vũ tỏ ra “thăng bằng hơn, tỉnh táo hơn và đã được mến chuộng, được coi là tác giả ăn khách nhất, sung sức nhất.” [17,767] .

Lưu Quang Vũ có cách giới thiệu nhân vật không rườm rà mà chỉ dùng một lời thoại gọn gàng. Đồng thời, anh chú ý chọn lựa từ ngữ phù hợp tính cách nhân vật, mỗi kiểu nhân vật có một kiểu ăn nói, kiểu câu, ngữ điệu lời nói khác nhau. Sự khác nhau đó là do tuổi tác, nghề nghiệp và cả vị trí xã hội của từng người. Nông dân có cách nói khác với thương lái, người trẻ có

kiểu nói khác người già, dân đen nói khác với kẻ có chức quyền… Vở

Nguồn sáng trong đời có một nhân vật cán bộ, mà Lưu Quang Vũ không đặt

tên riêng, chỉ gọi là “ông trung niên”; khi đến bệnh viện khám mắt, ông ta bảo bác sĩ: “Bên phòng khám họ hẹn đến tuần sau. Nhưng tôi muốn vào viện ngay từ ngày mai. Tôi muốn chính bác sĩ Thành bóc cái nhài quạt ra cho tôi…”[26,193]. Những từ “tôi muốn” được lặp đi lặp lại đầy vẻ trịch thượng, lời nói ngắn tỏ rõ uy quyền: “Tôi không có nhiều thời gian. Các đồng chí chữa nhanh cho tôi…”[26,194]. Đây là kiểu nói theo thói quen quan liêu, mệnh lệnh. Cho dù đối tượng nghe là bác sĩ điều trị, và địa điểm diễn ra hành động ngôn ngữ là tại bệnh viện, không phải tại cơ quan của ông ta nhưng ông ta vẫn dùng toàn câu mệnh lệnh. Ngoài kiểu câu mệnh lệnh ông cán bộ còn dùng kiểu câu hỏi chất vấn, liên tục tấn công đối tượng:

ÔNG TRUNG NIÊN: Đây rồi, cả trưởng khoa, phó khoa đều ở đây. (bỏ kính ra chỉ vào mắt mình). Thế này là thế nào? Họ đã phẫu thuật bóc cái “nhài quạt” đi cho tôi. Vậy mà chỉ một thời gian sau khi bỏ băng, mắt tôi lại mọc lên một cái màng trắng , một cái “nhài quạt” nữa. Thế là thế nào? Các anh làm ăn ra sao để đến nỗi cái “nhài quạt” cũng không chữa khỏi ?

BÁC SĨ VẬN: Bác để tôi xem (Nhìn mắt ông bệnh nhân)(…) Bác ạ, như đã thưa trước với bác đấy, chữa thứ này không khó nhưng lôi thôi, phẫu thuật rất tốt rồi nhưng có khi nó lại mọc ra một cái màng mới, lại phải phẫu thuật lần nữa.

ÔNG TRUNG NIÊN: Lần nữa? Lây rây ra mất thì giờ vậy sao? Tôi rất bận. Hừ, vậy mà họ đồn là khoa mắt ở đây tài giỏi, mắt mù cũng chữa được sáng cơ mà ? Chỉ tại các anh vô trách nhiệm thôi. Các anh có biết bao nhiêu việc đang đợi tôi ở cơ quan, vậy mà các anh bắt tôi phải ở đây mổ đi mổ lại, làm ăn thế à?”[26,223].

Giọng nói gay gắt, mạt sát các bác sĩ theo kiểu ông cán bộ này là biểu hiện của một tính cách hãnh tiến, quen thị oai, quen dùng quyền lực để lấn át người đối diện. Nhân vật này tuy không phải là nhân vật chính nhưng đã gây được nhiều ấn tượng cho người xem.

nhiên, sinh động, đời thường thông qua đó khéo léo bộc lộ chính kiến, tránh gây cho người xem cảm giác nhân vật là cái loa phát ngôn của tác giả. Đồng thời vẫn chuyển tải được những chiêm nghiệm của bản thân mình về các vấn đề gai góc mà các nhà văn khác thường né tránh. Nói chung, ngôn từ trong một số vở kịch mà Lưu Quang Vũ đạt giải có chỗ giàu tính triết lý, hàm súc; mang tính hành động, và đôi khi dí dỏm hài hước.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)