Hành động kịch

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 88)

- Xung đột giữa cái thiện và cái ác

3.2. Hành động kịch

Theo quan niệm của Arixtốt “Kịch là hành động”. Kịch phản ánh

cuộc sống một cách cụ thể và trực tiếp qua hành động của nhân vật. Hành động là phương thức thể hiện chủ yếu của kịch. Nhà viết kịch tư duy bằng hành động, tìm cách sắp xếp trình tự các hành động kịch sao cho dễ hiểu và

hợp lý. Ăngghen trong thư gửi cho Minna Kaoxka có viết: “Khuynh hướng

tư tưởng phải tự toát ra từ tình huống và hành động, chứ không phải do tác giả nói toạc ra”[34,44]. Tổ chức hành động kịch là tổ chức những hình thức, những lớp đối thoại giữa các nhân vật nhằm xây dựng tính cách nhân vật, miêu tả mâu thuẫn, giải quyết xung đột, qua đó gửi gắm tư tưởng – tình

cảm của tác giả. Tổ chức hành động kịch là một trong những phương diện cơ bản của nghệ thuật kịch.

Do đặc trưng thể loại, khi xem một nhân vật kịch, người ta thường lưu ý đến hai mặt hành động bên ngoài và hành động bên trong của nhân vật đó. Hành động bên trong được bộc lộ kín đáo qua hành động bên ngoài, qua lời nói, cử chỉ, việc làm của nhân vật. Đồng thời khi quan sát những hành động bên ngoài, người xem hiểu được những suy nghĩ, tính toán, cân nhắc, đấu tranh tư tưởng kín đáo ở bên trong tâm hồn nhân vật. Tỉ lệ miêu tả ít hay nhiều giữa hành động bên ngoài và hành động bên trong là tuỳ theo đề tài, chủ đề của kịch bản và phong cách sáng tác của nhà viết kịch. Điều hiển nhiên là hành động bên ngoài và hành động bên trong của nhân vật luôn có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, phức tạp và đa dạng. Có nhân vật thì suy nghĩ và hành động thống nhất với nhau; lại có những nhân vật nghĩ một đằng làm một nẻo, tự mâu thuẫn với chính mình. Đặt cá nhân con người vào trung tâm quan sát và thể hiện, nhà văn đã từ số phận, tính cách, đường đời của họ mà soi chiếu trở lại lịch sử và xã hội để từ đấy khơi mở những vấn đề triết lý nhân sinh.

Thiếu khéo léo khi miêu tả hành động kịch sẽ làm cho người xem khó tiếp thu tư tưởng - tình cảm của kịch bản, gây ra cảm giác kịch bản viết chưa tới, mọi chi tiết mờ nhạt, hời hợt, nông cạn. Theo Tuấn Hiệp, một số kịch

bản của Lưu QuangVũ “không mang những tình tiết dễ dãi, giả tạo mà ta

thường gặp ở một số tác giả khác, Lưu Quang Vũ cho chúng ta thấy lối viết quen thuộc của ông khi sử dụng những chất liệu bình thường, dung dị mà đậm chất dramatic trong cuộc sống để chuyển tải những ý tưởng cao đẹp, sâu sắc.” [6,188]. Nhìn chung, Lưu Quang Vũ luôn triển khai tổ chức hành động kịch dựa trên chất liệu hiện thực, lấy sự đa dạng của cuộc sống đời thường làm nền. Dù viết theo đề tài nào, anh đều chú ý lựa chọn kiểu kết cấu hành động kịch chặt chẽ, phù hợp, dẫn dắt hành động kịch thống nhất tạo nên giá trị thẩm mỹ cho những kịch bản được sự đón nhận nồng nhiệt từ phía khán giả. Thông qua hành động kịch, người xem hiểu được quan niệm của nhà viết kịch về con người, về tình yêu, về hạnh phúc, về lẽ sống làm

người.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)