Chất hằng ngày tràn vào kịch bản

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 25)

Ở Lưu Quang Vũ, sự xông xáo thâm nhập cuộc sống với thói quen chú ý phát hiện từ đó những vấn đề có ý nghĩa mà người đương thời quan tâm - cái thói quen mà anh đã rèn luyện từ những ngày đầu cầm bút, đã làm nảy sinh trong anh cái “mầm mống chủ đề” của vở kịch sắp viết. Trong hành trình nghệ thuật của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ sau này, cái “mầm mống” ấy đã trở thành cái lõi cho suy nghĩ sáng tạo, vừa ám ảnh, vừa soi sáng cho anh. Nếu như trước kia, từ hiện thực cuộc sống phong phú, phức tạp mà tác giả phát hiện ra vấn đề, thì bây giờ, đến lượt mình, cái vấn đề ấy lại nổi bật lên, trở thành một quá trình chắt lọc, gạn đục từ trong sự đa dạng, phong phú kia của cuộc sống những gì là cần thiết cho mình, như thể thỏi nam châm chỉ hút những gì là sắt trong từ trường của nó. Những gì gọi là cần thiết, là “sắt” cho “thỏi nam châm” ấy không phải chỉ được thu lượm, góp nhặt sau một chuyến đi thực tế, đi công tác, từ những điều mắt thấy tai

nghe đang diễn ra trong cuộc sống, mà có khi đuợc gọi ra từ chỗ sâu xa nhất ở cái “kho” vốn sống mà ngưòi viết đã tích luỹ được trong cả cuộc đời cầm bút của mình.

Trong kịch Lưu Quang Vũ, những khía cạnh nội dung cũng như hình thức nghệ thuật đều mang hơi thở của cuộc sống, đều bắt nguồn từ những cái bề bộn, hằng ngày… Cuộc sống thường nhật với tất cả những âu lo, toan tính, những dự cảm và cả những khát vọng, tình cảm tốt đẹp của con người, những xung đột về lý tưởng và lẽ sống không chỉ của cá nhân mà của cả cộng đồng… cứ thế đi vào những vở kịch của anh như một đề tài chủ đạo, một cảm hứng nổi bật, xuyên suốt. Đó cũng chính là một định hướng cho quan điểm sáng tác và tư duy nghệ thuật của tác giả.

Văn học nghệ thuật phải hướng vào hiện thực cuộc sống để phản ánh, tái hiện, kịch Lưu Quang Vũ cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Hơn thế nữa, chúng ta còn thấy trong các vở kịch của anh một cuộc sống đang

diễn ra ở “thì hiện tại”, bắt đầu từ hiện tại…

Trước hết, đó là những chi tiết hết sức bình thường, những chuyện sinh hoạt đã được Lưu Quang Vũ đưa vào các vở kịch.

Trong bài “Những đặc điểm trong kịch Lưu Quang Vũ, nhà nghiên

cứu Lê Minh Thuý đã cho rằng: Lưu Quang Vũ có “khả năng kịch hoá

những vấn đề thời sự”{18/35}. Điều đó có nghĩa là những vấn đề của đời sống đều được Lưu Quang Vũ tìm tòi, phát hiện và đưa vào trong tác phẩm của mình dưới con mắt của một nhà viết kịch. Có khi chỉ từ một câu chuyện thường ngày được nghe kể lại, một mẩu tin thu lượm trên báo chí, anh cũng nhanh chóng hình thành cho mình một “dự đồ sáng tạo”, tìm ra những xung đột để từ đó đi đến một vở kịch hoàn chỉnh. Nhiều chi tiết thời sự được anh đưa vào tác phẩm mà không bị coi là cứng nhắc, khiên cưỡng. Hơn thế nữa, nó còn được nâng lên với sức khái quát của một chi tiết nghệ thuật. Như trường hợp một bác sĩ nhân hậu, giàu tình thương đã nhận lời mổ mắt cho người họa sĩ mù là một chi tiết có thực, đã từng được đăng tải trên báo chí

hồi đó, nhưng khi câu chuyện cảm động này được đưa vào Nguồn sáng

động có thời gian bị tù; chuyện bầu giám đốc ở các xí nghiệp là chuyện hàng

ngày, là điều có thể gặp thường xuyên trên báo chí, nhưng khi đưa vào Tôi

và chúng taNếu anh không đốt lửa thì diện phản ánh và sức khái quát

đã rộng hơn rất nhiều.

Trong những vở kịch của Lưu Quang Vũ, chúng ta có thể nhận thấy

một cuộc sống hàng ngày đang diễn ra. Vở Người tốt nhà số 5 là một ví dụ.

Vở kịch được xây dựng chỉ toàn bằng những cảnh sinh hoạt bình thường, có thể thấy ở bất kì một khu tập thể, một ngõ phố nào xung quanh chúng ta. Nhà số 5 là một khu tập thể, ở đây mọi người quen sống theo lối “úp mặt vào nhà, quay lưng ra thiên hạ”. Trong mỗi căn hộ khép kín, các gia đình cứ sống theo cách riêng của mình. Thế rồi bỗng có một người mới đến ở. Anh ta cứ đon đả chào hỏi, quan tâm giúp đỡ người này người khác, làm cho cuộc sống ở khu tập thể lạnh lẽo này như có thêm một làn gió mới. Đã thế, anh ta lại cứ thấy những việc bất bằng là không chịu được. Thế là mọi chuyện bắt đầu rối lên. Người ta tìm mọi cách xua đuổi anh ta đi vì đã làm đảo lộn cuộc sống của họ. Thế nhưng, khi con người tốt bụng ấy đi rồi, những người hàng xóm mới cảm thấy trống vắng. Họ nhìn nhau ngượng ngùng và chợt nhận ra cuộc sống của họ thiếu vắng tình người đến nhường

nào. Một người trong số họ nói: “Làm người tốt khó, sống với người tốt cũng

rất khó. Chúng tôi không đủ tốt để sống với anh ấy và anh ấy cũng không đủ xấu để ở với chúng tôi. Chỉ khi anh ấy đi rồi mới thấy căn nhà này bỗng trở nên khó sống biết bao! Thế mà tôi nghĩ không có lòng tốt, tình bạn, tình yêu con người vẫn sống được”. Chuyện kịch không có gì rối rắm, chỉ bằng chính chất liệu đời thường hầu như mỗi chúng ta đều bắt gặp, Lưu Quang Vũ đã viết nên một vở kịch thâm thuý về sự thiếu vắng tình người và về lòng tốt, lòng nhân hậu, bao dung.

Một điều đặc biệt nữa là mọi đề tài của cuộc sống đều có thể được Lưu Quang Vũ biến thành kịch. Những câu chuyện thường nhật tưởng chừng chẳng mấy ai quan tâm, qua ngòi bút của anh bỗng mang một ý nghĩa sâu sắc. Bằng cách ấy, anh đã tìm ra cho mình một hướng tiếp cận hiện thực ở những gì gần gũi, sống động và tươi mới nhất. Là một nhà viết kịch, Lưu

Quang Vũ ý thức được rằng: công chúng đến với sân khấu không chỉ để thưởng thức nghệ thuật, mà còn để tìm cho mình những cảm giác, những nhận thức về cuộc sống của chính mình, để cảm thấy được giàu có lên bao nhiêu về vốn sống, sự trải nghiệm. Đó cũng chính là cái yêu cầu khó khăn của nghề nghiệp, đòi hỏi các nhà viết kịch phải quan sát đời sống một cách tỉ mỉ, phải có một sự hiểu biết phong phú về cuộc sống, và đặc biệt là phải phát hiện ra những xung đột, mâu thuẫn – yếu tố đầu tiên cấu thành một vở kịch. Chính vì thế mà đời sống hàng ngày và những con người cuộc đời cứ đi vào trong kịch Lưu Quang Vũ như một lát cắt mỏng của hiện thực. Nhẹ nhành và tinh tế như thế, Lưu Quang Vũ đã khám phá ra trong cái thường nhật những xung đột khi biểu lộ, khi lại tiềm tàng ở lòng sâu cuộc sống. Chính điều này đã tạo nên sức truyền cảm cho những vở kịch của Lưu Quang Vũ.

Trong khi miêu tả cái hằng ngày, Lưu Quang Vũ đã tập trung mọi sự chú ý của mình vào những số phận, những cảnh ngộ cụ thể. Đến với những vở kịch của anh, chúng ta thấy mỗi kịch bản là một trang đời, một bức tranh cuộc sống phong phú, phức tạp, ở đó có niềm vui và nỗi buồn, có khổ đau và có cả hạnh phúc. Mặt khác, trong kịch Lưu Quang Vũ còn luôn có sự pha trộn hợp lý của tất cả những yếu tố làm nên con người. Đời sống của mỗi cá nhân được Lưu Quang Vũ lý giải là không đơn phiến, không tượng trưng cho một sắc thái nhất quán mà đa chiều, đa diện và luôn luôn chuyển hoá, biến đổi.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 25)