Ngôn ngữ độc thoạ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 104)

- Xung đột giữa cái thiện và cái ác

3.3.1.2. Ngôn ngữ độc thoạ

Lưu Quang Vũ không chỉ viết về mối quan hệ giữa con người với xã hội mà còn miêu tả mối quan hệ giữa con người với chính bản thân mình, những giây phút nhân vật độc thoại là lúc nhân vật đang nói với chính mình để tự an ủi hoặc suy nghĩ để chọn lựa hành vi ứng xử. Mỗi loại tính cách, mỗi loại người, mỗi độ tuổi có cách nghĩ riêng, tuỳ theo hoàn cảnh. Sự kiện, biến cố trong kịch có sức mạnh lớn, tạo nên những phản ứng nội tâm của các

nhân vật. Độc thoại “là một thủ pháp đặc biệt … nhằm đưa ngôn ngữ nội

tâm từ bên trong ra bên ngoài”[35,77]. Nếu thiếu ngôn ngữ độc thoại, quá trình suy nghĩ và cảm thụ của người xem bị nghèo đi rất nhiều bởi vì ngôn ngữ độc thoại làm tăng kịch tính, mở rộng phạm vi và ý nghiã của sự miêu tả. Nếu như trước 1975, tính hiện thực được quan niệm như là việc chủ yếu tái hiện các sự kiện thì đến thời kỳ những năm 80 (thế kỷ XX), Lưu Quang Vũ đã chú ý miêu tả nội tâm nhân vật, đi sâu hơn vào các ngõ ngách bên trong tâm hồn con người.

Khi đặt nhân vật chính trong khoảng không gian tâm trạng, Lưu Quang Vũ đã nới rộng không gian nghệ thuật bằng nhiều cách, có khi anh

dùng thủ pháp đồng hiện hoặc hồi cố để người xem nhận ra “cái phần con

người bên trong con người” vốn đa chiều nên thật phức tạp. Những giây phút mà nhân vật sống trong không gian tâm trạng vừa tăng hiệu quả nghệ thuật vừa tạo một chiều sâu tư tưởng cho vở kịch.

Một vài nhà bình luận thường nhắc đến vở “Người trong cõi nhớ” của

Lưu Quang Vũ, vở kịch miêu tả “cõi nhớ yêu” và “cõi nhớ ghét” trong tâm linh mỗi người, dẫn khán giả vào không gian tâm trạng cùng suy ngẫm,

nào viết về bà ngoại lại xúc động lòng ta đến thế” [1,291].

Lời độc thoại của nhân vật bộc lộ phần sâu kín nhất của tâm hồn con người. Từ vấn đề của một nhân vật, tác giả gợi cho người xem liên tưởng sâu rộng đến hoàn cảnh đất nước, chẳng hạn như đoạn độc thoại của Ủng (Ông không phải bố tôi) Không gian tâm trạng của nhân vật bắt đầu khi nhà văn sắp xếp hành động Thiết của hiện tại đối thoại với Thiết thời thơ ấu; Trạch hôm nay phải đối mặt với Trạch khi xưa. Hai nhân vật “song trùng” cùng xuất hiện, khiến người xem thấy rõ quá trình biến chuyển trong tính cách nhân vật, càng hiểu càng xúc động và có cái gì như nỗi day dứt ám ảnh. Những thán từ và câu cảm thán được Lưu Quang Vũ đặt đúng chỗ. Ngôn từ không còn bất lực bởi nó có sức tác động lớn lao đến đông đảo trái tim, Lưu Quang Vũ đã biết phát huy ưu thế của tính biểu cảm trong lời độc thoại, tính dồn nén của mâu thuẫn kịch tạo được sự cộng hưởng cảm xúc khi công chúng tiếp nhận tác phẩm của anh. Tất Thắng kể lại rằng khi xem “Nguồn sáng trong đời”, người xem “không thể kìm nổi nước mắt. Thật là những giờ phút hiếm hoi, lâu lắm mới thấy sự xúc động thực sự trước cái đẹp của cuộc sống”[36,30]. Điều tạo ra sự chú ý đặc biệt của Tất Thắng

dành cho “Nguồn sáng trong đời” là “sự xúc động và hồi hộp mà vở kịch tạo

ra cho khán giả, là cung cách đặt nhân vật trước những thử thách tưởng như quá mức… Sự diễn tả cái chết của con người mới như một quá trình thanh lọc, tẩy rửa (catharsic) như thế đã góp phần làm nên cái đẹp”[36,31].

Người xem “không thể không xúc động trước hành động của người

kiến trúc sư”[36,30]. Hành động của nhân vật là kết quả của những nội tâm, đồng thời chúng là cái cớ tạo nên những cảm xúc nội tâm đó. Trong đêm khuya tịch mịch, Toàn để lòng mình trôi theo dòng tâm tưởng: “Chỉ còn ba tháng nữa ư ? (…) sau đó là…là gì nhỉ ?… Cuộc sống như gian nhà tôi săp phải mở cửa bước ra ngoài, chuyến đi cuối cùng. Nơi chờ đợi tôi không phải là một nhà ga, một bến tầu, mà là bóng tối…Có lẽ nào như vậy? Đường đã hết, bản đàn đã lặng và ngọn nến của đời tôi sắp tắt”[26,208]. Những câu hỏi, câu cảm thán diễn tả nỗi bàng hoàng, thảng thốt khi Toàn ý thức rõ về quãng thời gian ngắn ngủi còn lại. Toàn tưởng tượng ra cõi chết tăm tối mà

lòng buồn da diết. Anh “nhớ lại tất cả: những mùa hè rực rỡ, những mùa thu dịu dàng, tuổi ấu thơ ngọt ngào, thời thanh niên mạnh mẽ”[26,208]. Trong nỗi lưu luyến cuộc sống dương gian, hơn lúc nào hết, Toàn cảm thấy “Cuộc sống đáng yêu như một trái bóng ngỡ cứ lăn mãi về phía trước… Người trọng tài đã nhìn xuống mặt đồng hồ, chiếc kim đã quay những vòng cuối, hồi còi kết thúc trận đấu sắp vang lên…(…)Nếu ta biết sống xứng đáng, có khi ba ngày mà đẹp đe, mà đầy ắp hạnh phúc hơn cả ba mươi năm”[26,209]. Hình ảnh quả bóng lăn và “hồi còi kết thúc trận đấu” gợi tầng ý nghiã ẩn dụ, cuộc chiến đấu quyết liệt để duy trì sự sống đã gần chấm dứt. Căn bệnh hiểm nghèo đổ ập xuống đời Toàn, cắt ngang tất ca, thổi bùng lên cơn bão bất hạnh.

Theo Phạm Vĩnh Cư “Nét độc đáo của bi hùng kịch này là nó diễn ra

không trong thời chiến, mà trong thời bình, hậu chiến, nó được xây dựng với rất nhiều chất hư cấu và thủ pháp ước lệ không giấu giếm mà vẫn gây được ấn tượng về những thực tại có chiều sâu và tầm cao”[10,33]. Một cuốn sách tốt luôn gợi niềm hy vọng và đem lại nhiều điều bổ ích. Một vở kịch tốt cũng giống như cuốn sách về cuộc sống muôn màu, tâm hồn người xem

được thanh lọc và thăng hoa. Theo Nguyễn Thị Minh Thái, vở “Nguồn sáng

trong đời” “như một tiếng nói nội tâm nhỏ nhẹ khiêm nhường và lắng

sâu”[1,298]. Nó làm thức dậy ở người xem nỗi thương cảm, niềm xúc động

đậm chất nhân bản.

“Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống: ý thức thuộc về một dân tộc, cách tư duy, cách sống, cách dựng nước giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, văn học, nghệ thuật…”

[16,19]. Có thể thấy nền văn hóa hơn mấy ngàn năm của dân tộc ta đã để lại dấu ấn trong kịch Lưu Quang Vũ qua cung cách nhân vật nói năng, ứng xử, hành động; nhất là qua cách cảm, cách nghĩ của các hình tượng nghệ thuật này.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 104)