1 Ngôn ngữ giàu chất triết lý hàm súc

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 106)

- Xung đột giữa cái thiện và cái ác

3.3.2. 1 Ngôn ngữ giàu chất triết lý hàm súc

anh thường ưu tư về con người và thời cuộc. Cho nên ngôn ngữ trong kịch của anh thường đậm chất triết luận - trữ tình. Đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân

Nguyễn Đình Nghi - người đã dựng tám kịch bản của anh, tâm sự rằng: “Cái

hợp giữa tôi và Vũ là khả năng tạo ra những tình huống đa nghiã cho tác phẩm khả năng gợi mở, lay thức tâm hồn và trí tuệ khán giả.”[6,247].

Chất triết lý toát lên từ lời thoại của một số nhân vật nhưng không phải bằng giọng văn lên gân, thuyết giáo cao siêu mà ngược lại, rất tự nhiên, mộc mạc, dễ hiểu. Có lúc lời tâm sự bày tỏ quan niệm của tác giả về con người như hoà nhuyễn vào trong lời thoại kịch: “Tôi không muốn chia cuộc đời thành người tốt kẻ xấu, chỉ có người thúc đẩy sự tiến hoá và người cản trở”[27,51]. Con người thường xuyên không hoàn hảo, trong mỗi con người đều có phần được và chưa được, phần sáng và phần khuất tối, điều quan trọng là động viên họ phát huy tối đa cái phần tốt đẹp trong bản thân mình. Lưu Quang Vũ cũng thường gửi gắm quan niệm về lẽ sống chết ở đời: “Sống giả tạo mới thực là chết”[25,329]. Không ai thoát khỏi sinh , lão, bệnh, tử. Cuối cùng cái chết mang người ta đi “Trong chuyến đi này, người ta chẳng có hành lý gì mang theo”[25,333]. Cho nên “so với lẽ sống chết của cuộc đời, mọi thứ của cải là vô nghiã hết, chỉ có tình yêu thương là đáng kể”[25,337]. Con người chân chính luôn vươn tới cuộc sống có ý nghĩa, người sống hết mình là người suốt đời cống hiến và kiên trì tìm tòi, học hỏi: “Không thể không học không tìm hiểu mà việc gì cũng giỏi giang ngay được”[27,76]. Nhất là nam giới, theo Lưu Quang Vũ, đã là phái mạnh tất phải sống khoẻ khoắn, lành mạnh: “Đàn ông người ta phải đầy đam mê hoài bão, sự nghiệp, tình yêu, nếu không thì cũng phải mê một thứ gì đó: Văn chương, đàn hát, thể thao chẳng hạn. Kẻ tầm thường hơn thì ham tiền”[27,20]. Cuộc sống trở nên vô nghiã, vô vị khi con người thiếu khát vọng, thiếu lý tưởng. Con người – một thực thể sống động, vừa là khách thể vừa là chủ thể sáng tạo. Thế giới loài người vốn dĩ vừa đáng yêu vừa phức tạp và đa dạng. Dù cho lẽ đời nhiều nỗi nhiêu khê thì thời gian sẽ giúp trả lời và khẳng định cái gì là tốt đẹp, ưu việt. “Những con người từng sống tốt đẹp, hữu ích phải còn lại một chút gì của họ trong cuộc sống này”[27,6], vẻ đẹp

nhân cách của họ đã truyền lại cho đời bao hoa thơm trái ngọt, vun đắp niềm tin và sưởi ấm trái tim nhân loại. Trong vở “Đường bay”, Tuấn đã nói về mối liên hệ chặt chẽ giữa lối sống và cung cách làm việc của từng người:“Sống bệ rạc, nhơ nhớp trên mặt đất thì không thể đàng hoàng, dũng mãnh trên trời được”[37,42]. Người chiến sĩ phi công nhận ra một điều vô cùng tinh tế: “Ta nhìn nhận hôm nay, nhìn nhận tuổi trẻ bằng những khuôn mẫu của ngày hôm qua, dẫn đến sự trì trệ luẩn quẩn khiến không ai có thể vượt xa hơn đường bay của người đi trước”[37,45]. Cái nhìn khách quan và quan điểm biện chứng thực sự luôn cần thiết khi xem xét mọi khía cạnh của hiện thực bởi vì “cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng, hôm nay nó là vật cản”[27,40]. Cuộc vận động không ngừng của đời sống đòi hỏi con ngươì phải vận động theo, nếu không muốn sa lầy, lạc hậu.

Nhiều đoạn đối thoại giàu ý nghĩa hàm ẩn đằng sau lớp nghĩa tưởng như đã quá rõ ràng. Chẳng hạn như đoạn đối thoại giữa vợ Trương Ba với các quan trên thiên đình:

BẮC ĐẨU: …Bây giờ, việc đã lỡ rồi. Ông nhà có mất sớm thật, nhưng thiết nghĩ: đằng nào cũng thế thôi, người dưới trần ai cũng một lần chết.

VỢ TRƯƠNG BA: Chết! Các ông có biết chết là thế nào không? Các ông đã phải mất người thân bao giờ chưa ?

BẮC ĐẨU: Quả là…chúng tôi là người cõi giời…Người cõi giời không ai phải chết…”[25,265].

Bắc Đẩu, Nam Tào đều là quan nhà trời, chưa từng trải nghiệm cảm giác mất mát khi người thân yêu của mình bị cái chết cướp đi nên không hiểu chút gì về nỗi đau sinh ly tử biệt. Phải chăng Lưu Quang Vũ ngụ ý nói rằng khi người ta không cùng cảnh ngộ, không cùng giai cấp thì thật khó mà có được sự đồng cảm với nhau. Cũng trong vở kịch này, con người được miêu tả như một sinh thể tồn tại tất yếu vừa có phần hồn vừa có phần xác theo quy luật của tạo hóa. Những dục vọng ghê gớm sẽ xô đẩy người ta vào vũng lầy thấp kém nếu linh hồn thanh tao không đủ lực mạnh để giữ lại các giá trị cao quý.

Ngô Thảo nhận xét rằng “Nhược điểm phổ biến của kịch nói chúng ta hiện nay là tính đơn nghiã, lời đối thoại chỉ nhằm mục đích dẫn chuyện, làm cho vở diễn đơn điệu, kéo lê thê các lớp thoại nhạt nhẽo mà chẳng có mấy nội dung. Ngôn ngữ kịch của Vũ thường tự nhiên, hồn nhiên mà vẫn nhiều lớp lang ý tứ” [6,148]. Không phải là một việc dễ dàng đối với nhà viết kịch khi muốn dẫn dắt người xem từ những hành động kịch cụ thể, cô đọng đến

những lớp ý nghiã hàm ẩn, thú vị. Xem vở “Ngôi nhà quỷ ám” của Nguyễn

Khắc Phục, Nguyễn Thị Minh Thái “thấy nhân vật nào cũng giống nhân vật

nào. Hễ cứ mở miệng ra là triết lý (…) Các nhân vật không được giải thích bằng logic hình tượng mà trở thành hình nộm, không sức sống, không có thân phận văn học riêng”[1,311]. Theo nhận định của Tất Thắng, Lưu Quang Vũ đã sáng tác trên cơ sở tuân thủ đặc trưng nghệ thuật riêng của văn

học kịch, người ta“không thể thêm bớt sống sượng” [12,341] vào trong kịch

bản của anh. Đông đảo người xem công nhận sức hấp dẫn của kịch Lưu

Quang Vũ, đó là“sự hấp dẫn mà không rẻ tiền (…) với những cốt truyện đầy

bất ngờ và lo âu, với những màn lớp sinh động, những đối thoại giàu chất văn học và tính triết lý.” [6,260].

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)