Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi với lời nói hàng ngày

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 118)

- Xung đột giữa cái thiện và cái ác

3.3.2.4. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, gần gũi với lời nói hàng ngày

Có những tác giả thành công ở thể loại truyện ngắn nhưng khi chuyển sang viết kịch bản thì chưa tạo được tiếng vang. Chẳng hạn như Nguyễn

Huy Thiệp – tác giả của vở kịch “Còn lại tình yêu”. Theo Phạm Vĩnh Cư, vở

kịch đó không mấy thành công vì “quá nhiều chất từ chương hùng biện, hơi

nhiều những khuyến cáo khoa trương và ít những tính cách thực sự sống động, ít những lời thoại tự nhiên mà thấm thía. Cái anh hùng và bi hùng trong hiện thực chưa được ngòi bút người viết kịch tái tạo một cách nhuần nhuyễn”[10,38]. Hoặc như vở “Ngôi nhà quỷ ám” của Nguyễn Khắc Phục,

xem xong kịch, Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng kịch bản này “không có

chất lượng văn học và giả tạo về sự sống”[1,311]. Nhưng trường hợp Lưu Quang Vũ thì có khác, anh thường chọn kiểu cấu trúc lời thoại sao cho gọn gàng, vừa đủ ý, không hoa mỹ văn vẻ mà hướng về lớp từ khẩu ngữ bình dân dùng trong sinh hoạt đời thường, hãy xem mấy anh lính trẻ ngổ ngáo nói năng với ông Hà – người bị các anh lính nhầm là dân buôn lậu:

ĐÔN: Đừng bịp! Đeo cái cặp căng phồng này, nhớn nhác nhìn trước nhìn sau, lại mắt la mày lét một mình lủi vào mé rừng, rõ là đi buôn lậu rồi ông bạn ạ. Đừng hòng qua mặt chúng tớ.(…)

ÔNG HÀ: Mà các anh có phải bộ đội thật không ? TẠ: Không việc gì đến ông!

ĐÔN: Bộ đội chính hiệu ‘đời chót’ đây.

ÔNG HÀ: Thế thì có nhớ lời thề thứ chín không? Đọc thử xem nào!

ĐÔN : A! Lại dám kiểm tra mười lời thề quân nhân à? Chúng tôi không thề với ngữ ông. Đi cho khuất mắt! Điên tiết lên rồi

đây!”[39,209].

Trong đoạn đối thoại trên, câu nào cũng ngắn gọn, được viết theo kiểu câu khẩu ngữ, người nói hướng về phía người đang đối thoại, sử dụng những từ ngữ thông dụng: nhớn nhác nhìn trước nhìn sau, mắt la mày lét, chính hiệu đời chót, đi cho khuất mắt, điên tiết…. Đó là loại ngôn ngữ giản dị,

mộc mạc. Lời thoại gần với cuộc sống, thật dung dị, tạo cho diễn viên phong thái nói năng tự nhiên, dường như không phải họ đang trình diễn mà đang “sống” cuộc đời của nhân vật. Nhân vật như đang nói chuyện bình thường, không khiên cưỡng, không giả tạo. Ngay cả những đoạn đối thoại giữa các

nhân vật truyền kỳ trong Hồn Trương Ba da hàng thịt cũng hết sức sinh

động, thử đọc đoạn các quan nhà trời hết kháo nhau về chuyện thiên đình lại nói về chuyện ở dưới hạ giới:

NAM TÀO: Bác còn lạ gì đám tiên nữ chúa là hay ngồi lê đôi mách. Việc kín mấy, đến tai họ cũng thành om sòm rầm rĩ. Có ít họ sít ra nhiều. (…) Mà các cô ấy thì có tốt đẹp gì cho cam! Đấy, vừa rồi chả xảy ra chuyện cô tiên Mẫu Đơn xuống du ngoạn dưới hạ giới, léng phéng thế nào phải lòng ngay một anh chàng dưới đó(…)

BẮC ĐẨU: Thế mà đến việc bác Đế Thích bỏ đi chơi mấy ngày, chính đám tiên nữ của bà Vương Mẫu lại làm rầm lên như sắp sụp trời đến nơi! Thật đúng là “Chân mình thì lấm bề bề; Lại toan cầm đuốc đi rê chân người” (Nhìn Đế Thích ngậm ngùi) Khổ thân bác Đế Thích! Bác ấy có vẻ buồn quá! Đúng là ham cái gì khổ cái nấy! Bây giờ bác lại phải đánh cờ một mình.

NAM TÀO : Bác Đế Thích này, thế là bác đã xuống hạ giới. Người dưới đó họ có biết bác là tiên không?

ĐẾ THÍCH: Không, tôi đã giả trang là người hạ giới. (…) Cũng khổ. Xuống đấy mới biết người dưới hạ giới họ cực khổ vất vả lắm. Tôi đã thử giả làm người thợ, làm thầy, làm lái buôn, làm người kéo cày, chẳng có nghề nào mình làm được. Xem ra chỉ có một nghề dễ bắt chước hơn cả, giống quan thiên đình ta hơn cả, là nghề…

NAM TÀO: Nghề gì ?

ĐẾ THÍCH: Nghề ăn mày. Chữ nghiã gọi là hành khất.”[21, 260].

Lời nói trên của Đế Thích cho thấy vị quan nhà trời này thực sự đã thâm nhập vào cuộc sống trần thế lam lũ, lăn lộn trường đời, đặt mình vào vị trí của những kiếp người nhỏ bé để hiểu họ. Mặt khác lời nói ấy cũng hàm ngụ triết lý về giá trị cao quý của người lao động, họ không phải kẻ giả danh con người mà là những con người thật sự đang nai lưng ra vun đắp cho đời.

Chất khẩu ngữ tự nhiên là kết quả của việc tác giả thường vận dụng ngôn ngữ dân gian với các từ láy (om sòm, rầm rĩ, vất vả…), các thành ngữ (“ngồi lê đôi mách, có ít sít ra nhiều…) hay tục ngữ, ca dao (Chân mình thì lấm bề

bề / Lại toan cầm đuốc đi rê chân người…). Toàn văn kịch bản Hồn Trương

Ba da hàng thịt gồm 1874 câu thoại. Trong đó, tác giả vận dụng tổng cộng

là 89 thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Tỉ lệ vào khoảng 4,74%. Ngôn ngữ theo phong cách dân dã, sử dụng kiểu từ biến âm mang tính địa phương như “trái nắng giở giời”, “đèn giời soi xét”…Về ngữ pháp, rất nhiều câu thoại là câu tỉnh lược dùng trong ngữ cảnh cho phép. Nhiều câu nói ngập ngừng, ngắt quãng, hoặc kiểu câu nói bỏ lửng giữa chừng, trong tình huống người nói muốn người nghe tích cực suy đoán để hiểu và tiếp tục cuộc đối thoại. Tổng

số những câu tỉnh lược và câu đơn đặc biệt trong Hồn Trương Ba da hàng

thịt là 521 câu, chiếm tỉ lệ 27,8 %. Những con số này chưa bao gồm các câu

đơn (chỉ gồm chủ ngữ và vị ngữ) hết sức ngắn gọn và cô đọng. Rất hiếm thấy tác giả viết những câu văn dài hoặc lời thoại quá dài.

Nhiều nhân vật của Lưu Quang Vũ chỉ nói những điều họ cần thiết phải nói và chỉ nói lên ý nghĩ của chính họ. Nhân vật hoàn toàn không phải là cái loa phát ngôn để những khi tác giả muốn nói điều gì thì đặt lời nói đó vào miệng họ. Có lẽ vì thế mà người xem không rơi vào cảm giác là mình đang bị nhân vật kịch giáo huấn, không cảm thấy nặng nề, gượng ép. Rõ

ràng Hồn Trương Ba da hàng thịt không phải là bản sao chép y nguyên

truyện xưa. Cốt truyện này từ lâu đã rất quen thuộc, khán giả xem kịch không phải vì tò mò muốn theo dõi một cốt truyện mới lạ nữa. Cái khó là phải làm thế nào để họ không cảm thấy câu chuyện thiếu hẳn chất hiện thực và những chi tiết kỳ ảo là hoang đường, phi lý. Tác giả mượn xưa nói nay, tổ chức những lớp thoại mang tính sáng tạo để thu hút công chúng.

Lời thoại của Trương Ba thì theo kiểu mộc mạc đúng như cách nói năng của nông dân, Trương Ba kể cho vợ nghe chuyện trồng trọt: “Bà nó ơi, dãy na tôi trồng bữa trước đã bắt đầu ra lá non…”[25,241]. Cách xưng hô “tôi” với “bà” vốn rất dân dã thường được các cặp vợ chồng đã có tuổi dùng hàng ngày. Với con trai của mình, khi giận lên, Trương Ba gọi con là“mày”

xưng “tao”: “Đi ngang về tắt, ra bến vào thành, giao du với lắm bọn mờ ám, có ngày quan nha thừa lại họ gông mày lại!”[25,245]. Người con làm thương lái không hề giấu diếm chuyện các lái buôn đút lót, móc ngoặc, thân quen

với quan lại để buôn lậu trốn thuế. Y nói với cha mình: “Quan nha thừa lại,

bọn này quen hết! Mà nhà quan họ cũng buôn chứ thầy tưởng! Như ông Huyện Tường ở ta đấy: ông Huyện nhận bổng lộc ở cửa trước thì bà huyện đem bán ở cửa sau. Danh giá như bà chúa Huệ trên Kinh còn buôn gấm nữa

”[21,245]. Nhóm từ khẩu ngữ “chứ thầy tưởng” vừa mang chất tự nhiên,

đời thường vừa cho thấy người thương lái lúc nào cũng tỏ ra sành sỏi, lõi đời, trong mắt y, người cha thật khờ khạo, chẳng biết chút gì về các mánh khóe kiếm tiền.

Tính cách khác nhau nói năng cũng khác nhau, đó là do cách nghĩ khác nhau. Gã hàng thịt thì dùng thứ ngôn ngữ đồ tể, chửi vợ là “con đĩ” rồi la lối: “mang rượu thịt lên cho ông, ông đói bụng rồi!...”. Gã lái buôn thì toàn dùng tiếng lóng, nói năng bỗ bã. Hai quan nhà trời Nam Tào, Bắc Đẩu vốn tham ăn, hễ gặp nhau là toàn nói chuyện ăn uống. Cái chết oan ức thình lình giáng xuống đầu Trương Ba cũng chỉ vì Bắc Đẩu thúc giục Nam Tào

gạch đại tên một ai đó cho đủ số: “Nhanh tay lên, đã đến giờ phải tới dinh

Thái Thượng (…) Ta đến muộn mất… Nghe nói tiệc hôm nay to lắm!”[25,240]. Chức sắc có tí máu mặt như lý trưởng thì hách dịch với đám dân đen. Y quát mắng vợ của Trương Ba: “Mụ có biết trong làng này ai là người trông nom mọi việc, cai quản từng người không? Ai?”[25,292]. Câu hỏi “Ai?” rất ngắn, chỉ có một từ, về hình thức nó là câu hỏi nhưng mục đích của lý trưởng không phải là để hỏi mà để tỏ rõ quyền bính, vỗ ngực xưng tên, tự cho mình đứng trên thiên hạ. Y không quan tâm đến phần linh hồn con người, không cần biết người dân nghĩ gì. Với y, những cảm xúc vui buồn, mừng giận, yêu ghét của nhân dân đều toàn là những chuyện vớ vẩn.

Y lạnh nhạt hạch hỏi hồn Trương Ba:“ Lệ nước, phép quan, sổ sách không

có mục nào ghi chép về hồn cả! Anh lấy gì làm bằng cớ? Cái hồn của anh nó hình thù ra sao, vuông hay tròn, hả ? (…) Toàn những chuyện vớ vẩn! Thôi, đừng vẽ sự” [25, 295]. Gã lý trưởng đã dùng từ phủ định “không” và

những câu phủ định bác bỏ với giọng điệu cay độc và gắt gỏng theo thói quen đè nén lương dân.

Có thể nói, đến vở Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã

rút ra được nhiều kinh nghiệm, anh biết để cho nhân vật nói năng đúng lúc, đúng chỗ. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đã được cá tính hóa, giọng điệu tự nhiên, gọn gàng, trong sáng, dễ hiểu và giàu sức gợi khiến cho người xem có cảm giác như họ đang được quan sát cuộc sống thực sinh động ở ngay trước mắt.

** *

Theo quan niệm Bakhtin: " Đối với nhà nghệ sĩ thì thế giới đã tràn

ngập lời của người khác, anh ta phải có một cái tai rất thính để cảm nhận các đặc điểm, đặc thù của các lời ấy. Anh ta phải đưa chúng vào cái mặt bằng của lời văn của mình, đồng thời phải đưa vào sao cho cái mặt bằng

ấy không bị huỷ hoại" (23/189). Đây là một quan niệm độc đáo của tác giả

về phương diện ngôn ngữ ở cấp độ thi pháp tiểu thuyết, song chúng ta cũng có thể ứng dụng vào việc tìm hiểu ngôn ngữ trong kịch của Lưu Quang Vũ. Nếu như trước đây, các tác giả kịch thường chú trọng vào việc xây dựng cốt truyện với những xung đột cơ bản , chú trọng tạo dựng nên hình tượng nhân vật có sức chuyển tải những ý nghĩa lớn lao, thì đến Lưu Quang Vũ và các tác giả kịch hiện đại, tình hình đã đổi khác. Ngôn ngữ không chỉ được coi là một phương tiện hữu hiệu để phản ánh cuộc sống và con người mà còn trở

thành đối tượng của sự miêu tả. Hơn thế nữa, ngôn ngữ nhân vật dường

như đã thoát ra khỏi "vùng kiểm soát" của ngôn ngữ tác giả, không trở thành "cái loa" phát ngôn cho ý thức của người sáng tạo, đồng thời không bị ràng buộc bởi những chủ đề tác giả đã tiên liệu từ trước. Khán giả nhận thấy mỗi

nhân vật dường như đã có một đời sống riêng, ý thức riêng, độc lập với ý thức của người sáng tạo. Sự gia công ngôn ngữ theo hướng này đã dẫn đến một kết quả là đã tạo dựng được những hình tượng nhân vật có chiều sâu tâm hồn, và hơn thế nữa là đã đem đến cho ngôn ngữ kịch một nội dung biểu đạt mới.

Ngôn ngữ của nhân vật ở đây đã thể hiện rõ nhất cho nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của kịch Lưu Quang Vũ. Anh không chỉ miêu tả ngôn ngữ nhân vật mà còn chiếm lĩnh nó qua đối thoại. Vốn là người am hiểu tâm lý nhân vật, anh đã thăm dò cái tâm hồn sâu thẳm của nó bằng cách để cho các nhân vật đối thoại với nhau. Anh đã nắm bắt và khám phá ra cái động cơ tình cảm tiềm tàng trong lời thoại của các nhân vật. Vì thế mà chủ đề hội thoại trong các vở kịch của anh bao giờ cũng có nội dung tâm lý, luôn luôn chuyển đổi từ nội dung này sang nội dung khác và không bị câu thúc bởi một ý thức nào cả. Do đó, cách ứng xử của các nhân vật trong giao tiếp cũng không cuốn hút vào trong lời nói, mà thường chìm vào trong sự nhận thức tâm lý. Ở đây Lưu Quang Vũ trở thành "nhà tâm lý học giấu mặt" (Tuốcghênhép).

KẾT LUẬN

Trong những năm 80 (thế kỷ XX) bên cạnh các nhà viết kịch có tên

tuổi và dày dạn kinh nghiệm, Lưu Quang Vũ “trình làng muộn hơn nhưng

lại nhanh chóng chiếm được vị trí hàng đầu trên sân khấu”[16,685]. Kịch của anh chưa phải là một lâu đài nghệ thuật nguy nga nhưng nó thực sự là ngôi nhà lưu niệm “vô tiền khoáng hậu” thể hiện một tấm lòng yêu nước thiết tha, đáng quý. Đặt tác phẩm của anh vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể khi nó ra đời mới thấy hết được giá trị và tác động nhiều mặt của nó. Về chính trị, kịch Lưu Quang Vũ như một vũ khí chống tiêu cực, nêu ra những yêu cầu cấp bách có tính sống còn, đồng thời cũng nói lên tiếng nói của đông đảo người lao động trước vấn đề cơ chế quản ly, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới tư duy, hoạch định chính sách tiến bộ của Đảng. Về văn hóa tư tưởng, kịch của Lưu Quang Vũ đã gìn giữ và khẳng định những giá trị văn hóa – đạo đức truyền thống; thắp sáng trong lòng người niềm tin vào lẽ phải, điều thiện và điều tốt đẹp; nâng tâm hồn con người lên với những cảm xúc cao thượng và trong sáng. Nhờ công diễn các kịch bản của anh mà nhiều đoàn kịch có thể sống và hoạt động một cách hiệu quả, trong lúc nghệ thuật sân khấu đang đứng trước thách thức của công chúng đương đại. Cùng với những tác giả khác, Lưu Quang Vũ đã góp phần vực dậy thể loại văn học

kịch. Anh không chỉ giúp cho hoạt động của nhiều đoàn kịch, nhiều nhà hát thêm khởi sắc mà còn tạo ra sự rộn rã trong đời sống tinh thần xã hội. Dưới ngòi bút của anh, kịch trở thành một phương tiện giao lưu tình cảm, tư tưởng, thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của cả thời đại. Vốn là một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, mau mắn nắm bắt vấn đề của thời đại, lại tích cực đi sâu tìm hiểu nhân thế, khám phá bản chất cuộc sống, giải thích nguyên nhân của hiện tượng xã hội nên anh đã kịp thời đặt ra nhiều vấn đề bức thiết liên quan đến đời sống của nhân dân. Kịch của Lưu QuangVũ không đơn giản chỉ là tiếng dội lại từ các biến động xã hội mà nó còn là chứng tích cho thấy anh có thái độ sống, thái độ chính trị tích cực và có ý thức quan tâm tới những vấn đề lớn của đất nước, tạo ra sự thay đổi tốt đẹp cho số phận của giới cần lao. Tác phẩm của anh giống như một công trình xây dựng mà người thiết kế không chỉ có lòng ưu thời mẫn the, ý thức trách nhiệm mà còn có niềm say mê và công phu lớn.

Nội dung trong các vở mà Lưu Quang Vũ đạt giải thưởng đều động chạm đến những vấn đề vừa nóng bỏng chất thời sự lại vừa chứa đựng chiều sâu triết lý, mang ý nghiã lâu dài, vượt khỏi những giới hạn chật hẹp, vượt qua tính chất nhất thời của thời sự để thâu tóm lấy những chân lý trường cửu của nhân loại. Tấm lòng chân thành của Lưu Quang Vũ đối với con người đã kết tinh nên giá trị nhân văn bền vững trong tác phẩm của anh. An sâu trong các lớp kịch là cái nhìn đôn hậu, đầy cảm thông, thái độ bênh vực cho người

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 118)