Giải quyết xung đột bằng sự tự ý thức

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 86)

- Xung đột giữa cái thiện và cái ác

3.1.3.2. Giải quyết xung đột bằng sự tự ý thức

Bên cạnh việc dùng những sự kiện, biến cố có tính chất bước ngoặt để qua đó xung đột được tháo gỡ, Lưu Quang Vũ còn sử dụng một phương thức nghệ thuật khác. Đó là sử dụng sự thay đổi, chuyển hoá trong tâm lý nhân

vật, hay nói khác đi là sự tự ý thức của nhân vật như là một phương thức

hiệu quả để giải quyết những vấn đề mà xung đột kịch đưa ra. Ở đây, tác giả

để cho nhân vật tự diễn giải những cảm nhận cảu mình về thế giới và về chính bản thân mình. Nó không được che chở bởi một thế lực tư tưởng nào, mà là tự khai mở những bí ẩn trong tâm hồn mình. Bước phát triển cao hơn của tự ý thức là con người tự đấu tranh để hoàn thiện nhân cách. Bởi chỉ có tự ý thức và đấu tranh, con người mới hy vọng chiến thắng được chính mình. Cứ như thế, các nhân vật tự tháo gỡ xung đột kịch. Và từ đây, những bài học về nhân sinh đã được bắt đầu.

lúc thân xác phàm phu muốn dồn linh hồn thanh cao xuống vực thẳm tha hóa, gia đình sắp tan nát, vợ chồng có nguy cơ phải chia ly. Khi xưa, làm nghề nông, Trương Ba vất vả phần xác, còn phần hồn giản dị, ít dục vọng nên thanh thản và hạnh phúc. Từ ngày thân xác biến đổi, công việc buôn bán có tiền hơn nhưng Trương Ba luôn day dứt, bất an, lòng không một phút nào yên tĩnh. Xác thịt càng nhiều dục vọng, con người càng khổ cực. Trương Ba cay đắng nói với cái thân xác phàm tục: “mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta… Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình ?...Mày đừng vội đắc chí ”[25,322].

Ở những người chưa bị tha hóa, lực của lý trí sáng suốt chiếm ưu thế so với bản năng, con người cũng đã phải vất vả lắm mới gìn giữ được phẩm chất cao quý. Ngược lại, trong cá thể mà lực của bản năng thân xác chiếm thế thượng phong, phẩm chất tốt bị lu mờ, họ sống tầm thường phàm tục mà không ý thức được điều này.

Ý nghĩa triết lý toát lên từ xung đột kịch đã tạo nên chiều sâu của chủ đề, tác giả không chỉ kể lại câu chuyện cổ xưa mà hình bóng cuộc sống đương đại với những con người hiện đại cũng thấp thoáng trong đó. Cuộc đời được miêu tả như nó vốn có nhưng không cắt đứt với quá khứ. Cái mới trong bút pháp sáng tạo đã tăng thêm ấn tượng cho những nhân vật của truyện cổ và vở kịch mang đậm màu sắc văn hóa dân gian. Bằng cách xen lẫn cái lạ với cái bình thường, cái ảo đi liền với cái chân thực, tác giả làm cho câu chuyện xưa mang một ấn tượng mới, nhân vật được miêu tả gần gũi,

giàu chất “đời”. Trương Ba – con người hồn nhiên, chân chất, tình cảm chân

thành, thủy chung, không chạy đua trên con đường dài dằng dặc rượt đuổi theo giá trị vật chất, một mực sống theo lẽ sống đại tự tại, đạm bạc nên bị chê là “thiếu thức thời”. Cái dục vọng đạt được mọi giá trị vật chất của gã lý trưởng, gã thương buôn và anh hàng thịt dường như không có điểm dừng. Phải chăng cuộc sống hiện đại và khuynh hướng đánh giá từng người qua giá trị vật chất mà họ đạt được dẫn đến tình trạng chính loài người lại thờ ơ với vẻ đẹp của nhân cách, xao lãng trong việc gìn giữ sự cao khiết của linh hồn. Điều này làm cho trái tim nhạy cảm của tác giả nghĩ suy, trăn trở. Bút

pháp kịch hiện đại kết hợp với màu sắc huyền thoại, vận dụng văn hóa dân

gian nhuần nhuyễn khiến cho Hồn Trương Ba da hàng thịt giống như một

dấu nối giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại, giàu hương vị dân tộc với một thế giới nhân vật vừa quen vừa lạ. Cái kỳ ảo và hiện thực đan xen, với một cái nhìn thế giới kiểu phương Đông phi nhị nguyên luận, hồn nhiên như không có sự cách biệt giữa cõi âm và cõi dương. Các nhân vật mỗi người một tính cách, không thể nhầm lẫn với các nhân vật hồn ma trong các truyện kinh dị của Étga Pô (Mỹ) Prôspe Mêrimê (Pháp).

Kết thúc xung đột, Trương Ba từ bỏ cái thân xác đầy dục vọng, chấm dứt tình trạng dở sống dở chết. Cách giải quyết xung đột này ngụ ý rằng chỉ khi cái chết ào đến thì mối xung đột giữa lý trí và dục vọng thân xác mới chấm dứt. Nếu con người còn sống thì xung đột này vẫn còn tiếp diễn. Theo

Phạm Vĩnh Cư “Trong vở kịch xuất sắc của mình, Lưu Quang Vũ không đi

đến chủ nghĩa bi quan cực đoan – hình ảnh Trương Ba, người làm vườn, người vun trồngsự sống đẹp tươi vẫn sống trong tâm tưởng của vợ ông, con dâu ông, cháu gái ông.”[10,36]. Lưu Quang Vũ luôn tin rằng người lao động chân chính không dễ gì để mất vẻ đẹp cao khiết của linh hồn. Họ thà chết chứ quyết không để cho dục vọng tầm thường, xấu xa sai khiến. Xem vở“Hồn Trương Ba da hàng thịt”, Ngô Thảo tin rằng“cái vở kịch mượn tích xưa này rồi sẽ còn trên sân khấu một thời gian dài” [6,145].

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 86)