Ngôn ngữ hóm hỉnh, hài hước

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 114)

- Xung đột giữa cái thiện và cái ác

3.3.2.3. Ngôn ngữ hóm hỉnh, hài hước

Tiếng cười là một trong những điều kỳ diệu của cuộc sống,

Đôtxtôiepxki đã từng nói: “Hài hước là cái phao cứu hộ cho sóng gió của

cuộc đời. Là dấu hiệu xấu nếu người ta không còn biết cười đùa trào phúng”. Xung đột kịch quá căng thẳng liên tục từ đầu đến cuối dễ tạo ra cảm giác đơn điệu, nhàm chán. Vì vậy Lưu Quang Vũ thường xen vào những lớp thoại dí dỏm, hài hước vừa để người xem thư giãn vừa tạo độ giãn cách hợp lý giữa các bước tiến triển của xung đột kịch. Đây là lúc anh vận dụng thủ pháp trì hoãn khiến cho người xem hứng thú theo dõi vì muốn biết cuối cùng số phận nhân vật ra sao, vở kịch càng lúc càng lôi cuốn và họ hồi hộp chờ đợi đoạn kết.

Gô-gôn quan niệm: “Nghệ thuật chân chính không dạy người ta cười

Lưu Quang Vũ cũng đồng quan điểm với tác giả Những linh hồn chết, anh không bao giờ khai thác tiếng cười theo kiểu chế giễu hình hài khuyết tật hoặc xấu xí của một nhân vật nào đó. Đồng thời anh luôn lưu ý đến chủ đề tư tưởng để tránh những lớp hề vô thưởng vô phạt không ăn nhập với nội dung chính trong kịch bản.

Bệnh sĩ cất lên tiếng cười phủ định, cương quyết không để cho thói làm láo báo cáo hay còn tồn tại. Tác giả vận dụng thành công yếu tố hài hước, trào lộng để công kích vào tư tưởng hủ bại, lối sống dối trá. Ngay cả cái tên của nhân vật cũng ngộ nghĩnh, dí dỏm. Tên của chủ tịch xã là Nguyễn Toàn Nha, Nha nghiã là răng, Toàn Nha nghiã là toàn răng, gã này chỉ giỏi ăn, nhai, nuốt và hô các khẩu hiệu; thế nhưng lúc nào cũng lên mặt tự phụ, khoe khoang khoác lác. Chính Nha bị một tên giả làm nhà văn lừa phỉnh nhưng Nha vẫn nghĩ xưa nay chỉ có mình lừa người khác chứ ai dám lừa mình; cho nên ông ta liền nói theo thói quen mở miệng là chê bai thiên hạ: “họ bị lừa rồi. Ngu dại đến thế là cùng, chẳng có đầu óc gì cả”[25,209]. Nha lúc nào cũng vênh vang, thích đặt những cái tên nghe thật kêu, thật “đẹp tai” cho từng bộ phận công tác trong xã. Y toàn nói những lời vừa đao to búa lớn vừa rắc rối nực cười. Y kể với Thình: “Tôi đã lên Bình Đà là quê vợ của thằng em chồng con em gái của thằng em vợ tôi để tìm hiểu”, không cần làm lúa mà “bung ra pháo”. Chưa rõ, Thình hỏi lại: “Như vâỵ là ta trồng cà pháo ạ?”, Nha liền mắng Thình: “Sao ông lại tối dạ thế? Trồng cà pháo là thế nào? Không phải cà pháo mà là pháo, pháo nổ ấy… Đoành, đoành, đoành”[25,156].

Lưu Quang Vũ đã kết hợp thủ pháp cường điệu với kiểu chơi chữ đồng âm để tạo ra chất hài hước của đoạn thoại.

Cả trại có bốn con lợn giống quý phải cất công đi mua mãi tận nông trường Ba Vì về, ông Độp (tay chân thân tín của Nha) đè ra hoạn hết; trong khi những con lợn cần hoạn thì ông ta để lại không hề đụng đến. Nghệ thuật tương phản trong chi tiết này khiến người xem phì cười nhưng đó là cái cười

pha lẫn sự chua xót. Bệnh sĩ không dừng lại ở sự khôi hài mà nó mang đặc

Tử cho rằng:“Biết xấu hổ là đã gần với sự dũng cảm” (Tri sỉ cận hồ dũng). Chỉ có người nào can đảm mới biết hổ thẹn về khuyết điểm của mình, còn loại “vô sỉ” như Nha luôn tìm cách bào chữa che giấu để tiếp tục huênh hoang, dối lừa thiên hạ.

Theo Tất Thắng thì “Vũ có lối viết hóm hỉnh, giàu hình ảnh và đôi khi

tinh tế nghệ sĩ.” [6,261]. Anh đã bám sát thực tiễn và nắm bắt ngay được một trong nhiều vấn đề tiêu cực ở nông thôn. Bằng một cách viết mới có khả năng thâm nhập vào tận gốc rễ tư tưởng con người mà vẫn nhẹ nhàng, vui vẻ, tác phẩm phản ánh sâu sắc xung đột tất yếu đang diễn ra hằng ngày vào thời kỳ đầu đổi mới. Nếu tên tuổi Lộng Chương gắn liền với vở hài kịch “Quẫn” thì cái tên Lưu Quang Vũ gắn liền với “Bệnh sĩ”. Giá trị của nó không chỉ xác định ở đề tài, ở nội dung mà còn được xác định cả ở bình diện nghệ thuật như cấu trúc thể loại, đặc trưng hài kịch, nghệ thuật tạo tình huống và bút pháp miêu tả tâm lý… Tiếng cười từ kịch Lưu Quang Vũ là tiếng cười cảnh tỉnh dựa trên tinh thần xây dựng và nâng cao đời sống con người.

Vốn sống của người nghệ sĩ trong trường hợp này không phải chỉ đơn thuần là những gì anh ghi nhận được từ thực tại khách quan, mà còn ở sự nghiền ngẫm, phân tích, có khả năng thâm nhập vào thế giới tâm lý của một

kiểu người, loại người. “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” cười kẻ nói hay nhưng

hành động trâng tráo, bê bối, nhân cách bệ rạc, tính cách bần tiện, bủn xỉn

(Bôn). “Ông không phải là bố tôi” cười kẻ trọng phú khinh bần, thượng đội

hạ đạp (Thiết). “Tôi và chúng ta” cười thói hãnh tiến, lên mặt, phách lối. Tiếng cười như ngọn roi quất mạnh vào cái xấu, mỉa mai, giễu cợt kẻ đạo đức giả. Quản đốc Trương không trực tiếp đứng máy sản xuất, nhưng y luôn tỏ ra hách dịch, kẻ cả, Lan Anh - một nữ công nhân còn rất trẻ nhưng tính cách sắc sảo, cô gái này đã ra mặt đối đáp với Trương:

QUẢN ĐỐC TRƯƠNG: Bừa bãi táo tợn cho lắm, buông tuồng cho lắm vào…Rồi thế nào cũng có lúc…

LAN ANH: Có lúc làm sao ạ?

còn làm sao nữa

LAN ANH: Dại có một giờ thì ít quá! Chẳng bõ bèn gì ! Tôi muốn dại ba năm cơ.

QUẢN ĐỐC TRƯƠNG: Cô Thanh xem công nhân của cô đấy ! Trơ trẽn vô cùng!

Con gái đâu mà có thứ con gái … không biết ngượng!

LAN ANH: Quản đốc yên tâm. Phụ nữ chúng tôi chẳng ai dại với quản đốc đâu một phút cũng không dại chứ không nói một giờ”[48,22]. Câu nói “dại một giờ thì ít quá…tôi muốn dại ba năm cơ” sử dụng các số từ chỉ thời gian “ba năm, một giờ” để tỏ rõ ý muốn của cô gái. Rồi cô này đột ngột chuyển sang phủ định, giảm số từ chỉ thời gian xuống “một phút”: “…chẳng ai dại với quản đốc đâu, một phút cũng không dại chứ không nói một giờ”. Kiểu nửa đùa nửa thật này vừa cho thấy tính cách sắc sảo của nhân vật vừa tạo nên tiếng cười vui nhộn.

Tác giả biết cách sử dụng tiếng cười làm vũ khí phê phán, có sức gợi cảm đặc biệt ở nhiều mức độ. Nhiều khi mới nghe tưởng là đùa vui nhẹ nhàng nhưng càng nghĩ càng ngấm dần, càng thấm thía hơn. Tiếng cười góp phần tạo nên tính chất phong phú, đa dạng nét trẻ trung, vui nhộn của ngòi bút Lưu Quang Vũ, anh vừa có tài viết nhanh, lại vừa có tài viết mỗi kịch bản một kiểu, qua rất nhiều tác phẩm của anh, người ta khong thấy sự đơn điệu, trùng lặp mà luôn bắt gặp sự thú vị, bất ngờ. Trong cuốn sách “Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX”, ở phần giới thiệu về Lưu Quang Vũ, nhà thơ Vũ

Quần Phương đã viết: “Xót đau che giấu bằng cười cợt... Khinh bạc và giễu

cợt không phải là chủ đạo trong tính cách anh. Nó chỉ là một nét, cái nét dễ bộc lộ sự thông minh ranh mãnh của anh. Sau này Lưu Quang Vũ đã sử dụng song song được cả lòng yêu kính trân trọng, nỗi xót đau bàng hoàng cùng với giọng giễu cợt khinh bạc trong một thể loại khác - đó là

kịch”[21,767]. Lưu Quang Vũ thường khắc họa tính cách một số nhân vật

phụ chỉ bằng vài lời đối thoại hóm hỉnh nhiều ẩn ý. Bên cạnh thủ pháp cường điệu, anh còn dùng lối điệp ngữ, so sánh, nhưng hình ảnh tương phản sinh động, cụ thể, gây cười song vẫn giữ được tính nghiêm túc và tính chiến

đấu mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 114)