Xây dựng hành động kịch thống nhất

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 90)

- Xung đột giữa cái thiện và cái ác

3.2.1. Xây dựng hành động kịch thống nhất

3.2.1.1.Gắn kết các hành động thành một hệ thống tập trung biểu hiện chủ đề

Kịch của Lưu Quang Vũ không phải là một mớ hành động vụn vặt, lẻ tẻ, không ăn nhập gì với nhau mà mọi hành động kịch đều xoay việc phục vụ cho tư tưởng chủ đề. Bởi vì nếu tư tưởng cốt lõi của kịch bản chỉ được phát biểu qua miệng một nhân vật thì người xem sẽ quên ngay tư tưởng đó. Hành động kịch dù mang tính chất đúng hay sai, tốt hay xấu đều dẫn đến những hành động phản xạ, phản ứng lại; quá trình đó diễn ra liên tiếp cho đến khi xung đột chính được giải quyết. Từ đầu đến cuối, Lưu Quang Vũ chỉ chọn lựa miêu tả những hành động trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho chủ đề của kịch bản, loại bỏ những hành động không ăn nhập với hành động xuyên và cả những hành động minh họa cho tư tưởng một cách sống sượng.

Trong vở Lời nói dối cuối cùng, Cuội cố gắng thực hiện một loạt mẹo

lừa, mục đích là để giúp đỡ những con người nhỏ bé bất hạnh. Nhưng vì Cuội hành động dối trá nên chẳng những không giúp được người khác mà chính Cuội lại rơi vào bế tắc. Hành động của Cuội đã tạo ra hành động phản ứng của Lụa - người con gái mà Cuội yêu thương nhất, cô nghĩ nếu Cuội nói dối cả thế gian, ắt sẽ có một ngày nào đó, Cuội dối lừa cô. Do đó, cô không thể chấp nhận những hành động dối trá triền miên của Cuội. Lụa mong muốn một phương cách hành động trung thực hơn, để bản chất người trung thực không bị tha hóa, để cuộc sống thực sự tốt đẹp và công bằng khi con người không còn phải đối mặt với những điều dối trá.

Thông qua sự sắp xếp chuỗi hành động xuyên suốt kịch bản, Lưu Quang Vũ muốn khẳng định rằng mọi kiểu dối trá đều gây ra hậu quả khó lường; đồng thời anh cũng chia sẻ với người xem một quan niệm của anh về mục đích và phương tiện hành động. Theo anh, con người không thể lấy mục đích để biện minh cho phương tiện, mục đích càng cao quý thì phương tiện hành động càng phải hướng tới tính chất chân, thiện, mỹ. Nêú không thì con người không bao giờ có thể thực sự vươn tới điều cao cả, tốt đẹp. Lưu

QuangVũ là vậy, đằng sau cái vẻ giản dị của các lớp kịch thường hàm ẩn một lớp ý nghiã sâu sắc.

Phan Trọng Thưởng nhận xét rằng trong kịch của Lưu Quang Vũ: “Mỗi người, mỗi hành vi đều được đặt vào hoàn cảnh thích hợp để nhân vật tự bộc lộ” [12,351]. Lưu Quang Vũ luôn chú ý xây dựng những tình huống hành động hợp lý và xâu chuỗi chúng lại sao cho thật giản dị, dễ hiểu. Trong

vở Lời thề thứ chín mọi hành vi của bốn chiến sĩ đều xoay quanh hành động

về quê Xuyên để giải cứu cho bố Xuyên. Vì muốn “thế thiên hành đạo” họ sốt ruột, manh động tìm ngay đạo lý trần gian bằng cách “dĩ bạo địch bạo”, dẫu có bị kỷ luật cũng cam lòng. Ý nghiã của hành động ấy khiến cho người xem phải cảm động trước tình đồng đội, sự hy sinh vô điều kiện cho lẽ phải và gợi cho người xem suy nghĩ về mối quan hệ giữa hậu phương - tiền tuyến. Từng bộ máy công quyền ở từng địa phương nhỏ cũng là một mắt xích có liên hệ tới sự an nguy của nhà nước xã hội chủ nghiã. Giữ gìn và làm trong sạch đội ngũ cán bộ Đảng cho đến nay vẫn luôn là vấn đề lớn của toàn Đảng.

Thông qua sự sắp xếp chuỗi hành động xuyên suốt kịch bản, Lưu Quang Vũ muốn khẳng định rằng mọi kiểu dối trá đều gây ra hậu quả khó lường; đồng thời anh cũng chia sẻ với người xem một quan niệm của anh về mục đích và phương tiện hành động. Theo anh, con người không thể lấy mục đích để biện minh cho phương tiện, mục đích càng cao quý thì phương tiện hành động càng phải hướng tới tính chất chân, thiện, mỹ. Nêú không thì con người không bao giờ có thể thực sự vươn tới điều cao cả, tốt đẹp. Lưu QuangVũ là vậy, đằng sau cái vẻ giản dị của các lớp kịch thường hàm ẩn một lớp ý nghiã sâu sắc.

Bác sĩ Thành (Nguồn sáng trong đời) nghiên cứu đề tài mổ ghép giác

mạc. Quá trình Thành vận dụng lý thuyết vào thực tiễn là một quá trình từ đơn giản đến phức tạp. Thành Bích ra sức thuyết phục người nhà của bệnh nhân vừa tử vong để xin giác mạc; một loạt hành động như thế đã thất bại nhưng là cơ sở làm nảy sinh hành động tích cực kế tiếp. Dù vấp phải nhiều hành động ngược chiều, trong đó có cả phản hành động của chủ nhiệm khoa

và lãnh đạo bệnh viện nhưng Thành vẫn kiên trì thực hiện kế hoạch của mình.

Hành động từng lúc của nhân vật tương ứng với những nhiệm vụ từng lúc mà nhân vật phải giải quyết. Và toàn thể các hành động từng lúc đều liên kết với nhau. Thành, Bích, Oanh, Chí, … tất cả đều có khuynh hướng đi tìm ánh sáng cho đôi mắt của người thương binh. Mục đích đó chi phối mọi hành động lớn, nhỏ của họ. Diễn tiến của hành động kịch từ chỗ thắt nút đến chỗ mở nút kịch cho thấy tác giả đã bao quát được toàn thể hành động của các nhân vật chính và phụ. Dù phản đối việc Toàn cho Chí đôi giác mạc, Lâm – vợ của Toàn, cũng liên quan đến hành động xuyên và tình yêu nồng nàn mà Lâm dành cho chồng chính là lý do để chị hành xử như vậy.

Lưu Quang Vũ cũng quan tâm xây dựng hành động kịch trên cơ sở hành động bên trong nên tính kịch không giả tạo, luồng hành động bên trong mãnh liệt, phong phú và phức tạp. Hành động bên trong tuy tiềm ẩn nhưng được thể hiện tinh tế qua cách nhân vật cân nhắc, suy nghĩ, lựa chọn con

đường nào để đi, tìm một thái độ xử lý. Trong vở Ông không phải bố tôi,

Lưu Quang Vũ vận dụng thủ pháp đồng hiện để miêu tả đối thoại và hành động kịch. Quá khứ bẽ bàng không tan đi trong tâm hồn Thiết mà nó ám ảnh y, thúc giục y rửa hờn, cho dù người gây ra vết thương trong tim y là ông Ủng - cha đẻ của y thì y cũng chưa bao giờ tha thứ. Những vết thương thể xác có thể vơi đi theo thời gian nhưng những tổn thương tinh thần thì thật khó phai nhạt.

Quan sát hành động bên ngoài, người xem có thể hiểu được hành động bên trong của nhân vật. Sau cuộc kiện cáo về nhà cửa giữa ông nội và cha của Tân, một ngày nọ, người cha trở về nhà thấy Tân đang ngồi trên mặt bàn. Tân nói là mình sắp lấy vợ. Nhà này của vợ chồng Tân. Phía sân sau còn ít đất Tân sẽ lấy cót ép quây lại cho cha mẹ ở. Nghe vậy, Thiết nổi giận quát mắng con:

THIẾT : Thằng mất dạy, mày dám… Tao là bố mày!

TÂN: Về việc này, còn phải xem đã. Bố là bố con? Chưa chắc? Có gì làm bằng cớ không?(…) Nếu phải ra tòa, con đã chuẩn bị rất đầy

đủ, rút kinh nghiệm bố với ông, con đã có đủ mọi giấy tờ, cả giấy chứng nhận bố không phải là bố con.

THIẾT : (hét lên) Sao? Tao không phải bố mày?

TÂN : Con chứng minh được hết, xoay xỏa được hết, giấy gì chẳng có được. Bố biết đấy, có rất nhiều tiền và thật ít lương tâm là có đủ mọi thứ !...” [50,44]

Hành động bên ngoài của Tân cho thấy người thanh niên này đã xấu hổ, day dứt, buồn bực khi chứng kiến cảnh cha mình đối xử không phải với ông nội. Tân muốn cho cha của mình hiểu điêù gì sẽ xảy ra nếu Tân cũng bắt chước giống y như cha, bởi lẽ Thiết không còn là tấm gương sáng cho con noi theo. Tân hành động như thế để chứng tỏ với cha rằng tất cả mọi hành vi mà ông ta đã làm ắt có ảnh hưởng không tốt tới con trẻ. Đứa con còn có thể tin vào ai được, một khi cha và ông nội – những người thương yêu nhất của nó lại không thể là chỗ để nó có thể tin yêu, kính trọng. Qua hành động của nhân vật, người xem có thể tự rút ra được ý nghiã của đạo làm người, đạo làm cha, đạo làm con; chứ tuyệt nhiên Lưu Quang Vũ không đặt lời thuyết giảng cao đạo, dài dòng vào miệng nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)