Xây dựng nhân vật có tính cách riêng, độc đáo

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 63)

Bên cạnh đó, sự phát triển tính cách của nhân vật cũng được anh chú trọng mô tả thông qua những sự kiện, biến cố và xung đột chính cuả vở kịch. Chúng ta nhận thấy nhân vật trong kịch của anh thường đối diện với những thử thách, thường nghiền ngẫm suy tư về những vấn đề của cuộc sống, từ đó mà tính cách và tâm hồn nhân vật được bộc lộ.

Nhà viết kịch Xô Viết bậc thầy Pô-gô-đin cho rằng: "Chủ yếu trong

vở kịch là những tính cách"{17/378}. Trong kịch Lưu Quang Vũ, chúng ta nhận thấy tính cách của các nhân vật không bao giờ đơn chiều, ổn định, trái lại nó có nhiều mặt đối lập nhau và đối lập với môi trường, luôn đấu tranh để không ngừng phát triển. Nhân vật của anh là những con người của cuộc sống đương thời với những nét tính cách đa dạng và đang vận động. Anh xây dựng nhân vật không bằng những nhận định, đánh giá thiên vị, chủ quan, không san bằng các phẩm chất tính cách vào những khuôn khổ ổn định mà để cho tính cách tự trải nghiệm, đồng thời theo dõi nó hết sức khách quan với một quá trình phát triển.

Các nhân vật của Lưu Quang Vũ dường như luôn vật vã để tự bảo vệ

lẽ sống, nhân cách của mình. Ông Trương Ba trong vở Hồn Trương Ba- da

hàng thịt hay nhà khoa học trong Hoa cúc xanh trên đầm lầy là những ví

dụ điển hình. Sự vận động trong nhận thức của họ về thế giới và về bản thân đã là một qua trình dai dẳng và mạnh mẽ. Cái đích để mỗi tính cách phấn đấu ở đây là cái đẹp trong tâm hồn, cái cao cả trong lẽ sống.

Có thể nói rằng, trên phương diện nhân vật, Lưu Quang Vũ đã đi đến hiện đại từ truyền thống. Ngòi bút của anh vẫn tuân theo những nguyên tắc chung là "tái hiện chân thực những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình" (Ăngghen). Nhưng khái niệm này được đưa vào trong kịch của anh với một nôi dung độc đáo và mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của cá nhân người nghệ sĩ.

Trong kịch của mình, Lưu Quang Vũ thường chú ý tạo dựng những tình huống mà qua đó tính cách và sự thay đổi, chuyển hóa trong tính cách

của nhân vật được bộc lộ rõ nhất. Như trong vở Hồn Trương Ba - da hàng

thịt, có một lớp kịch anh con trai ông Trương Ba đòi bỏ vườn để đi buôn và

tìm cách làm giàu, khuyên con mãi không được, ông liền dùng sức mạnh đánh con - một điều mà trước đây ông Trương Ba chưa bao giờ làm. Khi xảy ra sự kiện ấy, anh con trai ngỡ ngàn, ngạc nhiên và phản ứng quyết liệt:

"Ông không phải là bố tôi! Bố tôi chưa đánh tôi thế bao giờ". Nhưng ngay

sau đó, đầu óc con buôn đã đưa anh ta đến những tính toán không ai ngờ đến. Anh ta lại nhận ông Trương Ba đích thực là bố mình, vì nghĩ rằng có một ông bố khoẻ mạnh, hung bạo như thế đi cùng trong những vụ buôn bán thì vô cùng hữu ích... Sự thay đổi hoàn toàn trong thái độ của anh con trai không chỉ là một tình huống kịch độc đáo mà còn là hoàn cảnh để tính cách của nhân vật bộc lộ rõ nét hơn. Chúng ta có thể tìm thấy thủ pháp này được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm khác của anh.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 63)