Dẫn dắt hành động kịch dựa trên quy luật nguyên nhâ n kết quả

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 93)

- Xung đột giữa cái thiện và cái ác

3.2.1.2.Dẫn dắt hành động kịch dựa trên quy luật nguyên nhâ n kết quả

kết quả

Có thể nói trong kịch Lưu Quang Vũ, mọi biến cố lớn hay chi tiết nhỏ được đưa ra đều có nguyên nhân cụ thể. Để đảm bảo tính logic của hành động kịch và câu chuyện kịch không có các chi tiết vô lý, trước khi tạo ra sự biến, tác giả đã chuẩn bị bằng một loạt những nguyên cớ khiến cho sự biến đó phát sinh. Bởi vì nếu đột ngột đưa ra sự biến thì sự biến có vẻ gượng ép giả tạo, thiếu sức thuyết phục. Hơn nữa, sự biến trong kịch Lưu Quang Vũ được cho là hợp lý bởi nó phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và tính cách nhân

vật. Chẳng hạn như trong Đường bay, Thảo - trung đoàn phó tranh luận với

Viễn về chiến thuật không kích. Trước đó quan hệ giữa hai thầy trò đã không được êm ả. Hai bên không thống nhất quan điểm.Viễn bướng bỉnh, chần chừ chưa muốn lái máy bay luyện tập minh họa rập khuôn theo đúng

lời Thảo. Thảo giận quá, đích thân ngồi lên máy bay tự mình bay minh họa, trong cơn bức bối, tâm lý nặng nề, tinh thần không thoải mái, lại thêm bệnh huyết áp, quá lâu chưa cầm lái, khi hạ cánh Thảo quên không bấm nút hạ càng, khiến cho máy bay bốc cháy. Sự biến này kéo theo một loạt hành động của các nhân vật, qua đó, đặc điểm tính cách từng nhân vật càng được bộc lộ rõ hơn.

Hành động kịch không chỉ bộc lộ tính cách nhân vật mà còn cho thấy tác động của các sự kiện, biến có, của hoàn cảnh khách quan đến mỗi cá thể trong cuộc sống. Mỗi tính cách đều là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử - xã hội cụ thể. Hoàn cảnh chiến tranh đã tạo nên những người như Minh,

Nhâm, Thế Anh (Điều không thể mất), Thanh, Ngà (Tôi và chúng ta), Viễn

(Đường bay). Cuộc sống hậu chiến khốn khó, cơ cực làm nảy sinh lớp người

hành động mạo hiểm như Việt, Thanh (Tôi và chúng ta), Đôn, Tạ, Xuyên

(Lời thề thứ chín)… Hành động của Ủng (Ông không phải là bố tôi)

nguyên nhân từ hoàn cảnh lịch sử. Tổ chức đặt đâu phải ngồi đấy, thời kháng chiến, người ta sống cốt để cho đẹp mắt mọi người chứ không phải cho hạnh phúc của mình. Hành động người con (Thiết) của ông Ủng dứt khoát không nhận ông là bố cũng có căn nguyên sâu xa của nó. Có khi hoàn cảnh xã hội đẩy con người đến chỗ sai lầm tất yếu, vì thế nhân vật trở nên thật hơn trước mắt người xem. Về điểm này, ngòi bút Lưu Quang Vũ có chỗ

khác với Doãn Hoàng Giang. Trong vở Hoa và cỏ dại, Doãn Hoàng Giang

miêu tả nhóm nhân vật đại biểu cho con người mới xã hội chủ nghiã rất toàn vẹn không hề có chút sai lầm nào. Dù tình thế có căng thẳng ra sao, cuối cùng, họ vẫn chiến thắng và hạnh phúc.

Lưu Quang Vũ thường tổ chức hành động kịch tuần tự, khúc chiết giúp cho người xem hiểu rõ lý do dẫn đến sự biến, song có những sự việc xảy ra, vẫn tạo được bất ngờ. Điều bất ngờ chính là sự việc xảy ra khác hẳn với chờ đợi của mọi người. Người ta đoán đợi một đằng thì sự việc lại diễn ra theo một nẻo khác. Tuy là chi tiết bất ngờ nhưng nó cũng có căn nguyên sâu xa của nó. Chính những chỗ bất ngờ ấy gợi cho người xem suy nghĩ về kịch bản nhiều hơn. Có khi để tạo bất ngờ, nhà viết kịch nêu sự biến trước

rồi mới trình bày lý do giải thích sau. Một trong những lớp kịch lý thú trong

Hồn Trương Ba da hàng thịt là đoạn người hàng thịt lăn ra chết, có hai lái

lợn đến viếng. Lái lợn 2 phàn nàn với lái lợn 1 là người hàng thịt vẫn còn nợ

mình nhiều tiền. Lái lợn 1 nói nhỏ nhẹ: “ Thôi, chuyện đâu bỏ đấy, người ta

đã nằm xuống rồi, nghiã tử là nghiã tận”. Nhưng lái lợn 2 vẫn tỏ ra rất lo âu,

sợ mất tiền. Lái lợn 1 liền bảo : “Ông lúc nào cũng chỉ lo đến tiền”. Xem

đến đây, ắt khán giả đều nghĩ rằng lái lợn 1 là người đằm thắm, nghĩa tình.

Lúc này, lái lợn 2 mới nói tiếp: “…Ông còn nợ tiền ông hàng thịt, một món

tiền to, ông mừng vì từ nay ông hàng thịt không còn đòi ông được nữa chứ

gì!”. Giờ thì người xem vỡ lẽ: lái lợn 1 là tay đạo đức giả. Bản chất của một

con người không thể hiện ở lời nói. Lái lợn 1 cứ khăng khăng bảo đã trả cho anh hàng thịt gần nửa số tiền nợ. Nhưng khi xác hàng thịt lồm cồm ngồi dậy

trong áo quan, lái lợn 1 sợ hãi vái lia liạ: “Lạy anh, tấu lạy anh, lúc nãy em

trót lỡ lời, anh tha tội, em xin trả anh đủ món nợ, cả vốn lẫn lãi, trăm lạy anh”.

Khi tổ chức hành động kịch, khó nhất là làm sao tạo ra sự biến bất ngờ mà người xem vẫn thấy chi tiết đó hợp lý. Nhân vật trở nên thật hơn khi họ ước đoán và dự định nhưng rồi thực tế lại xảy ra không đúng như thế; có

khi chính họ lại hành động trái với dự định ban đầu của mình. Trong Tin ở

hoa hồng, vì muốn vạch mặt kẻ ăn hối lộ, trù dập người tốt, mấy thanh niên

nghĩa khí liền ra tay, thực hiện phương án bí mật bắt nhốt vợ tên kế toán, mong dùng mụ ta làm con tin, buộc tên kế toán phải làm chứng và nói ra sự thật. Họ cứ tưởng rằng nếu không thấy vợ về, gã kế toán sẽ bấn loạn, lo lắng mất ăn mất ngủ. Nhưng thật bất ngờ, gã chồng cứ tỉnh bơ, y thấy vô cùng thoải mái vì bỗng dưng được thoát khỏi mụ vợ già lắm lời, chua ngoa. Còn mụ vợ bị bắt cóc, lúc đầu sợ sệt, chỉ mong được thoát ra. Nhưng ngày nào cũng được ăn nhiều, ăn ngon nào bánh dầy chả lụa, bánh mì kẹp giò… Khi được thả ra, mụ chẳng còn muốn trở về nhà với gã chồng kế toán keo kiệt. Nếu nhân vật biết trước mọi chuyện và định làm gì thì làm y như thế, cốt truyện kịch sẽ tẻ nhạt vì thiếu yếu tố bất ngờ.

nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Ngẫu nhiên là những gì xảy ra một cách tình cờ, không tùy thuộc vào nhân vật. Nếu dùng chi tiết ngẫu nhiên không khéo léo, chuỗi hành động sẽ phát triển một cách thiếu logic. Trong những kịch bản có khai thác các chi tiết ngẫu nhiên, Lưu Quang Vũ luôn chú trọng vào việc lý giải sự việc xảy ra sao cho hợp lý, sao cho phù hợp với tính cách nhân vật, đồng thời không làm ảnh hưởng đến sự kết nối chặt chẽ của hành động kịch. Chi tiết ngẫu nhiên thường là những cuộc gặp gỡ ở trên tàu, hay tại sân ga, sân bay do nghề nghiệp, điều kiện công tác của nhân vật. Hiệp (Người tốt

nhà số 5) thường hay đi công tác bằng xe đò nên anh đã gặp gỡ, quen biết

Mây trên một chuyến xe rồi hai người yêu thương nhau... Hay như nhân vật

Tuấn trong Đường bay, anh vốn là sĩ quan hàng không, một ngày nọ có một

máy bay dân dụng gặp sự cố nên đã hạ cánh xuống sân bay - nơi Tuấn vừa về nhận công tác; ngẫu nhiên trong số hành khách xuống sân bay để tạm nghỉ có người vợ cũ cho nên hai người đã gặp lại nhau. Những vùng không gian diễn ra cuộc gặp gỡ tình cờ đều tạo cho người xem cảm giác điều đó

hoàn toàn có thể xảy đến với nhân vật. Oanh (Nguồn sáng trong đời) nhờ

đọc báo mới biết được thông tin về Thành – bác sĩ chuyên mổ ghép giác mạc, đồng thời cũng là người thầy cũ của Oanh. Chuyện này cũng có cơ sở, có nguyên nhân bởi Oanh vốn là một y tá, ắt cô phải chú ý đến chuyên mục thông tin y học; hơn nữa, chồng Oanh lại bị hỏng giác mạc, chắc chắn những điều có liên quan đến khoa chữa trị mắt rất được Oanh quan tâm. Tác giả đã sử dụng chi tiết ngẫu nhiên một cách khéo léo vì vậy các chi tiết không rơì rạc, đường dây hành động kịch vẫn chặt chẽ.

3.2.2.Kết cấu hành động kịch chặt chẽ

Lưu Quang Vũ thường trình bày các hồi, các cảnh một cách hợp lý, đặt những bước ngoặt lớn của quá trình phát triển xung đột đúng chỗ. Mỗi vở kịch của anh đều có năm phần: giới thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút, các phần này liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau; dung lượng mỗi phần vừa đủ, không thể thêm bớt, cũng không thể đảo lộn các lớp kịch, bởi vì kết cấu mà tác giả tạo ra vốn đã cân đối, mạch lạc và thích hợp.

Nhận xét về vở Nguồn sáng trong đời, Nguyễn Thị Minh Thái cho

rằng: “Cấu trúc kịch theo chiều xuôi chảy, êm đềm, bình dị như đời thường,

không éo le ly kỳ, không rắc rối, phức tạp” [1,297]. Mở đầu là lớp thoại độc đáo mang tính ước lệ, cuộc đối thoại giữa người và tượng; qua đó giới thiệu nhân vật họa sĩ thương binh mù (Chí), kế đến là sự xuất hiện của Oanh – vợ Chí, chị đọc cho anh nghe bài báo viết về anh. Tình huống ban đầu cho thấy

Oanh có thói quen đọc báo để chuẩn bị cho tình huống tiếp theo. Phần thắt

nút là từ khi Oanh thấy một bài báo đưa tin về vị bác sĩ nhãn khoa có khả

năng chữa mù, Oanh liền đến để cầu xin giúp đỡ. Nút kịch thắt chặt khi Chí được đưa vào bệnh viện, chờ xin giác mạc sẽ tiến hành phẫu thuật. Phần

phát triển là một loạt hành động móc xích nhau: bệnh nhân tranh nhau đến yêu cầu được chính Thành khám và chữa mắt; Thành không xin được giác mạc để thay; cấp trên đề nghị Thành dừng việc thực nghiệm. Chí đau buồn

thất vọng. Hành động kịch được đẩy lên cao trào khi Toàn nói thật cho Chí

biết tượng của Chí chưa thực sự là tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Chí đòi chuyển sang nghề lao động chân tay. Oanh đề nghị Thành lấy mắt của Oanh

thay vào mắt người chồng tội nghiệp. Phần cởi nút bắt đầu từ hành động bác

sĩ Điển mổ cho Toàn. Sau đó, anh hoạ sĩ thương binh được nhìn thấy bầu trời cao xanh vời vợi nhưng lại phải đối mặt với những yêu cầu nghiêm ngặt và thử thách khắc nghiệt trên con đường lao động nghệ thuật.

Bêlinxki nói: “Mọi hành động trong một kịch bản đều hướng về một

mục đích, một ý đồ”. Kết cấu vở Nguồn sáng trong đời gợi cho người xem hiểu rõ các tầng ý nghiã ẩn sâu trong hành động kịch. Không thể tạo nên bức tượng hoàn hảo nếu họa sĩ không nhìn thấy ánh sáng. Hiểu rộng ra, người nghệ sĩ muốn có kiệt tác cần phải có đôi mắt tinh đời để có tầm nhìn rộng mở, thu thập thêm kiến thức. Muốn phản ánh hiện thực cho sinh động, trước hết người nghệ sĩ phải nhìn rõ bản chất của xã hội, kết hợp với ánh sáng tỏa rộng từ bên trong tâm hồn, trí tuệ và tình cảm, có như vậy thì người nghệ sĩ mới không tự ru mình bằng ảo ảnh. Con người chân chính không chỉ sống hữu ích mà còn chọn cách chết sao cho có ý nghiã lớn lao. Nhìn chung, tác

và độc giả một thông điệp không tầm thường về sự sống và cái chết.

Tuỳ theo cốt truyện kịch mà Lưu Quang Vũ xây dựng một kết cấu thích hợp. Nhiều kịch bản của Lưu Quang Vũ có lối dẫn dắt hành động tuần

tự xuôi dòng thời gian, theo lối kết cấu đơn giản (Điều không thể mất, Tin ở

hoa hồng, Lời thề thứ chín, Nguồn sáng trong đời)… Cũng có khi anh tổ

chức các lớp kịch không theo chiều thời gian (Ông không phải bố tôi, Tôi

và chúng ta, Người trong cõi nhớ). Xem Người trong cõi nhớ, Nguyễn

Thị Minh Thái nhận thấy: “Kịch bản được viết như một bài thơ ngụ ngôn với

một cấu trúc kịch tự do, phóng túng” [1,289]. Tương ứng với các thời điểm xảy ra sự biến là các mảng quá khứ và hiện tại đan xen, tạo cảm giác cái quá khứ xưa cũ ấy đã khắc sâu trong ký ức; những buồn đau của kiếp người, những nghiệt ngã của hoàn cảnh, những sai lầm không thể cứu vãn vẫn ám

ảnh nhân vật. Kết cấu của Tôivà chúng ta đặc biệt ở chỗ Lưu Quang Vũ đã

đưa phần mở nút lên đầu tiên, gọi là màn khai từ và vận dụng thủ pháp hồi

cố để sắp xếp hành động kịch một cách sáng tạo.

Lưu Quang Vũ kết kịch theo ba kiểu: kết thúc có hậu (Tin ở hoa

hồng, Trái tim trong trắng, Đường bay), kết thúc mở (Tôi và chúng ta,

Nguồn sáng trong đời, Điều không thể mất, Lời thề thứ chín), hoặc kết

thúc bằng một sự biến bất ngờ, đầy thú vị (Bệnh sĩ…). Dù anh cấu trúc đoạn

cuối theo kiểu nào thì cái kết kịch cũng đều nảy sinh từ hạt nhân đầu tiên là chuỗi hành động kịch liên tiếp của các nhân vật. Những kịch bản kết thúc có hậu củng cố cho khán giả niềm tin vào lẽ phải, tin vào lý tưởng sống tốt đẹp.

Đường bay là một trong những kịch bản theo kiểu kết thúc có hậu, Viễn tuy

chân thật, thẳng thắn nhưng gàn dơ, ương bướng, sai lầm nên bị tạm giam. Cuối cùng Viễn được trung đoàn trưởng Tuấn tha thứ. Còn trung tá Thảo, sau những dằn vặt day dứt lương tâm đã nhận ra sự nhầm lẫn của mình. Xung đột được giải tỏa, đội phụ trách kỹ thuật được giải oan. Mọi người lại vui vẻ sát cánh bên nhau, phấn đấu vì nhiệm vụ và uy tín của cả trung đoàn.

Kết có hậu vốn là kiểu kết thúc truyền thống thường thấy trong nhiều

kịch bản trước và sau 1975. Chẳng hạn như Nhân danh công lý của Doãn

dũng cảm, dám đấu tranh vì lẽ công bằng xã hội. Anh phải lựa chọn giữa một bên là ơn xưa nghĩa cũ, và một bên là trách nhiệm giữ gìn sự nghiêm minh của pháp luật. Sau cùng, người chiến sĩ công an đã hành động vì sự công bằng, tuân thủ nguyên tắc: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Thủ phạm tuy là con một cán bộ cao cấp của nhà nước nhưng vẫn không thoát khỏi lưới pháp luật nghiêm minh, đúng như lời một nhân vật đã nói: “Tội ác phải bị trừng trị để cho tội ác bị đẩy lùi và để cho những người lương thiện được ngủ yên trong sự bảo vệ của luật pháp”.

3.2.3.Hành động kịch dự báo tương lai

Trong cuốn Nhật ký tư tưởng (1930 – 1936) Nguyễn Huy Tưởng có

viết: “Người thi sĩ phải hiểu việc đời một cách sâu xa và phải đoán sự đời

một cách siêu việt”. Dù là thi sĩ hay nhà viết kịch, mỗi người cầm bút luôn cần có sự mẫn cảm để sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật mà trong đó thấp thoáng hình bóng tương lai. Lưu Quang Vũ đã làm được điều này, ngoài những chức năng thông thường của tác phẩm nghệ thuật, các kịch bản

Tôi và chúng ta, Bệnh sĩ, Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Khoảnh khắc và vô

tậncòn có thêm chức năng dự báo.

Tôi và chúng ta miêu tả hành động khắc phục tình trạng sản xuất trì

trệ, vượt thoát khỏi cơ chế bao cấp cũ kỹ không còn phù hợp với giai đoạn mới của đất nước. Thói quen được bao cấp về mọi mặt, bao cấp cả về tư tưởng tạo cho các công chức sức ỳ lớn, họ đến cơ quan được “giao gì làm nấy, chỉ đâu đánh đấy”, nhắm mắt làm theo những nguyên tắc từ lâu đã thành bất hợp lý, kéo theo sự thua lỗ của hầu hết doanh nghiệp nhà nước. Gần mười năm sau giải phóng, “cả nước đang đứng trước một bước ngoặt lớn hoặc tiến lên phía trước hoặc cứ ôm chân ôm tay nhau để cùng chịu lao xuống vực thẳm” [48,97].

Lưu Quang Vũ viết Tôi và chúng ta năm 1984, khi đó, tình hình kinh

tế đất nước chưa có khác biệt gì đáng kể so với trước năm 1975, nhưng anh đã dự báo trước sự thay đổi về cơ chế dẫn đến hàng loạt đổi thay lớn về kinh

tế - xã hội. Theo Phan Trọng Thưởng, “dự báo tương lai cả mặt tích cực lẫn

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ (Trang 93)