7. Đóng góp mới của luận văn
1.3.2. Những bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch lễ hội ở các
triển
Kinh nghiệm tổ chức du lịch lễ hội ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, lễ hội được gọi là “matsuri”, lễ hội ở Nhật diễn ra quanh năm, khắp nơi trên mảnh đất phù tang này đều có lễ hội. Người Nhật sống chan hòa vào trong những buổi lễ rước kiệu, vác kiệu thờ (omikoshi), chạy khắp phố phường trong bộ áo Yukata truyền thống, rực rỡ màu sắc và dồn dập tiếng trống... Lễ hội được xem là một hình thái khá độc đáo ở Nhật Bản. Lễ hội góp phần gìn giữ nét văn hóa đậm đà tính truyền thống của người Nhật. Hằng năm, lễ hội của người Nhật đã thu hút hàng triệu khách du lịch quốc tế cũng như hàng chục triệu du khách trong nước. Phát triển du lịch lễ hội đã mang lại nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế nước Nhật. Ví dụ điển hình nhất là ngày hội Hoa Anh Đào, một ngày hội lớn của Nhật Bản. Hội Hoa Anh Đào được tổ chức vào tháng 3-4 hằng năm, diễn ra trên khắp đất nước Nhật Bản để chào đón mùa xuân. Đây là lễ hội thu hút rất đông du khách và hoa Anh Đào cũng được xem là biểu tượng của đất nước Nhật. Lễ hội Hoa Anh Đào đã gây được tiếng vang trong thị trường du lịch thế giới, nhờ sự đặc sắc và độc đáo, yếu tố “lạ”, chỉ riêng có ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có nhiều loại hình lễ hội mang màu sắc Phật giáo. Nguồn gốc của lễ hội theo Phật giáo được bắt đầu từ thế kỷ thứ 6 vào thời Thái tử Shotoku ban hành chiếu chỉ xem đạo Phật là quốc giáo. Từ đó, bên cạnh những đền thờ Shinto là các ngôi chùa Thiền tông thì lễ hội của nông thôn đã có thêm một sắc thái mới nhất là những ngôi chùa hùng vĩ tập
trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt Kyoto, Nara vùng cố đô cũ của Nhật bản [68]. Ý nghĩa của “hội” ở Nhật Bản được thể hiện khá rõ khi những người có mặt ở đây vừa là người trình diễn vừa là khách tham quan quây quần dưới chân lễ đài, múa hát thỏa thích. Lễ hội ở Nhật Bản được xem là loại hình sinh hoạt “bảo tồn văn hóa” và được nghiên cứu công phu, tổ chức kỹ lưỡng. Bởi vì, người Nhật xem lễ hội như là một hoạt động “về nguồn”, là lúc để gặp gỡ, họp mặt sau những ngày làm ăn xa quê, đây cũng là nơi thể hiện sức mạnh đoàn kết của cộng đồng làng xã. Sự gắn bó của cư dân được thể hiện rõ nét qua hành động cùng say sưa uống rượu Sake và ca hát, nhảy múa,…
Ngày nay, những lễ hội ở Nhật Bản tính thiêng liêng, huyền bí của tôn giáo vẫn còn tồn tại nhưng thể hiện không đậm nét. Tuy nhiên, yếu tố thần linh và cuộc sống nông nghiệp là nguồn gốc của những sinh hoạt lễ hội ngày xưa. Do đó, phần “lễ”, “cúng” hay “rước” được thu gọn trong phạm vi đền, chùa nhưng phần “hội” lại được chú trọng và tổ chức khá qui mô, biến thành một hoạt động văn hóa đặc sắc với sự tham gia của cộng đồng ở địa phương. Chính phần hội là yếu tố hấp dẫn du khách nhiều hơn hết. Từ cấp xã (khu phố) đến quận, huyện, hầu hết đều có những tổ chức “bảo tồn văn hóa địa phương”, “Câu lạc bộ văn hóa dân gian”, “hội nghiên cứu về múa truyền thống” tự nguyện, các loại hội công thương, tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã, nhà mạnh thường quân, nhà máy sản xuất địa phương… Lễ hội thực sự là một hoạt động được xã hội hóa nên thu hút sự đóng góp tài chính rất lớn để tổ chức những ngày lễ hội. Ở mỗi nơi trên đất nước Nhật Bản, nhân dân đều ra sức chứng tỏ sự phát triển vượt bực của địa phương mình.
Hình ảnh hàng ngàn đoàn người, nam nữ có tổ chức từng đoàn, từng xã hay khu phố thi đua tài sắc qua những chiếc áo Yukata độc đáo, sặc sỡ, những nhóm nữ múa thật nhịp nhàng và đẹp mắt nối đuôi nhau suốt một quảng đường dài (trên 3 km) trong ngày lễ Nebuta ở thành phố Aomori phía Bắc.
Hay những đoàn thanh niên mặc quần chẻn đầu bịt khăn vạm vỡ nhảy theo điệu Awa trong lễ múa Awa-Odori ở Tokushima, họ tung chân, uốn tay như cưỡi sóng trên biển theo nhịp điệu chuông, trống nhịp nhàng. Hàng nghìn trai tráng mình
trần trong làng vác kiệu nặng 2 – 5 tấn chạy khắp phố phường trong lễ hội Fukugawa Hachiman ở Tokyo.
Tất cả những điều đó cho thấy tính cố kết cộng đồng của hoạt động lễ hội rất cao. Bởi vì, lễ hội là một loại hình văn hóa đặc trưng góp phần gìn giữ truyền thống khá hiệu quả. Những lễ hội ở Nhật Bản thu hút rất đông thanh thiếu niên (nam nữ) từ 18 đến 30. Đây thực sự là một “sân chơi” của giới trẻ.
Bên cạnh đó, những giá trị tinh thần mà lễ hội mang lại đã giúp cho dân tộc Nhật Bản luôn đồng nhất và có phần bài ngoại hay khép kín trong tư duy. Khác với festival ở Châu Mỹ La tinh, cũng như Carnaval ở Rio de Janeiro (Brazil), một lễ hội tưng bừng nhất thế giới thì nam nữ ăn mặc múa hát sặc sỡ, phóng khoáng, múa nhảy theo điệu Samba, theo cách sống cởi mở, theo sở thích cá nhân. Không thoáng đãng như các loại lễ hội ở phương Tây, lễ hội của người Nhật Bản hoàn toàn khác, hàng vạn người tất cả đều trật tự, kỹ luật nhịp nhàng trong tiếng trống và chuông. Một nét đẹp “tập thể” rất đồng điệu và thể hiện tính cộng đồng, đoàn kết “khép kín” trong văn hóa và đạo lý phương Đông. Tắm mình với rượu sake hay nước suối trong vắt để được “thanh khiết” trước khi bước vào lễ hội và trong hương thơm ấy lòng họ say theo nhịp điệu để rồi cùng kết thúc với ly lượu tràn đầy chúc tụng nhau hẹn ngày này sang năm.
Lễ hội ở Nhật Bản ngoài đặc điểm cố kết cộng đồng còn chính là động lực đem lại thu nhập cho người dân. Bởi vì, những lễ hội này thu hút đến hàng triệu người đến tham gia như lễ hội Tenjin ở Osaka (1,4 triệu du khách) hay mùa lễ hội Nebuta và Tanabata hàng năm lôi cuốn hơn 2 – 3 triệu người đến tham quan. Tuy nhiên, hình thái lễ hội của Nhật Bản không phải là một hoạt động văn hóa “hoài cổ” hay mang tính chất “tạp lục” kết hợp hoặc chắp vá theo kiểu “ăn sỏi ở thì”. Lễ hội ở Nhật Bản chính là kết quả của những công trình nghiên cứu cơ bản về dân tộc học nghiêm túc, tạo ra từng sắc thái riêng của lễ hội thể hiện một trình độ dân trí cao, có ý thức cùng làm giàu cho nền văn hóa truyền thống có bản sắc rất riêng của người Nhật Bản theo từng địa phương rõ rệt. Vì thế, khi nhìn vào điệu múa, câu hát, cách bày trí, cảnh quan trong lễ hội là có thể biết ngay tên và địa điểm diễn ra “Lễ hội”.
Đây là sự thành công trong việc tạo dựng sản phẩm du lịch lễ hội đặc trưng cho từng vùng, miền trên đất nước Nhật Bản.[68]
Kinh nghiệm tổ chức du lịch lễ hội của Tây Ban Nha
Điển hình cho du lịch lễ hội ở Tây Ban Nha là lễ hội Alarde của Fuentarribia (ở Basque, Hondarribia). Đây là một thành phố của tộc người Baxco nổi tiếng nằm ở miền Bắc Tây Ban Nha, giáp biên giới nước Pháp. Hằng năm, lễ hội đều diễn ra nhằm kỷ niệm chiến thắng lẫy lừng đánh bại người Pháp vào năm 1638. Lễ hội thu hút đông đảo người tham dự với hai mươi cuộc diễu hành khác nhau đại diện cho
những vùng lân cận và các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Lễ hội Alarde được xem
là một trong những đối tượng được nghiên cứu đầu tiên về hoạt động du lịch diễn ra nơi đây. Tuy nhiên, chính quyền Fuentarribia chưa thành công trong việc hướng lễ hội vào mục đích kinh doanh du lịch do chưa thu hút được sự tham gia nhiệt tình từ phía người dân địa phương vào hoạt động kinh doanh du lịch. Từ thực tế của lễ hội
Alarde cho thấy, để bảo tồn giá trị lễ hội và phát triển du lịch lễ hội cần phải thu hút sự ủng hộ của người dân địa phương, thông qua các chính sách hỗ trợ cho cư dân địa phương tham gia vào kinh doanh du lịch.
Ở một số nước phát triển như Đức, Pháp
Ở các nước phát triển như Đức, Pháp lễ hội được tổ chức rất bài bản theo một quy trình cụ thể và diễn ra đều đặn hằng năm, kết hợp với một chiến lược quảng bá rộng rãi nhằm thu hút sự chú ý của khách du lịch trong và ngoài nước. Các cuộc diễu hành trong một lễ hội của các nước này đều có ban nhạc, xe cộ, trang phục của các nhóm người trong đám rước rất lộng lẫy và nhiều hoạt động sôi nổi nhằm gây sự chú ý cho mọi người. Ở các nước này, rất coi trọng vai trò của ban quan lý lễ hội. Bởi vì, ban quản lý lễ hội chính là cầu nối quan trọng gắn kết chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu như an ninh, trật tự, thu hút sự tham gia tích cực của người dân, cách tiến hành, tổ chức lễ hội theo trình tự đã được lên kế hoạch cụ thể. Ngoài ra, động viên sự tham gia đóng góp tích cực của cư dân địa phương về kinh tế cũng như nhân lực phục vụ cho lễ hội cũng là một nhân tố quyết định sự thành công của lễ hội.
Tóm lại, từ việc khảo sát một số lễ hội đã được tổ chức khá thành công ở nước ta và việc phát triển du lịch lễ hội của Nhật Bản, Tây Ban Nha, Đức, Pháp có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch lễ hội như sau:
Thứ nhất, cần phải nhận diện một cách chính xác kho tàng lễ hội truyền thống của tỉnh Sóc Trăng thì mới có thể tìm hiểu sự phát triển hay biến dạng của lễ hội ngày nay ở mức độ như thế nào. Có nghĩa là cần phải rà soát thống kê lại tất cả các lễ hội trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Từ đó, nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc hơn để chọn lọc được những lễ hội gây được tiếng vang, thu hút du khách đến tham quan.
Thứ hai, cần phải tìm tòi, sáng tạo và phát triển các lễ hội với nội dung và hình thức ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn. Các lễ hội truyền thống của người Khmer cần được bảo tồn theo mô hình nguyên gốc và kết hợp với các yếu tố đương đại để thu hút du khách. Nếu chỉ áp dụng cách bảo tồn cứng nhắc thì đồng nghĩa với việc chấp nhận tình trạng “dậm chân tại chỗ". Điều này khiến cho sản phẩm du lịch lễ hội trở nên nghèo nàn, đơn điệu, rất khó có thể thu hút được sự quan tâm của du khách. Sự tìm tòi, sáng tạo, phát huy những nét đẹp trong văn hóa truyền thống và canh tân, đổi mới để phát triển lễ hội trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Thứ ba, việc tổ chức, phục dựng lễ hội phải tạo được thương hiệu văn hóa cho tỉnh nhà. Đấy là bài học rút ra được từ kinh nghiệm tổ chức lễ hội của hai tỉnh Hải Dương và Hà Nam. Hai tỉnh này đã khá thành công trong việc tạo dựng thương hiệu riêng cho du lịch lễ hội của tỉnh nhà.
Thứ tư, khi tổ chức và phục dựng lễ hội, phải xem trọng yếu tố đóng vai trò chủ thể là cư dân địa phương. Bên cạnh đó, cần phải quan tâm đào tạo, tập huấn một số kỹ năng cần thiết về phục dựng lễ hội và kỹ năng giao tiếp cho cư dân địa phương. Nên phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch là người dân địa phương. Bởi vì, khi cư dân địa phương nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong phát triển du lịch lễ hội thì họ mới ra sức bảo vệ “nồi cơm” của mình và phục vụ du khách ngày một tốt hơn. Chính vì thế, khi phát triển du lịch lễ hội, cộng đồng cư dân địa phương phải là chủ thể của lễ hội truyền thống. Điều này sẽ tránh được việc
biến chủ thể của lễ hội là cư dân địa phương thành những khán giả đơn thuần, chỉ đứng bên ngoài để xem hội.
Thứ năm, nắm bắt được vai trò của những yếu tố đương đại trong lễ hội truyền thống. Bởi vì, những yếu tố đương đại sẽ góp phần tạo nên sự hoành tráng và gây được tiếng vang cho lễ hội, nhằm thu hút du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, các yếu tố đương đại tạo nên tính độc đáo, đặc trưng cho lễ hội khi phối hợp chúng một cách hài hòa với các yếu tố truyền thống. Ngoài ra, đây còn là sự thỏa mãn nhu cầu văn hóa của giới trẻ. Khách du lịch ngày nay với trình độ học vấn, thu nhập ngày càng cao thì lễ hội truyền thống đơn thuần sẽ không thể thỏa mãn được. Vì thế, bên cạnh những nghi thức lễ hội truyền thống chính, cần có những hoạt động “phụ” góp phần làm phong phú, đa dạng cho lễ hội và thỏa mãn một phần nào nhu cầu văn hóa – nghệ thuật của khách du lịch là giới trẻ.
Thứ sáu, khi tổ chức lễ hội quan trọng nhất là tạo được những ý tưởng độc đáo, mới lạ. Dựa trên những ý tưởng chủ đạo đó, để đưa ra kết cấu chương trình lễ hội hợp lý và phải lập được kế hoạch, kèm theo phương án dự phòng. Bởi vì, muốn phát triển du lịch lễ hội, phải tạo ra được sản phẩm du lịch lễ hội độc đáo, hấp dẫn, mang yếu tố “lạ” thì mới có thể thu hút được khách du lịch.
Tiểu kết
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về du lịch lễ hội, đã tạo nền tảng cho việc nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, việc làm thế nào để khai thác “mỏ vàng lễ hội” cũng đã và đang là vấn đề mang tính thời sự cao và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, những vấn đề lý luận về du lịch lễ hội đã góp phần đáng kể vào cơ sở lý luận về du lịch và du lịch lễ hội. Ngoài ra, kinh nghiệm phát triển du lịch lễ hội của một số địa phương và một vài quốc gia đã thực hiện thành công có thể định hướng cho du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Đây cũng là chương viết hình thành cơ sở lý luận làm nền tảng cho nội dung của những chương tiếp theo.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI CỦA NGƢỜI KHMER TỈNH SÓC TRĂNG
2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Sóc Trăng và lễ hội của ngƣời Khmer
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL, nằm cuối hạ lưu sông Hậu tiếp giáp biển Đông với 72 km bờ biển. Tỉnh Sóc Trăng có điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, nhất là Quốc lộ 1A, Quốc lộ 60, Quốc lộ Nam Sông Hậu, Quản lộ Phụng Hiệp xuyên qua tỉnh. Bên cạnh đó, Sóc Trăng còn có ba cửa sông lớn là Trần Đề, Định An, Mỹ Thanh và hệ thống sông rạch thuận lợi cho giao thông đường thủy đi các tỉnh và TP.HCM.
Sóc Trăng nằm ở tọa độ 9014’20’’ đến 9055’39’’ vĩ độ Bắc và 105030’16’’
đến 106017’80’’ kinh độ Đông. Phía Bắc, Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang; phía Đông
Bắc giáp tỉnh Trà Vinh; phía Đông Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Nam tiếp giáp biển Đông. Sóc Trăng cách TP.HCM 240km và cách thành phố Cần Thơ, trung tâm của ĐBSCL là 60km.
Diện tích tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng là 3.331,76 km2, xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,05% diện tích của khu vực ĐBSCL. Hiện Sóc Trăng có tất cả 11 đơn vị hành chánh, gồm thành phố Sóc Trăng và 10 huyện là Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Trần Đề.
Về đặc điểm khí hậu, Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,