Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Trang 59)

7. Đóng góp mới của luận văn

2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch lễ hội

Về thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của tỉnh Sóc Trăng trong những năm gần đây cũng dần được cải thiện. Với 28 cơ sở lưu trú, hiện nay tỉnh Sóc Trăng có 01 khách sạn 3 sao, 7 khách sạn 2 sao, 12 khách sạn 1 sao; với 712 phòng. Trong đó, có 2 khách sạn thuộc doanh nghiệp nhà nước, 2 khách sạn cổ phần, còn lại thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân. Hầu hết các khách sạn đều nằm ở nội ô thành phố Sóc Trăng. Số lượng khách sạn ở Sóc Trăng nhìn chung đảm bảo được nhu cầu lưu trú của du khách. Công suất sử dụng phòng khách sạn năm 2010 trung bình đạt từ 55% - 60%. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có nhiều nhà nghỉ, nhà trọ được phân bố đều khắp các địa phương trong tỉnh, có trang thiết bi ̣ khá tốt đủ sức đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách , nhất là trong những ngày lễ hội, tết, hô ̣i chơ ̣,…

Về hệ thống nhà hàng, toàn tỉnh hiện có 12 nhà hàng với tổng số ghế trên 4000 ghế. Các nhà hàng ở Sóc Trăng đa số đều tổ chức và phục vụ theo phong cách người Khmer, các đầu bếp có thể nấu nhiều món ăn Âu –Á, tuy nhiên trong thực đơn của các nhà hàng món ăn Á vẫn chiếm đa số. Đa số các nhà hàng có quy mô vừa và nhỏ có thể đáp ứng nhu cầu du khách. Tuy nhiên, các nhà hàng cần phải cải tiến trang thiết bị, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thái độ phục vụ, đa dạng hóa các món ăn trong thực đơn để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Về phương tiện vận chuyển khách du lịch, hiện nay công ty Thương mại và Du lịch Sóc Trăng có 3 xe loại 45 ghế làm phương tiện vận tải khách đường bộ và 1 cano phục vụ khách du lịch đường thủy. Công ty khách sạn Khánh Hưng có 1 xe 15 chỗ; Liên đoàn lao động tỉnh cũng tham gia vào dịch vụ vận chuyển khách du lịch

với 2 xe khách. Ngoài ra, tỉnh còn có trên 300 xe của tư nhân tham gia vận chuyển khách và 731 tàu thuyền các loại đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại, tham quan du lịch của du khách. Tuy nhiên, hiện nay Sóc Trăng vẫn còn thiếu các loại phương tiện chuyên dùng cho du lịch trên sông.

Không gian tổ chức và kiến trúc cảnh quan trong lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng thể hiện rõ nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của người dân Khmer Nam Bộ. Hằng năm, người Khmer Sóc Trăng hòa mình vào niềm vui của các hoạt động lễ hội. Lễ hội không chỉ thu hút người dân trong tỉnh mà còn thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham dự, vui chơi.

Năm 2009, khán đài đường đua ghe Ngo được tỉnh Sóc Trăng đầu tư xây dựng mới với gần 60 tỷ đồng, gồm khán đài với 4.000 chỗ ngồi, sân khấu biểu diễn văn nghệ, bờ kè hai bên đoạn gần đích đua, giúp cho người dân dễ quan sát và cổ vũ các đội đua ghe Ngo. Việc xây dựng khán đài góp phần hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch lễ hội ở Sóc Trăng.

Trong năm 2011, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng rất quan tâm việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông được nâng cấp mở rộng rất nhiều. Diện mạo thành phố Sóc Trăng như khoác lên một chiếc áo mới khang trang và sạch đẹp hơn, đường phố rộng rãi và giao thông đi lại thuận tiện hơn. Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư xây dựng cổng chào và đường vào khu du lịch chùa Dơi, một điểm du lịch nổi tiếng tại Sóc Trăng. Nhiều ngôi chùa ở Sóc Trăng được trùng tu, tôn tạo, mở rộng xây dựng ngày càng khang trang, đặc sắc hơn như chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Khleang,… Bởi vì, đồng bào dân tộc Khmer rất hăng hái đóng góp vào việc xây dựng chùa và tổ chức lễ hội.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch lễ hội ở Sóc Trăng hiện nay còn rất thiếu về lượng và yếu về chất. Bởi vì, lễ hội của người Khmer thường là do người Khmer tự tổ chức nhằm mục đích vui chơi là chính, họ chưa quan tâm nhiều đến mục đích kinh doanh du lịch. Hiện tại, Sóc Trăng chỉ mới đầu tư quy hoạch cho khu du lịch Hồ Nước Ngọt, nơi thường tổ chức hội chợ và là nơi khai mạc và bế mạc Festival lúa gạo,… Còn lại các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các điểm tổ

chức lễ hội chỉ mang tính tự phát, chưa được quy hoạch. Do cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của tỉnh còn hạn chế nên tài nguyên du lịch lễ hội của người Khmer chỉ đang ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)