Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Trang 95)

7. Đóng góp mới của luận văn

3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam

Với quan điểm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Ngành du lịch đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 10,3 triệu lượt khách, khách nội địa đạt 47,5 triệu lượt khách, mang lại doanh thu 19tỷ USD. Đến năm 2030, đạt khoảng 18 triệu lượt khách quốc tế, 58 triệu lượt khách nội địa và đạt doanh thu trên 36 tỷ USD.

Bên cạnh đó, nghành du lịch cũng đã xác định quan điểm phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả nhằm khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh.

Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

Phát triển du lịch phải luôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và văn hóa dân tộc. Vì thế, khi phát triển du lịch cần phải đảm bảo du lịch tạo động lực và nguồn lực cho bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường và ngược lại công tác bảo tồn nhằm tôn vinh những giá trị tự nhiên và văn hóa góp phần tích cực đẩy mạnh hoạt động du lịch. Ngoài ra, cần phải chú trọng giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường và văn hóa bản địa.

Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo cho cư dân địa phương, từng bước nâng cao đời sống toàn dân, cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm thay đổi diện mạo đất nước ngày càng phồn vinh, tốt đẹp hơn.

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng miền trong cả nước; tăng cường liên kết phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, định hướng về đầu tư phát triển sản phẩm du lịch lễ hội đã được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Cụ thể là trong “Đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến năm 2020”, vấn đề được ưu tiên là đầu tư phát triển sản phẩm du lịch lễ

hội góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Trong báo cáo “Đề án phát triển du

lịch ĐBSCL đến năm 2020”, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2010) có đề xuất là “Đầu tư phục hồi, phát triển các lễ hội nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của lễ hội”. Vì thế, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020, ở vùng ĐBSCL có tất cả 23 dự án được ưu tiên đầu tư với tổng kinh phí dự kiến là 1.758,9 triệu USD và được chia làm hai giai đoạn thực hiện. Trong đó, dự kiến kinh phí đầu tư cho lễ hội Ooc Om Boc - Đua Ghe Ngo ở tỉnh Sóc Trăng, với kinh phí đầu tư là 10 triệu USD và được thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015. Đây là một điểm tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong phát triển du lịch lễ hội của người Khmer.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)