7. Đóng góp mới của luận văn
3.1.2. Chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Sóc Trăng
Quyết định số 526/ QĐHC – CTUBND về phê duyệt dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo quyết định này, loại hình du lịch văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng được tỉnh Sóc Trăng ưu tiên phát triển. Hiện nay, Sóc Trăng có nhiều hoạt động văn hóa lễ hội của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Các lễ hội này gắn liền với đời sống tâm linh các dân tộc như lễ hội Ooc Om Boc – Đua Ghe Ngo, lễ hội cúng Phước Biển, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Cúng Dừa Thác Côn,...
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã đặt ra nhiều mục tiêu chiến lược về sản phẩm du lịch, chiến lược về thị trường, về đầu tư du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch,... Tỉnh tiếp tục duy trì chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh tài nguyên du lịch khá hấp dẫn, với các loại hình đặc trưng như lễ hội, di tích, các điểm sinh thái rừng - biển, du lịch văn hóa kết nối vùng miền, tổ chức các sự kiện “Tuần văn hóa lễ hội Oóc Om Bóc – Đua Ghe Ngo, festival, Hội chợ triển lãm thương mại nông nghiệp Expo” hàng năm... nhằm thu hút và kéo dài ngày lưu trú của du khách đến với địa phương. Một số sự kiện văn hóa đang trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Sóc Trăng là lễ hội Oóc Om Bóc – Đua Ghe Ngo, lễ hội Phước Biển – Vĩnh Châu, lễ hội sông nước miệt vườn, lễ hội Đền thờ Bác Hồ - Cù Lao Dung,...
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Quyết định số 23/2011/QĐ – UBND ngày 24/6/2011 quy định những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đây là một chính sách tạo điều kiện thuận lợi kêu gọi các nhà đầu tư đến đầu tư các dự án du lịch tại Sóc Trăng.
3.1.3.Một số căn cứ khác
Để đề xuất giải pháp phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng, tác giả dựa trên cơ sở những vấn đề lý luận về du lịch lễ hội được trình bày ở chương 1 và các văn bản pháp quy, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các chính sách về phát triển du lịch và các chính sách liên quan đến người Khmer của tỉnh Sóc Trăng,… Một số văn bản cụ thể đã được tham khảo gồm:
+ Nghị quyết trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng ta về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"
+ Quyết định 39/2001/QĐ-BNHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin về việc ban hành quy chế tổ chức lễ hội, ngày 23/08/2001. Quyết định này quy định rất rõ về quy chế tổ chức lễ hội và những điều khoản quy định rất cụ thể về việc quản lý và tổ chức lễ hội.
Những khảo sát thực tiễn của chương 2, cũng là căn cứ vững chắc để tác giả có thể đề xuất những giải pháp phù hợp với thực tế và mang tính khả thi. Từ việc tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng, sẽ giúp tác giả nhìn nhận được những ưu điểm, những khó khăn còn vướng mắc trong phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, ngành du lịch tỉnh Sóc Trăng nói chung và hoạt động du lịch lễ hội nói riêng còn tồn tại khá nhiều yếu kém như cơ sở vật chất trong phát triển du lịch lễ hội chưa đồng bộ và chưa được đầu tư đúng mức, sản phẩm du lịch lễ hội hiện đang chỉ khai thác khá tốt về du lịch lễ hội Ooc Om Boc – Đua Ghe Ngo. Các lễ hội khác chủ yếu do người dân Khmer tự tổ chức nên hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, chưa đồng bộ và chưa thực sự hấp dẫn được du khách. Tuy nhiên, hiện nay chưa có số liệu thống kê cụ thể về các hoạt động du lịch lễ hội nên cũng là một khó khăn cho tác giả trong nghiên cứu. Vì thế, tác giả đã dựa trên thống kê về tình hình chung về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và tình hình lượt khách tham dự lễ hội để làm căn cứ đề xuất giải pháp.
3.2. Những giải pháp cụ thể phát triển du lịch lễ hội của ngƣời Khmer tỉnh Sóc Trăng
3.2.1. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng
Về hạ cơ sở hạ tầng: Cần tiến hành khảo sát cụ thể và thi công hoàn thiện các hạng mục công trình còn xây dựng dở dang. Đầu tư mở rộng các tuyến đường đến các điểm du lịch và có những biện pháp hạn chế người dân phơi lúa lấn chiếm lòng lề đường nhằm tạo lòng đường thông thoáng cho các phương tiện lưu thông. Ngoài ra, cần lắp đặt thêm hệ thống chiếu sáng dọc theo các con đường đến các điểm du lịch, nhất là các điểm du lịch chùa Khmer không nằm trong phạm vi thành phố. Tại các điểm du lịch nói chung và các chùa Khmer nói riêng, cần thường xuyên quét dọn, đặc biệt là nhà vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ. Ngoài ra, tại các điểm du lịch chùa Khmer nên bố trí thêm các thùng rác nhằm giữ vệ sinh môi trường và ghế đá cho du khách dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn. Cần phải tiếp tục xây dựng, mở
rộng mạng lưới đường giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các điểm du lịch của du khách và việc tổ chức lễ hội của người Khmer, chủ yếu là trong các ngôi chùa Khmer được thuận lợi.
Giao thông đường thủy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được giải quyết. Do đó, các cơ quan chức năng cần thường xuyên tuần tra, kiểm tra để đảm bảo an toàn giao thông cho du khách. Nên rà soát và tạm ngừng lưu thông các phương tiện đã cũ, hết hạn sử dụng để đưa vào sửa chữa, tu bổ. Cần tổ chức thanh tra, kiểm tra những người sử dụng các phương tiện giao thông phải có bằng lái điều khiển các phương tiện nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho du khách. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch cần phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện và trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hộ cần thiết.
Đa số các nhà hàng có quy mô vừa và nhỏ có thể đáp ứng nhu cầu du khách. Tuy nhiên, các nhà hàng cần phải cải tiến trang thiết bị, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thái độ phục vụ, đa dạng hóa các món ăn trong thực đơn để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tiến hành nâng cấp các khách sạn, nhà nghỉ với các tiện nghi hiện đại hơn. Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng chỉ có khách sạn Ngọc Sương đạt tiêu chuẩn 3 sao. Vì thế, tỉnh nên có chính ưu đãi đầu tư nhằm kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng một số khách sạn đạt chuẩn 3 sao, 4 sao nhằm phục vụ nhu cầu của du khách.
Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra các cơ sở ăn uống. Nên mở các lớp tập huấn, hướng dẫn các cơ sở này đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến thức ăn và phục vụ du khách. Đưa các món ăn đặc trưng của dân tộc Khmer vào thực đơn nhằm đa dạng hóa các món ăn và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu ẩm thực địa phương của du khách.
Đa số khách du lịch đến Sóc Trăng thường tự tổ chức nên không có người hướng dẫn, cung cấp thông tin. Vì thế, cần xây dựng các bảng tóm tắt thông tin về tiểu sử, lịch sử, lễ hội, nét đặc sắc nổi bật của các công trình kiến trúc tại các điểm du lịch chùa Khmer.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, đã vạch ra những định hướng về đầu tư phát triển cơ sở vật chất du lịch. Tỉnh có những cơ chế phù hợp khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước với tất cả các thành phần kinh tế. Tỉnh Sóc Trăng đã lập danh mục các dự án ưu tiên đầu tư phát triển ở Sóc Trăng. Trong đó, có lễ hội Ooc Om Boc – Đua Ghe Ngo. Để khuyến khích đầu tư vào cơ sở vật chất của du lịch lễ hội, cần phải tạo điều kiện thông thoáng về pháp lý, tránh các thủ tục rườm rà trong việc cấp phép đầu tư. Bởi vì, đầu tư cơ sở vật chất của du lịch lễ hội ngoài giá trị phát triển kinh tế còn mang ý nghĩa văn hóa xã hội sâu sắc. Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng cũng nên tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là những người Việt Nam đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài. Thông qua người thân, họ có thể tìm hiểu về sự phát triển, đổi mới của Sóc Trăng, cũng như những chính sách ưu đãi đầu tư để hấp dẫn họ đầu tư phát triển cơ sở vật chất du lịch.
Để phát triển du lịch lễ hội, cần đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, công viên, các công trình thể thao,… phục vụ cho phát triển du lịch lễ hội tại trung tâm thành phố Sóc Trăng và vùng phụ cận. Bởi vì, thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh, nằm ở vị trí trung tâm của các trục giao thông chính. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch lễ hội của người Khmer tập trung ở khu vực này khá nhiều như chùa Dơi, chùa Khleang, Bảo tàng Văn hóa Khmer, chùa Chén Kiểu,…. Đây cũng là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động du lịch lễ hội.
Vào mùa lễ hội, nên khai thác nhà ở của dân để phục vụ nhu cầu lưu trú của khách có thu nhập trung bình và thấp. Tuy nhiên, nhà dân đưa vào phục vụ khách lưu trú phải đảm bảo an toàn, vệ sinh và phải được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát. Lưu trú tại nhà cư dân địa phương trong các phum, sóc của người Khmer giúp cho du khách có cơ hội tiếp cận để tìm hiểu văn hóa, lối sống của người dân Khmer; đồng thời được thưởng thức các món ăn dân tộc Khmer.
3.2.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng
Dựa vào cấu trúc của sản phẩm du lịch lễ hội để xác định điều kiện cần là tài nguyên du lịch lễ hội và điều kiện đủ là các hàng hóa dịch vụ. Từ đó cho thấy, tỉnh Sóc Trăng đã đáp ứng được điều kiện cần là nơi có tài nguyên du lịch lễ hội phong phú, rất đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Cái cốt lõi để hình thành và phát triển sản phẩm du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng đó chính là tạo ra các hàng hóa dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của du khách đến với du lịch lễ hội. Các hàng hóa dịch vụ phục vụ du khách phải đảm bảo phát triển cả về lượng và chất, phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Sóc Trăng. Vì thế, tỉnh cần nhanh chóng tiến hành đánh giá, phân loại hệ thống cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch, ban hành các quy định cụ thể về tiện nghi và chất lượng dịch vụ trong hệ thống các khách sạn, nhà hàng và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không bị xuống cấp.
Trong các dịp hội hè đông đúc, chất lượng dịch vụ thường bị giảm sút, trong khi giá cả hàng hóa thì tăng cao. Do đó, để sản phẩm du lịch lễ hội thực sự mang lại sự hài lòng cho du khách, cần coi trọng chất lượng dịch vụ trong mọi phương diện như thái độ phục vụ của nhân viên, sự phong phú đa dạng, tiện nghi, tiện ích của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và khả năng sẵn sàng phục vụ một cách nhanh chóng, chính xác. Nếu muốn đảm bảo chất lượng dịch vụ thì cần phải có những qui định nghiêm ngặt về chất lượng dịch vụ, giá cả và tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao công nghệ phục vụ trong các cơ sở lưu trú du lịch.
Bên cạnh đó, đầu tư khôi phục lễ hội của người Khmer cũng là một trong những giải pháp thiết thực giữ gìn tài nguyên lễ hội, nhằm tạo nên sản phẩm du lịch lễ hội hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
Dựa trên tiềm năng du lịch của tỉnh Sóc Trăng nói chung và tiềm năng du lịch lễ hội của người Khmer nói riêng, chúng ta có thể xác định việc phát triển du lịch lễ hội của người Khmer là điều kiện để Sóc Trăng hình thành sản phẩm du lịch đặc thù, mang đậm bản sắc riêng của du lịch Sóc Trăng. Qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy những lễ hội của người Khmer như lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ hội
Đôn Ta, lễ Ooc Om Boc, hội Đua Ghe Ngo, lễ hội Thác Côn, lễ Nhập Hạ, lễ Xuất Hạ, lễ Đặt Cơm Vắt, lễ Dâng Bông và Dâng Y Cà Sa là những sản phẩm du lịch lễ hội tiêu biểu cho văn hóa Khmer tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, các điểm du lịch như chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, Chùa Khleang, Bảo tàng Văn hóa Khmer là những điểm du lịch lễ hội đặc trưng cho văn hóa Khmer.
Ngoài ra, để sản phẩm du lịch lễ hội thực sự hấp dẫn, thu hút du khách cần phải phối hợp nhịp nhàng giữa yếu tố lễ hội truyền thống và hiện đại. Yếu tố truyền thống thường được tập trung ở phần lễ. Vì thế, phần hội có thể phát triển thêm các loại hình vui chơi giải trí mang tính hiện đại, hoặc kết hợp với màn trình diễn pháo hoa thu hút du khách chờ đón giờ phút bắn pháo hoa; hay tổ chức thi vẽ tranh, hóa trang theo chủ đề về văn hóa Khmer và phù hợp với từng loại hình lễ hội của người Khmer tại Sóc Trăng. Những hội thi như thế sẽ thu hút sự quan tâm của giới truyền thông, báo chí, thu hút đông đảo các họa sĩ, nghệ sĩ và cư dân địa phương tham gia. Đây là điều kiện để chủ thể văn hóa lễ hội là người Khmer cùng với du khách có dịp giao lưu, thi tài cùng nhau, góp phần tạo nên không khí vui tươi của ngày hội. Nếu kết hợp hài hòa giữa yếu tố lễ hội truyền thống và hiện đại, sẽ lôi cuốn được cư dân địa phương và du khách hòa mình vào những hoạt động sôi nổi của lễ hội; chứ không chỉ là người đi “xem hội” đơn thuần.
Các công ty lữ hành nên thiết kế các tour du lịch đặc trưng như “Tìm hiểu văn hóa Khmer Nam Bộ”. Tour du lịch chuyên đề này sẽ tập trung vào các sản phẩm du lịch văn hóa và lễ hội của Khmer với các điểm đến là Nhà trưng bày văn hóa Khmer, chùa Dơi, chùa Khleang, chùa Chén Kiểu, đồng thời thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Khmer, thưởng thức các loại hình văn hóa truyền thống của người Khmer. Ngoài ra, để tạo điểm nhấn cho du lịch Sóc Trăng nên khai thác chương trình tour “Vui đón lễ hội cùng đồng bào dân tộc Khmer” vào các dịp lễ hội như Ooc Om Boc, Chol Chnam Thmay, Đôn Ta,… Chương trình tour này nên thiết kế cho du khách tham gia vào sinh hoạt cộng đồng của người Khmer trong lễ Cúng Trăng vào ban đêm, tham gia Đua Ghe Ngo, tham gia các trò chơi dân gian và
thưởng thức món cốm dẹp, bún nước lèo, bánh tổ yến,… những món ăn đặc trưng của văn hóa Khmer.
Hiện nay, Sóc Trăng đã có chợ đêm và phố đi bộ vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần để phục vụ du khách. Tuy nhiên, để thu hút du khách, cần tổ chức bày