Vai trò của lễ hội trong phát triển du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Trang 25)

7. Đóng góp mới của luận văn

1.1.3. Vai trò của lễ hội trong phát triển du lịch văn hóa

Văn hóa là một khái niệm rộng. Hầu như không có ranh giới rõ rệt giữa văn hóa và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Văn hóa thể hiện ở tác phong, thái độ khi tiếp xúc của một cá thể hay một cộng đồng khi tiếp xúc với môi trường xung quanh, như với các cá thể, cộng đồng khác với thiên nhiên, với đồ vật, với công việc,.. Văn hóa là một khái niệm mà có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa. Bởi vì, văn hóa là một hiện tượng khách quan ngoài đời sống con người. Văn hóa có ba đặc tính cơ bản là tính lịch sử, tính dân tộc và tính giai cấp. Hiện nay, có hơn 400 định nghĩa về văn hóa như quan niệm về văn hóa của Hồ Chí Minh, Trần Ngọc Thêm, Trần Quốc Vượng, GS. Từ Chi,… Quan niệm của GS.Từ Chi về văn hóa là tất cả những gì không phải là tự nhiên thì là văn hóa, kể cả tác động vào tự nhiên để làm thay đổi cuộc sống cũng là văn hóa. Tự nhiên cũng là văn hóa khi mà tự nhiên đó bị con người can thiệp vào.

Trước tiên, cần xác định khái niệm du lịch văn hóa trước khi tìm hiểu vai trò của lễ hội trong phát triển du lịch văn hóa. Theo sách Tổng quan du lịch của tác giả

Trần Văn Thông, “Du lịch văn hóa là loại hình mà du khách muốn được thẩm định

bề dày lịch sử, v ăn hóa c ủa một nước, một vùng thông qua các di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện” [69, tr.30]. Vậy, du lịch văn hóa chủ yếu dựa trên khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vật thể như các di tích lịch sử văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật, đình, chùa,… và tài nguyên nhân văn phi vật thể gồm các lễ hội, văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán và tôn giáo,… của các dân tộc.

Theo Khoản 1 (Điều 13, chương II) Luật Du lịch Việt Nam, tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Trong đó, tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể được xác định là các lễ hội, nghề, làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, thơ ca, văn học dân gian, văn hóa gắn với các tộc người, tôn giáo. [52, tr.6]

Lễ hội là yếu tố cơ bản tạo nguồn lực quan trọng hàng đầu để tạo ra sản phẩm du lịch lễ hội. Bên cạnh đó, khả năng phát triển du lịch lễ hội cũng phụ thuộc rất lớn vào số lượng lễ hội, chất lượng tổ chức lễ hội và sự kết hợp chặt chẽ giữa lễ hội và các tài nguyên du lịch khác trên địa bàn. Bởi vì, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, các sản phẩm khai thác kết hợp với sản phẩm du lịch lễ hội cũng cần phải đa dạng, phong phú, mang nét đặc trưng.

Lễ hội là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định để tạo nên quy mô, chất lượng của sản phẩm du lịch văn hóa và hiệu quả hoạt động du lịch. Do đó, muốn đạt được hiệu quả cao trong phát triển du lịch, thu hút được đông đảo du khách cần phải quan tâm đầu tư bảo tồn, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên vô giá này.

Tóm lại, tài nguyên du lịch nói chung và lễ hội nói riêng là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch; đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách du lịch. Phát triển du lịch lễ hội có vai trò thúc đẩy sự phát triển du lịch văn hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)