Tổ chức, quản lý du lịch lễ hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Trang 83)

7. Đóng góp mới của luận văn

2.2.6. Tổ chức, quản lý du lịch lễ hội

Điều 7, Chương II trong Quyết định 39/2001/QĐ-BNHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, ngày 23/08/2001 về quản lý và tổ chức lễ hội có quy định “lễ hội tổ chức ở địa phương nào, UBND cấp đó có trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định”. Theo quy định này, các lễ hội lớn của người Khmer như lễ Chol Chnam Thmay, lễ Đôn-ta và lễ hội Ooc Om Boc – Đua

Ghe Ngo đều được sự quan tâm chỉ đạo và thực hiện quản lý của UBND tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh đó, Điều 13, Chương II của quyết định này cũng có quy định rõ “Tất cả các lễ hội khi tổ chức đều phải thành lập ban tổ chức lễ hội”.

Thực tế trong công tác tổ chức quản lý lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ Đôn-ta của người Khmer, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản chỉ đạo về việc tổ chức lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ Đôn-ta của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng có ý kiến chỉ đạo cho Ban dân tộc, Sở VH-TT & DL, Đài phát thanh - Truyền hình, Báo Sóc Trăng, Ngành Công an, Quân sự, Bộ đội Biên phòng tỉnh. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Trưởng Ban dân tộc kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức quản lý lễ hội và báo cáo kết quả về Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng. Trưởng Ban dân tộc có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan Báo, Đài nhằm tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Đây là hoạt động thiết thực về mặt công tác tư tưởng giúp đồng bào Khmer hiểu rõ và tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo dựng tình đoàn kết, niềm tin gắn bó giữa đồng bào Khmer với Đảng và Nhà nước cũng như với dân tộc Kinh, Hoa anh em. Ban dân tộc phối hợp với các ngành, địa phương, Mặt trận, đoàn thể xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động lễ hội cho đồng bào Khmer trên tinh thần đoàn kết, vui tươi, an toàn và tiết kiệm.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí mang tính truyền thống dân gian, đậm đà bản sắc dân tộc. Các hoạt động này thường được tổ chức ở trung tâm thành phố Sóc Trăng, ở các điểm chùa, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống và hằng năm thu hút rất đông bà con Khmer và người Kinh, người Hoa tham gia. Bên cạnh đó, Trung tâm xúc tiến du lịch là đơn vị thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm thu hút du khách đến với lễ hội của người Khmer ở Sóc Trăng.

Trong thời gian diễn ra các lễ hội lớn, đặc biệt quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer như lễ Chol Chnam Thmay và lễ Đôn-ta, UBND tỉnh cũng chỉ đạo cho

cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang và học sinh, sinh viên là người dân tộc Khmer được nghỉ 03 ngày trong thời gian diễn ra lễ hội. Ngoài ra, lực lượng Công an, Quân sự, Bộ đội biên phòng tỉnh cũng tăng cường công tác an ninh trật tự xã hội trên toàn địa bàn tỉnh vào những ngày trước, trong và sau khi diễn ra lễ hội của đồng bào Khmer.

Đối với lễ hội Ooc Om Boc – Đua nge Ngo, một lễ hội lớn thu hút rất đông khách du lịch và đang được tỉnh đầu tư nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia - quốc tế, UBND tỉnh Sóc Trăng có kế hoạch khá cụ thể về tổ chức thực hiện, thành lập ban chỉ đạo, ban tổ chức và ban vận động tài trợ, về địa điểm, thời gian và nội dung hoạt động của lễ hội. Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập ban chỉ đạo do lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban, cùng các sở như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương, ban dân tộc làm Phó Trưởng ban, đại diện các Sở, ban ngành tỉnh có liên quan và UBND thành phố Sóc Trăng tham gia làm thành viên. Trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là trụ sở thường trực ban chỉ đạo lễ hội. Ban tổ chức bao gồm: Ban tổ chức Hội chợ Triển lãm, Ban tổ chức điều hành các nội dung hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch (gọi tắt là Ban tổ chức điều hành Văn hóa – Lễ hội) do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Trưởng ban và một số thành viên của các Sở, Ban ngành có liên quan. Ngoài ra, còn có ban tổ chức điều hành giải đua Ghe Ngo do Trưởng ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng ban và một số thành viên của các sở, ban ngành có liên quan. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cho Trưởng ban các ban tổ chức căn cứ yêu cầu thực tế để xem xét, thành lập các tiểu ban theo yêu cầu nghiệp vụ, chuyên môn.

Năm 2011, lễ hội Ooc Om Boc – Đua Ghe Ngo được tổ chức trong khuôn khổ của Festival lúa gạo lần II của tỉnh Sóc Trăng. UBND tỉnh Sóc Trăng đã lập kế hoạch phân công cụ thể thành lập các ban, tiểu ban điều hành lễ hội. Thông báo phòng Văn hóa- Thông tin các huyện, thành phố về việc bảo tồn đàn dơi tại chùa Mahatup; chấn chỉnh các hoạt động tại các điểm di tích, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh báo cáo thống kê du lịch hàng tháng; chấn chỉnh việc đầu cơ, bán buồng giá cao của

cơ sơ lưu trú du lịch, đảm bảo hoạt động vui chơi của lễ hội được an toàn, lành mạnh.

Nguồn kinh phí để thực hiện lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí sự nghiệp của một số sở, ngành chức năng nằm trong kế hoạch đã được phân bổ hằng năm, nguồn vận động tài trợ và nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh. Giải đua Ghe Ngo năm 2011, đã kêu gọi được 10 đơn vị tài trợ bao gồm các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, với tổng số tiền tài trợ là 573 triệu đồng. Bên cạnh đó, kinh phí trang hoàng chùa chiền, mua sắm vật phẩm dâng các vị sư sãi, vật cúng trong lễ hội là sự tự nguyện đóng góp tích cực của đồng bào Khmer. Điều này cho thấy, kinh phí để tổ chức lễ hội của đồng bào Khmer chưa có sự góp mặt của bất kỳ nguồn thu nào từ hoạt động bán vé cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, triển lãm; cũng như nguồn thu từ khách du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)