Lịch sử hình thành vùng đất Sóc Trăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Trang 48)

7. Đóng góp mới của luận văn

2.1.2.1. Lịch sử hình thành vùng đất Sóc Trăng

Sóc Trăng là một đô thị nhỏ nhưng nổi tiếng đẹp và thơ mộng ở khu vực ĐBSCL, bởi vị trí khá lý tưởng, trục chính của thị xã nằm trên giồng cát được kênh đào Maspéro bồi đắp bao quanh. Sóc Trăng được mệnh danh là nơi có “đặc sản chùa”. Bởi vì, Sóc Trăng là địa phương có nhiều chùa nhất so với các tỉnh khác ở ĐBSCL, với 92 chùa Khmer trên tổng số 200 chùa trong toàn tỉnh, có 3 di tích cấp Quốc gia là Trường Teberd, chùa Khléang và chùa Mahatup (chùa Dơi), là nơi tổ chức lễ hội Ooc Om Boc - Đua ghe Ngo có quy mô lớn, được Tổng cục Du lịch bình chọn là 1 trong 15 lễ hội tiêu biểu cấp Quốc gia.

Lịch sử hình thành vùng đất Sóc Trăng trãi qua nhiều thời kỳ lịch sử với biết bao biến đổi, nơi đây luôn được chọn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng... làm nên lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Sóc Trăng như sau:

- Năm 1698, Chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng trong (Nam Bộ) tiến hành xác lập địa giới hành chính, lập thành Phủ Gia Định, lấy đất Đồng Nai làm huyện Phước Long và đặt Dinh Trấn Biên, lưu mộ dân từ Quảng Bình trở vào đến ở, chia đặt thôn, ấp.

- Năm 1714, Chúa Nguyễn thành lập Trấn Hà Tiên, gồm 6 đạo trong đó có Trấn Di ở vùng Sóc Trăng. Sóc Trăng thời Chúa Nguyễn thuộc Phủ Ba Thắc thuộc đạo Châu Đốc, đời Gia Long đổi thành Châu Đốc Tân Cương, đời Minh mạng đổi thành tỉnh An Giang.

- Năm 1830, khu vực Sóc Trăng được lập thành 1 tổng với 11 thôn. - Năm 1834, Sóc Trăng thuộc tỉnh An Giang, Phủ Ba Xuyên.

- Năm 1859, Sóc Trăng thuộc quận An Hà, tỉnh An Giang, Phủ Ba Xuyên, gồm 3 huyện là Phong Nhiên, Vĩnh Định và Phong Thạnh, với 11 tổng, 140 xã thôn.

- Năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây, thành lập hạt Sóc Trăng, tương đương cấp tỉnh, thị xã Sóc Trăng là trung tâm chính trị của hạt.

- Năm 1876, thực dân Pháp chia Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính và các tiểu khu, tiểu khu Sóc Trăng thuộc khu vực Bát Sắc. Ngày 27/12/1892 tiếp tục chia Nam Bộ thành 20 khu, trong đó có khu Sóc Trăng.

- Từ ngày 01/01/1900, tất cả các khu ở Nam Bộ đều gọi là tỉnh. Tỉnh Sóc Trăng gồm 3 quận là Châu Thành, Kế Sách và Bang Long (Nay là Long Phú).

- Từ năm 1900 - 1955, thị xã Sóc Trăng là tỉnh lỵ tỉnh Sóc Trăng.

- Năm 1955, tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu sát nhập thành tỉnh Ba Xuyên, tỉnh lỵ là xã Khánh Hưng.

- Ngày 25/10/1957, tỉnh Sóc Trăng sát nhập với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên gồm 7 quận là Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai và Phước Long và xã Khánh Hưng thuộc quận Mỹ Xuyên.

- Đến năm 1975, tỉnh Sóc Trăng có 8 quận, 50 xã, diện tích 283.000 ha và quy mô dân số trên 401.000 người.

- Sau năm 1976, tỉnh Ba Xuyên nhập với Cần Thơ, một phần tỉnh Chương Thiện và Vĩnh Châu của Bạc Liêu thành tỉnh Hậu Giang. Thị xã Sóc Trăng là trung tâm kinh tế, văn hóa và dịch vụ của vùng, phía Đông của tỉnh Hậu Giang với 6 đơn vị hành chính cấp phường.

- Ngày 26/11/1991 Quốc hội Khóa VIII đã quyết định tái lập tỉnh Sóc Trăng, thị xã Sóc Trăng được quyết định là tỉnh lỵ của tỉnh Sóc Trăng.

- Ngày 30/10/1995, thị xã Sóc Trăng thành lập thêm 4 phường mới, nâng lên thành 10 đơn vị hành chính, diện tích tự nhiện là 7.615,22ha với dân số hơn 173.922 người, trong đó người Kinh chiếm trên 60%, người Hoa chiếm 16,4% và người Khmer chiếm 13,4%.

- Tháng 10/2005, thị xã Sóc Trăng được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chí đô thị loại 3.

- Ngày 08/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Sóc Trăng trên cơ sở giữ nguyên diện

tích, dân số của thị xã Sóc Trăng, phía Đông giáp huyện Long Phú, phía Tây giáp huyện Mỹ Tú và Châu Thành, phía Nam giáp huyện Mỹ Xuyên và Trần Đề. [27]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch lễ hội của người Khmer tỉnh Sóc Trăng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)